Dự báo về yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG, GỢI Ý CHÍNH SÁCH

2. Dự báo về yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của

phản ánh trình độ tay nghề và tri thức của lao động Việt Nam nói chung cịn nhiều hạn chế, năng suất lao động chưa phát huy được lợi thế này. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực phải là ưu tiên hàng đầu để đạt được những mục tiêu tích cực về chuyển biến cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu hàng xuất khẩu.

Thị trường là yếu tố quan trọng đối với mọi mặt hàng xuất khẩu. Tiềm năng và nhu cầu của thị trường và nhân tố quyết định đến sức tiêu thụ và trình độ sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy kết quả mơ hình phản ánh sự phụ thuộc không nhiều của tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp vào GDP của các thị trường chính của Việt Nam, nhưng rõ ràng trong thời gian tới, những chính sách nhằm quan tâm nhiều hơn nữa đến thị trường xuất khẩu là rất cần thiết.

Tóm lại, mơ hình định lượng được xây dựng ở trên đã góp phần mang lại sự tổng kết thực tiễn một cách chính xác cả về định tính lẫn định lượng. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng những giải pháp để vận dụng lợi thế cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.

2. Dự báo về yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu củaViệt Nam. Việt Nam.

2.1. Định hướng phát triển cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam đến năm2010, tầm nhìn 2020. 2010, tầm nhìn 2020.

Việt Nam xuất khẩu nhiều nguyên nhiên liệu nhưng chủ yếu ở dạng thô, và nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu đã qua chế biến. An ninh năng lượng luôn là vấn đề được quan tâm, trong khi đó năng lượng tái tạo là những dạng năng lượng nước ta có điều kiện phát triển thì hiện đang được tiến hành rất chậm chạp. Do đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những năm sắp tới, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu nguyên liệu thô để phục vụ nhu cầu trong nước. Nguồn thu ngoại tệ theo đó sẽ giảm, nhưng nó cũng làm giảm kim ngạch nhập khẩu.

Trong nhóm hàng này, than đá và dầu thô là những nhiên liệu quan trọng của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Trong thời gian tới, khả năng cho nguyên liệu thay thế dầu thô và than đá là rất thấp, trong khi nhu cầu trong nước và nhu cầu thế giới lại rất lớn. Vì vậy, chúng ta sẽ chỉ xuất khẩu các mặt hàng này sau khi đã thoả mãn nhu cầu trong nước.

- Nhóm hàng nơng – lâm - thuỷ sản.

Định hướng phát triển đối với nhóm hàng này trong giai đoạn tới là chuyển dịch cơ cấu ngay trong ngành nông nghiệp: (1) Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân sẽ giảm xuống 16% (so với 21% năm 2005). (2) Tăng tỷ trọng ngành có giá trị sản xuất và xuất khẩu cao: Trồng trọt giảm xuống 70% (so với 79% năm 2000), chăn nuôi tăng lên mức 30% (so với 15% năm 2000), lâm nghiệp giảm xuống còn 3,5%.

Định hướng chung là đẩy mạnh việc tăng sản lượng lương thực bằng các ứng dụng tiên tiến, tận dụng triệt để thế mạnh của ngành nơng nghiệp nhiệt đới.

- Nhóm mặt hàng cơng nghiệp.

Những ngành công nghiệp chủ chốt được định hướng ưu tiên bao gồm: - Nhóm ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh.

Đây là những ngành khai thác được lợi thế về năng lực sản xuất, giá cả, thị trường…Định hướng chung là phải chuyển dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm dần tỷ lệ gia công, tăng cường khâu thiết kế,

nâng cao trình độ lao động, tăng cường chuyển giao cơng nghệ và máy móc trang thiết bị.

- Nhóm ngành sản xuất tư liệu sản xuất.

Đây là nhóm ngành có vai trị hỗ trợ cho các ngành cơng nghiệp khác, nhằm năng cao khả năng độc lập của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành của các mặt hàng cơng nghiệp. Định hướng của nhóm này là tập trung hồn thành các dự án đảm bảo nhu cầu sản xuất xuất khẩu.

