Kết quả của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của công ty TNHH ngọc linh (Trang 44 - 51)

II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN

3. Kết quả của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp

3.2 Kết quả của hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của công ty

ty trong những năm gần đây

Công ty TNHH Ngọc Linh với lĩnh vực chính là kinh doanh nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp. Qua những năm kinh doanh nhập khẩu cơng ty đã có những kết quả kinh doanh đáng kể. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thiết bị máy hàn cắt tăng lên theo năm. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại WTO thì cơng ty cũng đã có sự mở rộng quy mơ nhập khẩu hơn thể hiện ở năm 2007 có sự đột biến về kim ngạch nhập khẩu các loại mặt hàng nói chung và thiết bị hàn cắt nói riêng, lượng hàng hố được nhập khẩu từ nhiều thị trường khác nhau. Công ty đã kịp thời xây dựng chiến lược nhập khẩu cho thời gian sắp tới nhằm khai thác triệt để hiệu quả nhập khẩu ở thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, Ngọc Linh cịn tìm kiếm những thị trường mới, và xây dựng mối quan hệ kinh doanh quốc tế với các đối tác trên thị trường.

Bảng 5: Biểu về tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của công ty từ năm 2005 - 2007 như sau:

Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm Số tiền

2005 17,063,371

2006 22,486,903

2007 30,850,428

(Nguồn: Báo cáo của phòng xuất nhập khẩu)

Bảng 6: So sánh kết quả về giá trị nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt

giữa các năm (2005 – 2007)

Chỉ tiêu Năm 06/05 Năm 07/06

Gía trị 5,423,532 8,363,525

Tỷ lệ % 31.78% 37.19%

(Nguồn: Báo cáo của phòng xuất nhập khẩu)

Nhận thấy, kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của công ty năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 là hơn 17 tỷ đồng thì năm 2007 kim ngạch nhập khẩu lên tới hơn 30 tỷ đồng tăng gấp đôi năm 2005 và cao hơn 8 tỷ đồng so với năm 2006. Tỷ lệ % nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt cũng tăng đáng kể từ 31.78% (năm 06/05) lên tới 37.19% (năm 07/06). Có thể nói năm 2007 là năm tăng trưởng mạnh nhất của công ty trong những năm hoạt động kinh doanh. Phải chăng việc Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra thành công này của công ty.

Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh thiết bị hàn cắt cơng nghiệp nhập khẩu

Đơn vị tính: 1000đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu bán TBHC 35,711,182 35,742,310 43,112,334

Chi phí nhập khẩu 35,495,705 35,526,359 42,835,564

Lợi nhuận HĐKD TBHC 215,476 215,915 276,770

Nộp ngân sách 1,355,650 1,356,830 1,930,658

(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu – phịng nhập khẩu)

- Chú thích:

TBHC - Thiết bị hàn cắt công nghiệp

HĐNKTBHC - Hoạt động kinh doanh thiết bị hàn cắt công nghiệp So sánh doanh thu bán thiết bị máy hàn cắt của năm 2007 với năm 2005, năm 2006 thấy doanh thu lớn hơn rất nhiều. Nếu như ở năm 2005, năm 2006 cơng ty chỉ duy trì mức doanh thu ở quanh con số 35 tỷ đồng thì đến năm 2007 doanh thu đã trên 43 tỷ đồng. Về lợi nhuận từ kinh doanh thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu cũng tăng cao ở năm 2007 trên 276 triệu đồng. Thấy rằng chi phí nhập khẩu cũng tăng điều này chứng tỏ quy mô nhập khẩu của công ty đã tăng lên.

Về nộp ngân sách hàng năm của công ty với con số trên 1 tỷ đồng. Cho thấy cơng ty đã đóng góp cho ngân sách nhà nước số tiền lớn từ hoạt động kinh doanh mặt hàng thiết bị máy hàn cắt.

