Tăng cường kiểm soát chấp hành dự toán chi ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 97 - 100)

- Sau khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán ch

3.2.6.2. Tăng cường kiểm soát chấp hành dự toán chi ngân sách địa phương

phương

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác kiểm sốt quyết tốn chi ngân sách, nâng cao chất lượng quyết tốn chi NSĐP thì việc tăng cường cơng tác kiểm sốt chấp hành dự toán là rất cần thiết nhằm hạn chế những sai sót, nhầm lẫn cũng như những hành vi vi phạm của đơn vị sử dụng ngân sách.

- Đối với việc kiểm soát thanh toán vốn thường xuyên tại KBNN: Như đã phân tích ở trên, quy trình kiểm soát ở KBNN hiện nay chưa được chặt chẽ, chưa có bộ phận kiểm sốt riêng biệt, việc kiểm sốt được thực hiện bởi cán bộ thanh toán, cán bộ này vừa chịu trách nhiệm kiểm soát, vừa là kế toán; đặc biệt đối với các ngành lớn, hồ sơ chứng từ thanh toán rất nhiều, cán bộ phịng Kế tốn thanh tốn kiểm sốt xong trình Giám đốc duyệt chi cho phép xuất quỹ. Do số lượng hồ sơ chứng từ nhiều như vậy nên khơng tránh khỏi những trường hợp sai sót, nhầm lẫn. Hơn nữa việc cán bộ thanh toán kiêm nhiệm 2 nhiệm vụ như hiện nay là khơng khách quan, khơng có tính kiểm sốt lẫn nhau nên dễ xảy ra tình trạng cán bộ thanh tốn có thể thơng đồng với đơn vị để rút quỹ ngân sách, hoặc cán bộ dễ dãi trong thanh tốn cho đơn vị. Vì vậy, để nâng cao chất lượng kiểm soát chi tại KBNN, tác giả đề nghị thành lập bộ phận kiểm sốt chi riêng biệt, nằm trong Phịng Kế tốn và do một Phó phịng phụ trách. Yêu cầu về cán bộ của bộ phận kiểm sốt phải là người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm về quản lý tài chính, giỏi về nghiệp vụ Kho bạc, nắm vững các chế độ, chính sách, định mức chi tiêu thường xuyên từ nguồn NSNN. Quy trình kiểm sốt, thanh tốn tại KBNN được thực hiện như sau:

Sơ đồ 3.2: Quy trình kiểm sốt chi thường xun tại KBNN Đà Nẵng

(1) Đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ để KBNN kiểm soát qua cán bộ thanh toán, của bộ phận kiểm soát.

(2) Cán bộ thanh toán sau khi kiểm tra hồ sơ, trình cho Phó phịng phụ trách bộ phận kiểm sốt.

(3) Phó phịng phụ trách bộ phận kiểm soát kiểm tra, ký chuyển cho bộ phận kế toán.

(4) Cán bộ kế toán kiểm tra số dư dự toán, mục lục ngân sách của nội dung chi, hạch toán kế toán, ký chứng từ, trình Trưởng phịng kế tốn ký

(5) Trình Giám đốc KBNN duyệt cho xuất quỹ. (6) Giám đốc đồng ý thanh toán cho đơn vị dự toán.

- Đối với việc kiểm soát thanh toán vốn XDCB tại KBNN: cán bộ thanh tốn cần nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời các văn bản chế độ quy định của Nhà nước, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đúng chế độ qua các khâu trong q trình thanh tốn. Trong quá trình

(6)Đơn Đơn vị dự tốn (6) GIÁM ĐỐC KBNN Cán bộ thanh tốn Phó phịng Bộ phận kiểm sốt (2) Cán bộ kế tốn Trưởng phịng Bộ phận kế tốn (4) (1) (3) PHỊNG KẾ TỐN KBNN (5)

kiểm soát thanh toán vốn, KBNN Đà Nẵng cần phải phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính và các chủ đầu tư; theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng các nguồn vốn đầu tư của NSĐP, tham gia, đề xuất với các cấp có thẩm quyền, các ngành chức năng để có biện pháp quản lý thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển của địa phương, đồng thời đảm bảo cho việc sử dụng vốn đầu tư được tiết kiệm và hiệu quả. Đây là khâu rất quan trọng, quyết định chất lượng quyết toán chi XDCB hàng năm của địa phương.

- Để đảm bảo tính thống nhất trong việc kiểm sốt chấp hành dự toán chi ngân sách trên địa bàn thành phố, KBNN thành phố phải tổ chức hướng dẫn thống nhất cụ thể về quy trình, thủ tục, hồ sơ thanh tốn, kiểm sốt chi ngân sách trong tất cả KBNN và các đơn vị dự toán, các chủ đầu tư, các Ban Quản lý để các cơ quan, đơn vị có cơ sở tổ chức hồ sơ, chứng từ, hạch toán kế toán và tổ chức kiểm soát tại cơ quan, đơn vị đúng quy định.

Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh, có nhiều vướng mắc, tạo sự thống nhất về cơ sở kiểm sốt giữa KBNN và cơ quan tài chính.

- Đối với các đơn vị dự toán: tổ chức kiểm sốt chặt chẽ q trình chấp hành dự tốn tại đơn vị, đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước, hạch toán kế toán ngân sách đúng quy định. Thủ trưởng đơn vị phải am hiểu về quản lý tài chính, nghiệp vụ kiểm soát nội bộ, cán bộ kế toán cần phải nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ, mục lục NSNN để tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị trong việc chi tiêu ngân sách của đơn vị và hạch tốn kế tốn. Trường hợp có vướng mắc phải làm việc với cán bộ chuyên quản Sở Tài chính và cán bộ kiểm sốt thanh tốn của KBNN để được hướng dẫn, xử lý, đảm bảo chi tiêu đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, hạch toán đúng quy định.

- Tất cả các khoản chi ngân sách nên được tập trung kiểm soát thanh toán, tạm ứng qua KBNN, hạn chế việc tạm ứng, bổ sung kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền làm giảm hiệu quả của cơng tác kiểm sốt chi ngân sách, gây khó khăn cho cơng tác kiểm soát quyết toán chi NSĐP.

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)