NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 70 - 75)

- Sau khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán ch

2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN

QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Luật NSNN năm 2002 ra đời đã khẳng định vai trị của kiểm sốt chi ngân sách nói chung và kiểm sốt quyết tốn chi ngân sách nói riêng. Cơng tác kiểm sốt chi ngân sách ngày càng được coi trọng, quyết tốn chi ngân sách ngày càng được đề cao, điều đó thể hiện qua quy định quyết tốn NSĐP phải được kiểm tốn trước khi trình HĐND thành phố phê chuẩn. Bằng các phương pháp kiểm soát như kiểm soát tuân thủ, kiểm sốt kế tốn, kiểm sốt phát hiện,... cơ quan tài chính đã phát hiện, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra trong cơng tác quản lý tài chính của đơn vị, kịp thời chấn chỉnh những hành vi vi phạm, giúp cho các đơn vị khắc phục những khiếm khuyết trong cơng tác kế tốn và nâng cao trình độ chun mơn, góp phần chống thất thốt, lãng phí ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản Nhà nước. Ngồi ra, thơng qua cơng tác kiểm sốt quyết tốn đã góp phần nâng cao chất lượng quyết tốn chi ngân sách, đảm bảo cho quyết tốn ngày càng được chính xác, minh bạch, phản đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ của địa phương trong năm.

Tuy nhiên, cơng tác kiểm sốt quyết tốn chi NSĐP vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị quan tâm, tổ chức thực hiện cho đúng với vai trị vốn có của nó. Mặc dù quy định về duyệt quyết tốn, thẩm định quyết toán tương đối chặt chẽ và qua nhiều cấp nhưng trong các năm qua, nhiều khoản chi sai chế độ, sai niên độ, hạch tốn khơng đúng quy định vẫn không được phát hiện, nhiều khoản chưa chi vẫn được quyết toán với ngân sách; nhiều nội dung chi khi quyết tốn chưa phản ánh đúng lĩnh vực; cơng tác kiểm soát, xét chuyển số dư dự toán, dư nợ tạm ứng, dư nợ cấp phát và tổng hợp quyết tốn chi NSĐP cịn thiếu chặt chẽ; việc này dẫn đến tình trạng khi thanh tra, kiểm tra phát hiện những vấn đề sai phạm về nguyên tắc tài chính như: chi sai chính sách, chế độ, vượt định mức chi tiêu; sử dụng kinh phí khơng đúng mục đích, nội dung phê duyệt; cơng trình XDCB đã được thẩm tra, phê duyệt quyết tốn nhưng có tình trạng vượt khối lượng, định mức. Tình hình kiểm tra quyết tốn chi NSĐP năm 2004 tại Bảng 2.2

Bảng 2.2 Tình hình kiểm tra quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2004 (Đơn vị tính: triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2004

Tổng cộng 27.298

1 Thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai chế độ 2.136

Trong đó: XDCB 1.466

2 Đề nghị ghi thu ghi chi vào ngân sách 3.594 3 Chuyển sang quyết toán năm 2005 834 4 Giảm trừ cấp phát các hạng mục cơng trình XDCB 12.630

Nguyên nhân của các vấn đề trên là do:

(1) Về quy trình kiểm sốt quyết tốn chi NSĐP cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Cơng tác tổ chức kiểm sốt do các cơ quan tài chính tự thực hiện, quy trình kiểm sốt chưa được khoa học và chặt chẽ và thiếu cơ sở. Trong quá trình thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn vướng mắc do Nhà nước đang trong q trình hồn thiện cơng tác quản lý, thường xun có sự thay đổi về nội dung hướng dẫn quyết toán, chỉ tiêu, biểu mẫu cũng như sự biến động của các nội dung chi.

(2) Trong tất cả các giai đoạn của chu trình ngân sách thì quyết tốn NSNN là giai đoạn ít được quan tâm nhất, việc thực hiện cịn mang nặng tính hình thức vì vậy cơng tác kiểm sốt quyết tốn chi cũng khơng được chú trọng.

Hơn nữa, trong các năm qua chất lượng dự tốn chi khơng đảm bảo, việc phân bổ dự toán chi chưa đúng theo quy định của mục lục ngân sách, các tiêu thức tổng hợp các chỉ tiêu dự tốn, chấp hành và quyết tốn thiếu tính thống nhất, cách thức tổng hợp cịn tùy tiện, phụ thuộc vào tính chủ quan của cán bộ quản lý, vì vậy đã cản trở lớn đến khâu kiểm soát tổng hợp quyết toán chi NSĐP.

(3) Cơng tác kế tốn, quản lý tài chính tại một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa tốt; một số cơ quan chủ quản vẫn chưa phát huy chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Công tác phê duyệt quyết toán của các đơn vị chủ quản đối với các đơn vị dự tốn cịn hạn chế; cơng tác thẩm tra quyết tốn chi ngân sách xã chưa được các Phịng Tài chính Kế hoạch quận, huyện quan tâm đúng mức.

(4) Cơng tác thẩm tra quyết tốn đơn vị sử dụng ngân sách tại Sở Tài chính thực hiện chưa được đầy đủ và nghiêm túc, cơng tác quản lý tài chính cịn thiếu chặt chẽ nên chất lượng thẩm tra quyết toán chưa cao.

(5) Công tác kiểm sốt quyết tốn trong nội bộ Sở Tài chính thực hiện chưa tốt, việc kiểm sốt được thực hiện trong nội bộ từng bộ phận, chưa phát huy được vai trị kiểm sốt giữa bộ phận tổng hợp và các bộ phận chuyên quản.

(6) Luật NSNN chưa phân định rõ ràng trách nhiệm pháp lý giữa người chuẩn chi và người kiểm sốt chi NSNN. Chất lượng cơng tác kiểm soát chi của chưa cao, phạm vi kiểm sốt của cịn hạn chế dẫn đến việc quyết toán ngân sách cịn nhiều sai sót, kiểm sốt quyết tốn cũng gặp nhiều khó khăn.

(7) Chương trình ứng dụng tin học QLNS tại các cơ quan tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý điều hành ngân sách nói chung, kiểm sốt quyết tốn ngân sách nói riêng. Việc xử lý quyết toán bằng phương pháp thủ cơng cịn nhiều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của cơng tác kiểm sốt. (8) Các văn bản hướng dẫn khóa sổ quyết tốn của Bộ Tài chính cũng chỉ đề cập đến vấn đề xử lý số liệu, mẫu biểu số liệu quyết toán mà khơng hề đề cập đến khía cạnh tuân thủ. Đối với quyết toán chi NSĐP cũng vậy mới chỉ tập trung về mặt số liệu, ít đề cập và đánh giá việc tuân thủ pháp luật về chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức chi.

(9) Việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực tài chính cịn chưa triệt để, chỉ coi trọng việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, việc xử lý vi phạm cịn chưa xem xét đúng mức, tính răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật chưa cao.

(10) Đội ngũ cán bộ làm cơng tác kế tốn chưa đủ mạnh, một số cán bộ chưa chịu khó tìm tịi học hỏi, nghiên cứu các chính sách, văn bản chế độ,

chưa cập nhật kịp thời các văn bản mới. Nhận thức về cơng tác kiểm sốt quyết tốn cịn hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Luận văn đã nêu lên được thực trạng cơng tác kiểm sốt quyết tốn chi NSĐP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 - 2005, tình hình kiểm sốt các khâu lập, chấp hành dự toán ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kiểm sốt quyết tốn chi ngân sách, trong đó tập trung phân tích rõ sự chuyển biến của cơng tác kiểm sốt quyết tốn từ trước đến sau khi Luật NSNN sửa đổi ban hành. Với sự trình bày cụ thể và các bảng biểu, số liệu minh họa, Luận văn đã đánh giá được hiệu quả của cơng tác kiểm sốt kiểm sốt quyết toán chi NSĐP, nêu lên được những ưu điểm, những hạn chế, bất cập trong cơng tác quản lý, lập, tổng hợp quyết tốn và kiểm soát quyết tốn chi NSĐP.

Qua phân tích đánh giá cho thấy, từ khi áp dụng Luật NSNN sửa đổi cơng tác kiểm sốt quyết tốn chi NSĐP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn trước, chất lượng quyết tốn chi đã được nâng lên, tình trạng chi sai chế độ, không đúng quy định đã được hạn chế dần, việc hạch toán mục lục NSNN ngày càng được chú trọng, rà soát điều chỉnh kịp thời trước khi tổng hợp quyết tốn trình HĐND thành phố phê chuẩn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được khắc phục để đảm bảo cho cơng tác kiểm sốt quyết tốn chi NSĐP thực sự chất lượng, hiệu quả, số liệu quyết tốn phản ánh đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)