Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 35 - 40)

3.1. Những thành tựu đạt được.

Trong vịng hơn 10 năm, nhìn chung việc áp dụng lợi thế cạnh tranh vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được một số kết quả sau:

Thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước về

Trong thời gian vừa qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã dịch chuyển một cách hợp lý, theo đúng như chủ trương mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngồi dầu thơ cịn có dệt may, thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ… Với cơ cấu này, chúng ta đã bước đầu thực hiện được mục tiêu cải biến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên, năng lực cạnh tranh được cải thiện theo hướng cơng nghệp hố, hiện đại hoá.

Vận dụng lợi thế về nguồn lao động trong chuyển dịch cơ cấu

hàng xuất khẩu đã có tác động mạnh mẽ tới phân công lao động trong nước theo hướng ngày càng hợp lý hơn, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.

Những tiến bộ về cải biến cơ cấu đã đưa kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người từ 99,2USD/người năm 1996 lên 360USD/người năm 200525. Đây là nhân tố quan trọng góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giàu nghèo, tạo ra hàng triệu việc làm với thu nhập ổn định.

Ngoài ra, lợi thế về các thành phần kinh tế trong tham gia sản xuất hàng xuất khẩu đã giúp chúng ta có một lượng hàng xuất khẩu phong phú, nguồn hàng dồi dào và không bị động trước những nhu cầu bất thường của thế giới.

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đang dần chuyển dịch theo hướng khai thác ngày càng có hiệu quả các lợi thế so sánh về đất đai, tài nguyên.

Mặc dù nhóm hàng nơng sản và khống sản có giảm trong cơ cấu xuất khẩu nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Lợi thế này giúp cho Việt Nam dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường và có thể cạnh tranh với những quốc gia khác.

3.2. Tồn tại.

Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chưa có tính đột phá, gây

lãng phí những lợi thế sẵn có.

Mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến và chế tạo. Nhưng tới nay, xuất khẩu sản phẩm thơ vẫn là chủ yếu. Hàng hố xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên sẵn có, chi phí thường cao và sẽ ngày càng cao do những lợi thế so sánh này bị xói mịn, đóng góp cho tăng trưởng khơng đáng kể.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, ngành chưa có tác động

mạnh đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu.

Cơ cấu hàng xuất khẩu thường được xác định theo lợi thế của vùng kinh tế. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ trong một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay mà thiếu đi những dự báo mang tính khoa học, sự kết hợp giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Các ngành công nghiệp cơ bản và phụ trợ chưa được hình thành một cách chắc chắn.

Nhiều ngành cơng nghiệp mang tính chất nền tảng cho các ngành khác chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng như luyện kim, hố dầu, chế tạo máy, do vậy các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng chế biến cao lại phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu.

Cơ cấu xuất khẩu cịn manh mún, quy mơ nhỏ, phụ thuộc quá

nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.

Những mặt hàng chủ lực của Việt Nam chủ yếu thuộc diện chưa qua chế biến hoặc mới chỉ sơ chế. Điều đó cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu có chuyển dịch nhưng chưa mang lại hiệu quả cao về kinh tế.

Việc sản xuất hàng xuất khẩu chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới đã khiến nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Việc đầu tư cho khâu tiêu thụ sản phẩm cũng ở mức hạn chế.

Những tồn tại trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

- Nhận thức về chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và cải biến cơ cấu xuất khẩu nói riêng chưa được quán triệt một cách thấu đáo đến từng ngành, từng địa phương, ỷ lại vào sự chỉ đạo của Trung ương.

- Do xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ dẫn đến sản xuất vẫn còn manh mún, quy mơ sản xuất nhỏ. Chính vì vậy chưa tạo ra được số lượng xuất khẩu lớn, chất lượng chưa cao khả năng thâm nhập thị trường kém.

- Hệ thống chính sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói riêng chưa cụ thể, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với hệ thống chính sách khác. Để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể, có chế tài thưởng phạt, có sự kết hợp tốt với các chính sách khác như chính sách đầu tư nước ngồi, chính sách phát triển khoa học cơng nghệ, chính sách phát triển nguồn nhân lực,…

- Xuất phát từ một nước kém phát triển, nguồn vốn tích luỹ trong nước thấp, nhưng nhu cầu ở tất cả các lĩnh vực đều cao, đầu tư phải trải rộng cho nhiều chương trình dẫn đến nguồn vốn dành cho cải tiến công nghệ và dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu chưa được thực hiện một cách tập trung, triệt để.

- Các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp thường thiếu thơng tin chính xác về sự chuyển dịch nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới. Điều này dẫn đến quyết định chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu cịn chậm trễ thậm chí cịn khơng chính xác.

- Trong giai đoạn 1996 đến nay, kinh tế thế giới đã có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt hàng và thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với xu thế hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại mới tinh vi hơn, gây khó khăn và tổn thất cho hoạt động xuất khẩu của ta.

3.3. Tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theohướng nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến. hướng nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến.

Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thời gian qua cho thấy nước ta cơ bản là một nước nông nghiệp, thực hiện phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố là một q trình khó khăn và lâu dài. Đó là q trình biến đổi về chất, tồn diện và trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, phát huy lợi thế của đất nước. Do vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thực chất là tiến hành công nghiệp hố các ngành sản xuất xuất khẩu, trong đó lấy phát triển ngành cơng nghiệp

chế biến làm động lực cho cả quá trình.

Khi ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu phát triển, thu nhập của xuất khẩu mang lại cho nền kinh tế sẽ cao hơn, đem đến một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu máy móc cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đặc biệt là những lan toả của nó tới các ngành và lĩnh vực kinh tế khác.

Phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu cũng mang lại những nhân tố tích cực cho nền kinh tế. Đó là: Thu hút được thêm nhiều

nguồn vốn FDI, với ngành công nghiệp chế biến phát triển, các nhà đầu tư sẽ

nhìn thấy được tiềm năng sản xuất kinh doanh để đầu tư vào lĩnh vực này, đây cũng là cơ hội để ngành công nghiệp nước ta tiếp cận với nguồn công nghệ chuyển giao; giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao trình độ của người lao

động: tham gia sản xuất trong ngành cơng nghiệp chế biến, người lao động sẽ

có cơ hội trau dồi kỹ năng và nghiệp vụ, đồng thời nâng cao nguồn thu nhập của chính họ; vấn đề quan trọng nhất là phát triển ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu là yếu tố then chốt cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ những phân tích này, chương tiếp sau sẽ tập trung phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng cơng nghiệp chế biến, từ đó đưa ra các giải pháp và chính sách phù hợp.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)