Giải mơ hình và kết luận

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG, GỢI Ý CHÍNH SÁCH

1. Xây dựng mơ hình định lượng và giải mơ hình

1.3. Giải mơ hình và kết luận

Tiến hành Ln hai vế biểu thức (2) ta có:

Ln Y = Ln a + β1 Ln GDP + β2 Ln LD + β3Ln FDI + β4LnNS + u (3)

Với các dữ liệu như trên, bằng sự hỗ trợ của phần mềm tính tốn Eviews 5.1 (Bảng 3.2), kết quả ước lượng có được các tham số của mơ hình (3) như sau:

Mơ hình (4):

Bảng 3.2. Kết quả chạy mơ hình EVIEWS.

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Qua phân tích, tác giả nhận thấy mơ hình (4) với 4 biến độc lập (bảng Eviews) có mức ý nghĩa của kiểm định (t) khá nhỏ, do đó có thể nói rằng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến phụ thuộc khá chặt chẽ vào các biến đã lựa chọn.

Với hệ số R2 khá cao (R2= 0.910902), nghĩa là có đến 91,1% biến thiên (Ln) tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến có thể được giải thích bởi sự phụ thuộc tuyến tính vào 4 yếu tố: Ln(GDP), Ln(LD),

Ln Y = 1.062405 + 0.723618.LnGDP + 2.3437.LnLD + 8.739704.LnFDI + 0.124329.LnNS + u

Ln(NS) và Ln(FDI) cịn lại chỉ có 8,9% biến thiên này phụ thuộc vào các yếu tố khác.

Mơ hình cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng cơng nghiệp chế biến có quan hệ rất ít với tỷ lệ ngân sách Nhà nước đầu tư vào ngành cơng nghiệp này. Trong khi đó LN(Y) lại chủ yếu phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, GDP các nước thị trường chính và lao động, trong đó quan trọng nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vì Hệ số tương quan chuẩn hố (beta) của Ln(FDI) là 8.739704, lớn hơn rất nhiều so với 0.723618 của Ln(GDP).

Mơ hình cho thấy: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến sẽ tăng thêm 8,74% nếu FDI tăng thêm 1%, thêm 2,34% nếu lao động tăng thêm 1% và sẽ tăng thêm 0,72% nếu GDP của các nước phát triển tăng 1%.

Như vậy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến tương quan thuận với tốc độ tăng của quy mô lao động, của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và GDP các nước phát triển nhưng gần như khơng có quan hệ rõ ràng với tỷ lệ đầu tư của ngân sách Nhà nước. Kết quả này là phù hợp với dấu kỳ vọng của tác giả khi lựa chọn các biến giải thích cho mơ hình.

Sở dĩ có tình trạng này là vì do xuất phát từ một nước kém phát triển nên nguồn vốn tích luỹ trong nước thấp, nhưng nhu cầu ở tất cả các lĩnh vực đều cao, đầu tư phải trải rộng cho nhiều chương trình dẫn đến nguồn vốn dành cho cải tiến cơng nghệ, tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chưa được thực hiện một cách tập trung, triệt để. Hơn nữa, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Trong giai đoạn sắp tới, bất cập này cần thiết phải được giải quyết.

Trong các nguồn vốn đầu tư vào hoạt động xuất khẩu, thì FDI có một vai trị quan trọng đặc biệt, nguồn vốn thơng thường được đầu tư vào các lĩnh vực, các ngành sản xuất mũi nhọn, nhanh mang lại hiệu quả, góp phần nâng

cao được hàm lượng chế biến của hàng xuất khẩu. Mặt khác, vốn FDI hầu hết là ngoại tệ mạnh và thường đi kèm với chuyển giao công nghệ, do vậy đảm bảo được tính đồng bộ của các cơ sở chế biến hàng xuất khẩu. Do đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng cơng nghiệp chế biến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất cao, cần phải được phát huy và nâng cao.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)