Kết quả nghiên cứu bảng 3.10 cho thấy trong số bệnh nhân nghiên cứu tổng số có 18/32 trường hợp vi khuẩn kháng với Ciprofloxacin hầu hết là chủng A.baumannii (14/18) tiếp theo là E.coli (2/18) tiếp đến là tụ cầu (1/18) và trực khuẩn mủ xanh (1/18).
Nếu đối chiếu với lâm sàng trong số 32 bệnh nhân nghiên cứu có 17 trường hợp khỏi ra viện (chiếm 53,1%) trong đó tỷ lệ nhạy, trung gian và kháng tương ứng là 9/17, 1/7 và 7/17.
- Có 6 trường hợp đỡ, giảm → chuyển tuyến dưới điều trị tiếp (18,8%) trong đó tỷ lệ nhạy trung gian, và kháng tương ứng là 3/6, 0/6 và 3/6.
- Trong nhóm bệnh nhân tử vong và nặng xin về có 9 trường hợp (28,1%) trong đó tỷ lệ nhạy, trung gian, và kháng tương ứng là 1/9, 0/9 và 9/9.
Như vậy ta có thể thấy tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đáp ứng với kháng sinh Ciprofloxacin cũng tương thích với MIC. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi ra viện có tỷ lệ vi khuẩn kháng với Ciprofloxacin ít hơn so với tỷ lệ nhạy (nhạy: 9/17 so với kháng là 7/17).
Ngược lại trong nhóm bệnh nhân tử vong và nặng xin về, tỷ lệ vi khuẩn kháng với Ciprofloxacin cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhạy (nhạy: 1/9 so với kháng 8/9).
Kết quả nghiên cứu bảng 3.3, bảng 3.11 và 3.12 cho thấy chủ yếu đường vào của nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn hô hấp (40,6%) và nhiễm khuẩn tiêu hóa (31,1%). Trong nhóm nhiễm khuẩn hô hấp 100% số bệnh nhân có nhiễm khuẩn phổi với điểm nhiễm khuẩn Điểm CPIS: 7,3 ± 1,2 điểm, sau liệu trình điều trị với Ciprofloxacine có cải thiện sốt (7/10 BN hết sốt), cải thiện bài tiết đờm 7/10 bệnh nhân, số lượng BC về bình thường 7/10 bệnh nhân, cải thiện tỉ lệ PaO2/FiO2 > 240 chiếm 7/10 bệnh nhân và kết quả cấy đờm âm tính 8/10 bệnh nhân và điểm CPIS giảm 2,3 ±0,7 điểm. Theo nghiên cứu của Vũ Hải Vinh (2005) tại thời điểm trẩn đoán viêm phổi bệnh viện, điểm nhiễm khuẩn phổi có giá trị > 6, sau đó giảm đều đặn trong 7 ngày sau điều trị. (ngày T3, 5) lần lượt là 5,26 ± 1,1; 3,91 ± 1,4 [26]. Theo Nghiên cứu của Carlos, M.Luna (2003) cũng thấy điểm nhiễm khuẩn phổi đã cải thiện có ý nghĩa trong quá trình điều trị. Tuy nhiên cũng rất khó kết luận được rằng đây là hiệu quả hoàn toàn do vai trò của ciprofloxacin vì theo kết quả nghiên cứu tại bảng 3.5 cho thấy 100% các bệnh nhân dùng kháng sinh ciprofloxacin đều được phối hợp ít nhất với 01 kháng sinh thuộc nhóm khác.
Tương tự trong nhóm 10 bệnh nhân nhiễm khuẩn tiêu hóa (kết quả bảng 3.12) phần lớn bệnh nhân nhiễm khuẩn dịch tụy, áp xe tụy ở bệnh nhân viêm tụy cấp (50%), sau đó bệnh nhân nhiễm khuẩn dịch cổ chướng 3/10 bệnh nhân, ngoài ra gặp số ít bệnh nhân có viêm phúc mạc và ỉa chảy nhiếm khuẩn. Tuy nhiên sau liệu trình điều trị với kháng sinh ciprofloxacine kết quả 100% bệnh nhân nhiếm khuẩn dịch cổ chướng và ỉa chảy nhiễm khuẩn cải thiện, ở nhóm nhiễm khuẩn dịch tụy và áp xe tụy vẫn còn 2/9 bệnh nhân không cải thiện nhiễm khuẩn, 01 bệnh nhân viêm phúc mạc do viêm ruột hoại tử tử vong. Tuy nhiên cũng rất khó kết luận được rằng đây là hiệu quả hoàn toàn do vai trò của ciprofloxacin vì theo kết quả nghiên cứu tại bảng 3.5 cho thấy 100% các bệnh nhân dùng kháng sinh ciprofloxacin đều được phối hợp ít nhất với 01 kháng sinh thuộc nhóm khác.