Điều này cũng minh chứng rằng việc nước ta là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO tạo ra các cơ hội mới cho các cơng ty nói chung và cơng ty TNHH Ngọc Linh nói riêng hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

* Về hình thức nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt cơng nghiệp của cơng ty Hai hình thức mà cơng ty TNHH Ngọc Linh vẫn thường áp dụng trong thương mại quốc tế đó là: Nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Tuy nhiên, phương thức nhập khẩu uỷ thác vẫn được công ty sử dụng nhiều hơn cả.

Bảng 8: Cơ cấu nhập khẩu thiết bị hàn cắt cơng nghiệp theo hình thức nhập khẩu:

Đơn vị tính (1000đồng) Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Kim ngạch Tỷ lệ (%) Kim ngạch Tỷ lệ (%) Kim ngạch Tỷ lệ (%) NK trực tiếp 2,132,922 12.5 2,624,221 11.67 3,085,042 10 NK uỷ thác 14,930,449 87.5 19,862,681 88.33 27,765,385 90 Tổng KNNK 17,063,371 100 22,486,903 100 30,850,428 100

(Theo nguồn: Báo cáo của phòng xuất nhập khẩu)

Qua bảng ta thấy: Kim ngạch nhập khẩu ở nhập khẩu uỷ thác có xu hướng tăng dần theo các năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của năm sau cao hơn năm trước với tỷ lệ cao hơn. Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu ủy thác tăng đột biến ở năm 2007 là hơn 27 tỷ đồng chiếm 90% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị hàn cắt gần gấp đôi năm 2005 (là gần 15 tỷ đồng).

Do kết quả đạt được từ phương thức nhập khẩu uỷ thác đem lại hiệu quả cao và phương thức nhập khẩu này là thuận tiện hơn cả trong khâu thanh toán cho nhà cung ứng, trong thực hiện hợp đồng. Phương thức nhập khẩu uỷ thác thuận tiện cho doanh nghiệp và cả nhà cung cấp trong mối quan hệ thương mại quốc tế. Nhận thấy kim ngạch nhập khẩu của nhập khẩu trực tiếp giảm xuống, do hạn chế bởi các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và điều

kiện về khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.

* Về thị trường nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp

Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường kinh và thiết lập các mối quan hệ kinh tế với nhau.

Công ty TNHH Ngọc Linh hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt từ thị trường nước ngồi. Do đó, khối lượng hàng nhập khẩu, chất lượng hàng nhập khẩu của những thiết bị máy được nhập từ các thị trường khác nhau là khác nhau, cơng nghệ sản xuất cũng khác nhau. Để có được lượng hàng chủng loại đa dạng có phẩm chất tốt thì doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu nghiên cứu thơng tin về nhà cung cấp, từ đó có quyết định đúng trong việc thiết lập mối quan hệ kinh tế. Công ty TNHH Ngọc Linh đã xây dựng cho mình mối quan hệ kinh tế mang tính truyền thống với các nhà cung cấp ở thị trường nước ngoài như: Pháp, Mỹ, Đài Loan…

Bảng 9: Biểu về thị trường nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của doanh nghiệp

Đơn vị tính: 1000 (đồng)

Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Pháp 8,531,685 11,243,451 15,425,214 Mỹ 3,412,674 3,822,773 3,702,051 Đài Loan 1,876,970 2,923,297 3,085,042 Trung Quốc 1,194,435 1,574,083 2,468,034 Hàn Quốc 853,168 1,124,345 1,542,521 Ytalia 511,901 674,607 617,008 Nhật Bản 341,267 674,607 925,512 Thị trường khác 341,267 449,738 308,504 Tổng KNNK 17,063,371 22,486,903 30,850,428

Bảng 10: Biểu về tỷ lệ nhập khẩu theo thị trường như sau

Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Pháp 50% 50% 50% Mỹ 20% 17% 21% Đài Loan 11% 13% 10% Trung Quốc 7% 7% 8% Hàn Quốc 5% 5% 5% Ytalia 3% 3% 2% