CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG, GỢI Ý CHÍNH SÁCH
1. Xây dựng mơ hình định lượng và giải mơ hình
1.1. Các yếu tố quyết định
Những phân tích về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam ở các chương trước cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu của chúng ta tuy đã có những sự chuyển biến tích cực nhưng những thay đổi đó là chưa rõ nét. Đây là một thách thức rất lớn mà Việt Nam cần phải vượt qua để có thể thực hiện mục tiêu về cơ bản đưa Việt Nam thành một nước cơng nghiệp hố, hiện đại hố vào năm 2020. Để tránh tụt hậu xa thêm về kinh tế và đạt được thành công trong chiến lược tăng trưởng kinh tế coi trọng vai trò của xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thì Việt Nam cần phải có những biện pháp mạnh, thúc đẩy chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc đề ra những chính sách phù hợp là hết sức cấp bách. Việc nghiên cứu định
lượng26 dựa trên các số liệu thu thập từ thực tế sẽ giúp chúng ta củng cố thêm các giả thiết kinh tế, từ đó đưa ra các lời giải đúng đắn hơn cho bài toán chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Thái Lan, Indonesia, Malaysia chỉ ra rằng thành công của các nước này gắn liền với q trình tăng nhanh chóng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến trong khoảng 20 năm27. Do vậy, biến phụ thuộc được xây dựng trong mơ hình để phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu là Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công
nghiệp chế biến.
26 Nếu như kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô mô tả sự vận động của nền kinh tế thì Kinh tế lượng cung cấp các phương pháp phân tích về mặt lượng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế cùng với sự tác động qua lại giữa chúng dựa trên cơ sở các số liệu thu nhập từ thực tế nhằm củng cố thêm các giả thiết kinh tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.
27 Bùi Anh Tuấn và Phạm Thái Hưng, “Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu so với các nước NIE thế hệ II,
Bước đầu tiên trong việc xây dựng mơ hình kinh tế lượng là cần xác định các biến độc lập có thể gây ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến (Y).
Giả sử hàm có dạng:
Y = f (X1, X2,..., Xk ) (1)
Trong đó:
Y: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến.
X1, X2 ..., Xk: Là các biến độc lập hay các biến giải thích.
Dựa trên những kiến thức cơ bản về kinh tế học, tác giả có đưa ra một số biến có thể tham gia vào giải thích cho mơ hình:
Trình độ của nền kinh tế: Mức độ phát triển của nền kinh tế, tỷ trọng
ngành công nghiệp trong tổng thể nền kinh tế quốc dân là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu hàng xuất khẩu. Khi một quốc gia có ngành công nghiệp trong nước phát triển mạnh, các sản phẩm cơng nghiệp sản xuất ra với số lượng lớn và có khả năng cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thuận lợi phục vụ xuất khẩu.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Một số yếu tố kinh tế vĩ mơ như tỷ giá hối
đối, lãi suất ngân hàng, tín dụng xuất khẩu cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Đặc biệt, sự thay đổi của tỷ giá sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia.
Nguồn nhân lực và yếu tố đầu vào: Trình độ lao động và giá cả các
yếu tố đầu vào là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá thể hiện ở giá cả và chất lượng, quyết định khả năng xuất khẩu của hàng hố.
Đầu tư và tài chính: Nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa lớn đối với mọi lĩnh
vực không chỉ riêng kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư chỉ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất khi nó được sử dụng hiệu quả và khoa học.
Khác biệt hoá và thâm nhập thị trường mới: Đây là khả năng nhanh
thị trường mới với những yêu cầu phù hợp với lợi thế của riêng mình sẽ góp phần tích cực đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.