- Nhóm ngành cơng nghiệp tiềm năng.

Đây là những ngành hiện tại có năng lực cạnh tranh thấp, nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra các sản phẩm thay thế nhập khẩu và mở rộng ra thị trường nước ngồi. Định hướng của nhóm này là thu hút vốn để phát triển, tăng cường chuyển giao công nghệ, phát triển những sản phẩm với công nghệ mới.

2.2. Dự báo xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới.

Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm tới: Nhãn hiệu của sản phẩm; tính thuận tiện của sản phẩm; sức khoẻ của người tiêu dùng; hàng hố thân thiện với mơi trường.

Đối với một số mặt hàng, nhu cầu được dự báo cụ thể như sau:

- Nhóm hàng ngun liệu:

Dầu thơ: IEA dự đốn thế giới sẽ tiêu thụ với mức giá tăng trung bình

hàng năm là 1,3%. Nhưng sản lượng dầu của thế giới sẽ không vượt quá 100 triệu thùng/ngày với lượng dầu dự trữ hiện nay, do vậy thị trường dầu thô trên thế giới vẫn tiếp tục khan hiếm và giá dầu vẫn giữ ở mức cao.

Than: Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ than tồn cầu sẽ đạt tốc độ tăng

trưởng bình quân 2%/năm. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 60% tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu.

Thuỷ sản: Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu thuỷ sản tồn cầu sẽ

tăng trưởng bình qn 2,1%/năm, mức giá xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng lên trung bình 3,0%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2010.

Gạo: Giao dịch gạo toàn cầu dự báo đạt tốc độ tăng trưởng bình quân

2,2%/năm và đạt 31,4 triệu tấn vào năm 2010. Các nước châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu, chiếm tới 46% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo năm 2010. Nhập khẩu vào của khu vực Trung Đông và châu Phi cũng gia tăng.

Cà phê: Nhập khẩu cà phê toàn cầu dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng

bình quân 0,2%/năm. Các nước phát triển vẫn là khu vực nhập khẩu cà phê chủ yếu. Nhập khẩu vào khu vực Bắc Mỹ dự báo sẽ giảm nhẹ, chỉ đạt 154 triệu tấn và nhập khẩu vào châu Âu cũng giảm xuống cịn 2,96 triệu tấn.

- Nhóm hàng cơng nghiệp:

Dệt may và giày dép: Thị trường dệt may thế giới sẽ tăng bình quân

13%/năm, chủ yếu là nhờ sản xuất và nhu cầu gia tăng tại các nước châu Á. Sản xuất giày dép toàn cầu được dự báo sẽ tăng bình quân 15%/năm. Trung Quốc và các nước châu Á vẫn tiếp tục là những nước xuất khẩu giày dép lớn nhưng những nước ở Mỹ Latinh sẽ chiếm vị trí quan trọng hơn trên thị trường giày dép thế giới.

Dựa trên sự biến động của từng mặt hàng và nhóm hàng, cơ cấu hàng xuất khẩu từ nay đến 2015 được xác định như sau:

Nguồn: Tổng hợp tính tốn của tác giả dựa trên các dự báo.

Có thể thấy trong gần 10 năm tới, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có sự dịch chuyển dần dần rõ nét. Nhóm hàng ngun liệu và khống sản sẽ giảm mạnh (còn khoảng 7% năm 2015) do nhu cầu trong nước tăng cao. Nhóm hàng nơng – lâm - thuỷ sản vẫn tiếp tục gia tăng về kim ngạch nhưng chủ yếu hướng vào nâng cao chất lượng và giá cả nên tỷ trọng sẽ giảm tương đối (còn khoảng 13% năm 2015). Động lực tăng trưởng chủ yếu của xuất khẩu sẽ dựa vào nhóm hàng cơng nghiệp với tỷ trong dự tính đạt khoảng 51% năm 2015.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)