Nâng cao chất lượng công tác tổng hợp, lập dự toán chi ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 93 - 97)

- Sau khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán ch

3.2.6.1. Nâng cao chất lượng công tác tổng hợp, lập dự toán chi ngân sách địa phương

địa phương

Trong những năm qua, chất lượng của dự tốn chi NSĐP cịn nhiều hạn chế nên quá trình điều hành ngân sách ít phụ thuộc vào dự tốn, chủ yếu điều hành chi theo khả năng thu của địa phương. Hơn nữa việc phân bổ, bố trí dự tốn vẫn cịn một số điểm chưa phù hợp, khơng đúng quy định của Mục lục ngân sách làm cho cơng tác lập, tổng hợp quyết tốn cũng như kiểm soát quyết toán chi ngân sách gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, theo ý kiến của tác giả cần phải thực hiện các biện pháp sau:

(1) Xây dựng phương thức tổng hợp dự tốn chi NSĐP tại Sở Tài chính Xuất phát từ những hạn chế của cơng tác tổng hợp, phân bổ dự tốn chi ngân sách trong những năm qua, tác giả đề xuất xây dựng phương thức tổng hợp dự toán chi ngân sách mới nhằm nâng cao chất lượng dự toán chi NSĐP, cụ thể như sau:

- Đối với chi thường xuyên ngân sách thành phố: các cán bộ chuyên quản lập dự toán chi ngân sách cho từng đơn vị, chi tiết theo từng nội dung chi, cơ sở tính (số lượng, định mức/tiêu chuẩn...), mục lục NSNN hạch toán tương ứng, mã nguồn ngân sách,... để làm cơ sở cho việc tổng hợp dự toán theo từng lĩnh vực và phục vụ cho cơng tác kiểm sốt tổng hợp, lập dự toán. Căn cứ vào các Bảng dự toán chi ngân sách theo từng đơn vị, cán bộ tổng hợp của Phịng nghiệp vụ tổng hợp số dự tốn chi của phịng mình theo từng lĩnh vực được quy định bởi mục lục NSNN. Hồ sơ dự tốn các Phịng gởi cho bộ phận tổng hợp dự tốn tồn thành phố là Bảng tổng hợp dự toán chi theo lĩnh

vực của Phịng và các Bảng dự tốn chi ngân sách của từng đơn vị (Phụ lục số 3.2).

- Đối với việc xây dựng dự toán chi ngân sách quận, huyện, phường, xã: cán bộ chuyên quản lập Bảng dự toán chi ngân sách cho từng quận, huyện cụ thể, chi tiết theo từng nội dung chi, cơ sở tính (số lượng, định mức/tiêu chuẩn...), mục lục NSNN hạch toán tương ứng, mã nguồn ngân sách,... Cán bộ tổng hợp của bộ phận sẽ thực hiện tổng hợp dự toán chi ngân sách quận, huyện theo lĩnh vực gởi cho bộ phận tổng hợp dự tốn tồn thành phố kèm theo bảng Dự toán chi ngân sách quận, huyện.

- Bộ phận tổng hợp dự toán thực hiện tổng hợp dự toán chi NSĐP trên cơ sở Biểu tổng hợp dự toán của các Phịng nghiệp vụ, có kiểm tra, đối chiếu với các Bảng dự tốn chi tiết của từng đơn vị, địa phương, đảm bảo các nhiệm vụ chi được bố trí theo đúng lĩnh vực được quy định bởi mục lục NSNN. Trên cơ sở dự kiến nguồn thu NSĐP được hưởng, cán bộ tổng hợp thực hiện cân đối các nhiệm vụ chi, xác định tổng chi cho từng lĩnh vực, thơng báo cho Phịng Tài chính Đầu tư số vốn phân bổ cho XDCB để phối hợp với Phòng Đầu tư của Sở Kế hoạch Đầu tư lập, phân bổ vốn XDCB cho các cơng trình. Trường hợp việc cân đối nguồn không đảm bảo, bộ phận tổng hợp dự toán NSĐP phải báo cáo Lãnh đạo Sở xin ý kiến và thơng báo cho các Phịng nghiệp vụ điều chỉnh lại dự tốn đơn vị (nếu có).

