Thực trạng công tác kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương giai đoạn năm 2001 2002 (thực hiện theo Luật NSNN ban hành vào

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 52 - 56)

- Sau khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán ch

2.3.1. Thực trạng công tác kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương giai đoạn năm 2001 2002 (thực hiện theo Luật NSNN ban hành vào

phương giai đoạn năm 2001 -2002 (thực hiện theo Luật NSNN ban hành vào

năm 1996)

Giai đoạn này Luật NSNN đã quy định rõ NSNN gồm 4 cấp là ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã. Với mỗi cấp ngân sách có đơn vị dự tốn ngân sách (cấp 1, 2, 3). Việc tổ chức cơng tác kế tốn ngân sách do cơ quan tài chính chịu trách nhiệm, mỗi cơ quan tài chính tổ chức kế tốn ngân sách trong phạm vi quản lý, lập quyết tốn chi ngân sách cấp mình, tổng hợp quyết tốn chi NSĐP. KBNN các cấp tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn và lập báo cáo xuất quỹ NSNN.

Về hình thức cấp phát có 2 loại, cấp phát bằng hạn mức và bằng lệnh chi tiền. Toàn bộ chứng từ chi sau khi được KBNN hạch tốn được chuyển về cơ quan tài chính 1 liên để cơ quan tài chính kiểm sốt và nhập vào chương trình QLNS tại cơ quan tài chính. Như vậy, một chứng từ chi lại do 2 cơ quan nhập và theo dõi, vừa tốn thời gian nhập vừa tốn thời gian kiểm tra đối chiếu cả về số tiền và mục lục NSNN do trong quá trình nhập vào máy thường xảy ra việc gõ nhầm.

Nhìn chung giai đoạn này, cơng tác kế tốn ngân sách tại Sở Tài chính và một số phịng tài chính quận, huyện thực hiện khá tốt, tuy nhiên đối với

công tác hạch tốn kế tốn theo mục lục NSNN vẫn cịn nhiều sai sót và chưa đúng quy định.

Đối với ngân sách phường xã, cơng tác hạch tốn kế tốn cịn yếu, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính nhưng tình trạng hạch toán sai mục lục NSNN vẫn thường xảy ra. Nhiều khoản chi từ nguồn thu được để lại cho ngân sách phường xã sử dụng chưa được phản ánh vào sổ sách kế toán và quyết toán ngân sách. Một số phường xã chưa tổ chức được đầy đủ các sổ sách kế tốn, vẫn cịn trường hợp cán bộ kế tốn khơng tự tổng hợp được quyết toán ngân sách xã, phịng Tài chính Kế hoạch quận huyện phải cử cán bộ xuống làm thay.

Cơng tác quyết tốn được thực hiện từ cơ sở, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp quyết toán trên tồn địa bàn. Số liệu được phép quyết tốn là số thực chi và có đủ điều kiện quyết tốn trong năm, số kinh phí ngân sách chưa chi khơng được đưa vào quyết tốn chi NSĐP. Trên cơ sở Thơng tư hướng dẫn cơng tác khóa sổ và quyết tốn NSNN năm của Bộ Tài chính, Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế và KBNN Đà Nẵng ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành để hướng dẫn các đơn vị, địa phương về cơng tác khóa sổ và quyết tốn ngân sách năm nhằm đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định của trung ương, vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế tại địa phương. Về hệ thống biểu mẫu quyết tốn, đã thực hiện theo đúng quy định tại Thơng tư 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN theo Luật NSNN năm 1996 và các văn bản hướng dẫn cơng tác khóa sổ kế tốn cuối năm và lập báo cáo quyết tốn ngân sách năm. Nhìn chung các biểu mẫu này quy định tương đối đầy đủ các chỉ tiêu quyết toán chi ngân sách. Các đơn vị sử dụng ngân sách, lập báo cáo quyết tốn kinh phí được sử dụng theo chế độ áp dụng đối với đơn vị HCSN.

Về quy trình lập, tổng hợp quyết toán, kiểm soát quyết toán chi ngân sách thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn này được thực hiện như sau:

- Các đơn vị sử dụng ngân sách lập quyết tốn các khoản kinh phí được sử dụng gởi đơn vị dự toán cấp trên.

- Đơn vị dự tốn cấp I có trách nhiệm xét duyệt quyết tốn cho đơn vị cấp dưới, tổng hợp quyết toán do thuộc phạm vi mình phụ trách gửi có quan tài chính đồng cấp.

