III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁNG SINH ĐỒ
3. Các phương pháp xác định MIC: Có 2 phương pháp: Pha loãng và ETEST
3.4. Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC bằng ETEST: Có ha
hai phương pháp
3.4.1 Phương pháp xác định MIC pha loãng KS thấm trên thanh giấy (E - test)
3.4.2. Phương pháp xác định MIC pha loãng KS bằng bộ kit sẵn(máy định danh và KSĐ tự động)
a. Xuất xứ:
ETEST được các nhà khoa học cảu hãng AB-Biodisk (Thụy Điển) sáng chế từ những năm của thập kỷ 80, được WHO chính thức công nhận và đã sử dụng từ năm 1988 đến nay đã được sử dụng rộng rại trên thế giới.
b. Vật liệu:
ETEST là một giải plastic mỏng, trơ và không rỗ dài 60mm, một mặt được thấm 1 loại KS nhất định. Mỗi loại kháng sinh được pha loãng thành nhiều nồng độ. Giải giấy được chia thành nhiều bậc, mỗi bậc được thấm một nồng độ kháng sinh đã được pha loãng 0,002-32 mcg/ml; 0,164-256 mcg/ml;0,064-1024mcg/ml tùy theo từng KS (khoảng 29 bậc )..Các bậc thang này tương đương 12 lần pha loãng với phương pháp MIC thông thường.
c. Nguyên lý:
Dựa vào sự kết hợp cả 2 phương pháp khoanh giấy khuếch tán và kháng sinh pha loãng. Giải ETEST được đặt trên đĩa thạch đã cấy VK, KS sẽ khuếch tán lên mặt thạch. Sau khi ủ ấm VK bị ức chế tạo hình elip dọc theo giải giấy. Giá trị MIC được tính bằng mcg/ml, nơi cạnh của elip bắt chéo với giải giấy.
d. Tiến hành:
Giống phương pháp khoanh giấy khuếch tán.
e. Đọc kết quả:
Giá trị MIC được xác định tại vị trí cạnh của hình elip bắt chéo với giải giấy, được tính bằng mcg/ml. giá trị này được thành các mức độ nhạy cảm, trung gian, đề kháng dựa vào bảng chuẩn theo hướng dẫn của tài liệu CLSI (Chinical and laboratory standards institute).
Định lượng được nồng độ ức chế tối thiểu MIC (mcg/ml) kháng sinh ức chế vi khuẩn.
g. Ưu điểm:
Thuận tiện, dễ thực hiện.
Kháng sinh được pha loãng thành nhiều nồng độ
h. Nhược điểm:
Đắt tiền
3.5. Phân loại theo CLSI: (CHINICAL AND LABORATORY STANDARDS INSTITUTE)
Giá trị MIC hay đường kính được dùng để biểu thị sự nhạy cảm, trung gian hoặc kháng được định nghĩa như sau theo bảng dưới:
Ví dụ: Đối với kháng sinh X thì sự phân loại S, I, R tương ứng như sau: MIC (µg/ml) Zone Diameter (mm)
Susceptible (S) ≤ 4 ≥ 20
Intermediate (I) 8-16 15-19
Resistant (R) ≥ 32 ≤ 14
Điểm nhạy cảm là 4 µg/ml hay 20 mm Điểm kháng là 32 µg/ml hay 14 mm Ví dụ:
Tác dụng của kháng sinh Ciprofloxacin đối với Enterobacteriaceae được thể hiện theo bảng sau:
Kháng sinh Hàm lượng Đường kính (mm) MIC (µg/ml) S I R S I R Cipro floxacin 5 µg ≥ 21 16-20 ≤ 15 ≤ 1 2 ≥ 4 CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU