MỘT SỐ VI KHUẨN
1. Đặc điểm vi khuẩn phân lập
Trong nghiên cứu, loại vi khuẩn phân lập được chủ yếu là A.Baumannii chiếm tới 50% (16 ca). Trong đó vi khuẩn P.aeruginosa dương tính với 5 mẫu (15,6%)
Theo nghiên cứu của Nguyễn Phú Lan Hương và Công sự tại bệnh viện nhiệt đới TP.HCM (2010) thì A.Baumannii gặp 50,5% và P.aeruginosa 31%.
Tiếp theo là E.coli (15,6%), Kpneumonia (3,1%), Staphylococcus aureus (3,1%) và một số vi khuẩn khác như: Cepacia, Marcences.
Trong số 16 ca nhiễm khuẩn do A.baumannii, tỷ lệ kháng kháng sinh Ciprofloxacin rất cao (87,5%) do vậy vấn đề điều trị vi khuẩn đa kháng hiện nay rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên trong nghiên cứu có 2/16 trường hợp nhạy cảm (12,5%). Nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai (2004) và bệnh viện nhiệt đới TP.HCM: Mức độ nhạy với A.baumannii lần lượt là: 9%, 14% [11]. Còn với nghiên cứu của Lê Thị Kim Nhung ở bệnh viện Thống Nhất (2005), tỷ lệ nhạy với A.baumannii là 12,5%.
Với các loại vi khuẩn khác như E.coli, tỷ lệ nhạy với Ciprofloxacin trong nghiên cứu là 60% (kháng 40%) tiếp theo là trực khuẩn P.aeruginosa
cũng nhạy khoảng 60%. Theo Giang Thục Anh (2004) tỷ lệ nhạy 45,5%, kháng 54,5% [11] Tuy nhiên vì số mẫu nhỏ nên số liệu chưa khẳng định được so với các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn.
Nhìn chung với P.aeruginosa vẫn còn nhạy với nhiều kháng sinh khác khoảng từ 50-80% (theo nghiên cứu của bệnh viện Trưng Vương) [7]. Thấy vi khuẩn này nhạy cảm với Imipenen 50%, Meropenem (81,3%), Ceftazidime (88,9%).
Đặc biệt đối với các vi khuẩn phân lập được khác như P.cepacia, Marcences, K.lerrigene, E.aerogenes. Thì tỉ lệ nhạy với Ciprofloxacin là 100%.
Phân bố các nhóm VK gây nhiễm trùng (n=586) Tại ICU – BV Bạch Mai, năm 2012
Theo nghiên cứu của khoa vi sinh bệnh nhân Bạch Mai [2012] thì tỷ lệ gặp vi khuẩn gây nhiễm trùng chủ yếu là Gram [-] (chiếm 87,6%), trong khi đó Gram [+] chỉ có 12,4%. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chủ yếu gặp vi khuẩn Gram [-].
2. Giá trị trung bình MIC với một số loại vi khuẩn
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy hầu hết chủng A.baumannii kháng Ciprofloxacin với giá trị MIC >32 (87,5%) tuy nhiên có 2 trường hợp A.baumannii nhạy với Ciprofloxacin với giá trị MIC là 0,125. Đối với E.coli có 5 ca thì 3 ca nhạy với Ciprofloxacin với giá trị MIC trung bình là 0,32 ± 0,11, hai trường hợp kháng với R>32 và R>8.
Với trực khuẩn mủ xanh: có 5 trường hợp, trong đó 3 trường hợp nhạy với Ciprofloxacin với giá trị trung bình là 0,25 ± 0,21, một trường hợp kháng R>32 và 1 trường hợ trung gian với I=3,0.
Với một số vi khuẩn khác như Cepacia, Marcences, K.lerrigene,
E.aerogenes thì độ nhạy với giá trị MIC trung bình là 0,16 ± 0,23. Kết quả
nghiên cứu này cũng tương đương với tài liệu báo cáo về sử dụng kháng sinh của Bộ y tế tại 15 bệnh viện ở Việt Nam năm 2008-2009 Dự án GARP (Global Antibiotic Resistance Partnership) [8]. Nhìn chung tỷ lệ kháng của các vi khuẩn như P.aeruginosa, E.coli, Kpneumonia vào khoảng 40-50% với Ciprofloxacin.
Theo một số tác giả khác như Hồ Thị Hạnh 2008 [13] trong nghiên cứu về Ciprofloxaxin về vi khuẩn cho thấy có 17/46 mẫu vi khuẩn còn nhạy cảm với Ciprofloxacin chiếm 37% trong đó 12/12 trường hợp A.Baumannii đã kháng lại Ciprofloxacin, S.aureus kháng 2/4 trường hợp và P.aeruginosa kháng 1/3 trường hợp.
Tuy số lượng nghiên cứu còn ít nhưng cũng cho thấy mức độ đề kháng cao của các vi khuẩn thường gặp với Ciprofloxacin phù hợp với nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới đặc biệt là các nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai [11, 13].
So sánh tỷ lệ đề kháng của A. baumannii (n=208) và P. aeruginosa (n=50) gây NT hô hấp Tại ICU - BV Bạch Mai, năm 2012
Theo nghiên cứu của khoa vi sinh của bệnh viện Bạch Mai [2012] thì tỷ lệ kháng của A.baumannii là 95,6%, trực khuẩn mủ xanh là 64,6% [10].