- Phịng Tài chính Kế hoạch quận, huyện kiểm tra, xét duyệt quyết toán của cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách cấp mình, thẩm định quyết tốn ngân sách cấp xã, lập quyết toán chi ngân sách cấp huyện, tổng hợp quyết tốn chi ngân sách trên địa bàn trình UBND cùng cấp để trình HĐND cùng cấp phê duyệt và gửi Sở Tài chính thành phố.

- Sở Tài chính kiểm tra, xét duyệt quyết toán của cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách cấp mình, thẩm định quyết tốn ngân sách huyện, lập quyết toán chi ngân sách thành phố, tổng hợp quyết tốn chi ngân sách tồn thành phố trình UBND thành phố để trình HĐND thành phố phê chuẩn và gửi Bộ Tài chính.

Luật NSNN và các văn bản thi hành luật cũng đã hướng dẫn chi tiết hơn các cơng việc của quyết tốn NSNN, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chưa quy định cụ thể hoặc quy định còn quá chung chung. Mặc dù Luật NSNN đã quy định quyết toán theo số thực chi nhưng hiện tượng quyết toán theo số cấp phát trong giai đoạn này vẫn còn phổ biến, đặc biệt đối với XDCB vẫn cịn tình trạng quyết tốn cả số tạm ứng. Kinh phí cấp phát ra được quyết toán hết trong khi vẫn chưa sử dụng hết tại các đơn vị sử dụng ngân sách, nhất là các khoản kinh phí cấp bằng lệnh chi tiền. Đặc biệt trong thời kỳ này xảy ra hiện tượng chạy chi cuối năm ngân một cách phổ biến, các đơn vị sử dụng ngân sách bằng mọi giá sử dụng hết mức ngân sách được giao, trường hợp sử

dụng khơng hết thì thì bằng mọi giá để quyết tốn hết. Cơng tác kiểm sốt quyết tốn cịn bỏ ngỏ, việc duyệt quyết tốn cịn mang tính hình thức. Theo quy định, cơ quan cấp trên chịu trách nhiệm xét duyệt quyết toán ngân sách cấp dưới nhưng trên thực tế cơ quan tài chính khơng đủ điều kiện để duyệt quyết toán cho tất cả các đơn vị dự toán cấp 1, các đơn vị dự toán cấp 1 cũng khơng đủ điều kiện duyệt quyết tốn cho các đơn vị dự toán cấp 2, 3. Với các đơn vị thụ hưởng ngân sách, việc duyệt quyết toán cũng chỉ ở phạm vi khiêm tốn, chủ yếu kiểm tra số liệu của các cơ quan đơn vị chứ chưa đi sâu kiểm tra, kiểm soát phát hiện các khoản chi sai chế độ, chính sách để đảm bảo cho số liệu quyết tốn được chính xác.

Trong giai đoạn này, quyết tốn chi NSĐP chủ yếu là báo cáo số liệu chi của NSĐP từ việc tổng hợp số chi của các cấp NSĐP. Quy chế lập, kiểm tra quyết tốn NSNN, trình UBND thành phố để trình HĐND xem xét, phê chuẩn quyết tốn NSNN cũng chưa được ban hành, hệ thống báo biểu về quyết tốn chi NSĐP trình HĐND cũng chưa được quy định mà do Sở Tài chính tự thực hiện. Mức độ đầy đủ của số liệu, các nội dung báo cáo, phạm vi báo cáo chưa được quy định đầy đủ trong Luật NSNN cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

Công tác ứng dụng tin học trong việc hỗ trợ cơng tác tổng hợp quyết tốn, kiểm sốt quyết tốn cịn nhiều hạn chế, Chương trình QLNS do Bộ Tài chính cài đặt tại Sở Tài chính và các Phịng Tài chính kế hoạch quận, huyện chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngân sách của địa phương. Để có số liệu quyết toán, kế toán ngân sách phải nhập dữ liệu vào phần quyết tốn ngân sách, chương trình khơng cho phép chuyển dữ liệu trực tiếp từ phần chi ngân sách sang phần tập hợp quyết toán. Như vậy từ chấp hành đến quyết toán ngân sách, một nội dung chi cho một đơn vị, kế tốn phải nhập vào Chương trình QLNS 2 lần và mỗi lần đều phải thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu về số

tiền và chi tiết theo mục lục NSNN. Cách làm này tốn nhiều công sức và thời gian. Tuy nhiên với số lượng đơn vị nhiều, thời gian có hạn nên cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, đối chiếu số liệu sau khi nhập vào chương trình chưa được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ, việc nhầm lẫn về mục lục NSNN vẫn cịn xảy ra.

Tóm lại, trong giai đoạn này cơng tác kiểm soát đối với khâu tổng hợp quyết tốn chi cịn rất hạn chế và hầu như không thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)