(2) Xây dựng quy trình, nội dung kiểm sốt việc tổng hợp, lập dự tốn chi NSĐP

Để đảm bảo khâu lập dự tốn chính xác, cần phải xây dựng một quy trình kiểm sốt dự toán chi một cách khoa học, cụ thể, các bước triển khai cho cơng tác kiểm sốt là:

- Đối với vốn XDCB: lập và phân bổ vốn đầu tư XDCB cho các cơng trình thuộc UBND thành phố quản lý đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong và ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế, phù hợp với chủ trương, chính sách, quy định của trung ương, Nghị quyết HĐND và chỉ đạo của UBND thành phố về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN thành phố Đà Nẵng.

- Đối với chi thường xuyên: Các nhiệm vụ chi được tính tốn đầy đủ, chính xác trên cơ sở số biên chế được duyệt, các chỉ tiêu kinh tế xã hội do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, định mức phân bổ đã được HĐND thành phố phê duyệt, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn Nhà nước; đối với các nhiệm vụ nằm ngoài định mức phân bổ phải xây dựng định mức chuẩn, phù hợp với các quy định và tình hình thực tế, được công khai rộng rãi.

- Các nhiệm vụ chi được bố trí theo các lĩnh vực hợp lý, đúng quy định, phù hợp với quy định của mục lục NSNN.

Bước 2: Đo lường kết quả đạt được bằng cách:

- Kiểm tra, so sánh các tài liệu, số liệu có liên quan, ví dụ: kiểm tra số biên chế thì đối chiếu giữa biên chế đã xác định tính tốn cho đơn vị với biên chế do Sở Nội vụ cung cấp, đối với các nhiệm vụ tăng thêm thì phải có văn bản giao nhiệm vụ của UBND thành phố, kiểm tra định mức thì đối chiếu giữa định mức áp dụng tính cho đơn vị với định mức HĐND thành phố phê chuẩn,... Đối với các cơng trình XDCB thì kiểm tra hồ sơ của từng cơng trình được bố trí phải đảm bảo đúng quy định, về vốn thì kiểm tra giữa tổng vốn được phê duyệt, số vốn đã cấp qua các năm, tiến độ thực hiện cơng trình, xác định số vốn bố trí trong năm,...

- Kiểm tra số liệu giữa bảng Dự toán chi ngân sách của từng đơn vị dự toán do cán bộ chuyên quản lập và bảng Tổng hợp dự toán chi của từng Phịng nghiệp vụ và bảng Tổng hợp dự tốn chi NSĐP.

Bước 3: So sánh kết quả thực hiện ở bước 2 và mục tiêu đặt ra ở bước

1, xác định số chênh lệch và phân tích nguyên nhân chênh lệch.

Các trường hợp chênh lệch có thể xảy ra: bỏ sót nhiệm vụ chi của đơn vị, bố trí thiếu kinh phí, phân bổ kinh phí cho một số nhiệm vụ khơng đúng quy định, các nội dung chi ngồi định mức được bố trí kinh phí nhưng khơng có chủ trương của UBND thành phố, các cơng trình chưa có đủ hồ sơ theo quy định vẫn được phân bổ vốn đầu tư...

Sau khi xác định số chênh lệch, cán bộ kiểm soát phải tiến hành phân tích nguyên nhân gây ra các chênh lệch đó, ví dụ: đối với trường hợp bỏ sót nhiệm vụ chi nguyên nhân có thể là do nhầm lẫn trong q trình tính tốn hoặc trong q trình tổng hợp, hoặc do đơn vị không dự kiến hết các nhiệm vụ của mình, cán bộ chuyên quản khơng nắm hết tình hình của đơn vị,...; đối với trường hợp các cơng trình chưa có đủ hồ sơ theo quy định nhưng vẫn được phân bổ vốn đầu tư, nguyên nhân có thể là do cơng tác kiểm tra phân bổ vốn chưa được chặt chẽ, hoặc do có chỉ đạo của cấp trên, hoặc do cán bộ thông đồng với chủ đầu tư để bố trí vốn,...

Bước 4: Trên cơ sở của các nguyên nhân chênh lệch đã được phân tích

một cách chính xác ở giai đoạn trên, cán bộ kiểm soát ra quyết định đề nghị bộ phận tổng hợp dự tốn kiểm tra, phối hợp với các phịng nghiệp vụ rà soát, điều chỉnh. Tổng hợp lại dự toán chi ngân sách chuyển lại bộ phận kiểm soát chi.

Bước 5: Bộ phận kiểm soát đánh giá kết quả thực hiện của quy trình

kiểm sốt, rút ra những bài học kinh nghiệm để bổ sung cho quy trình kiểm sốt tiếp theo, giúp cho cơng tác kiểm sốt dự tốn ngày càng hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)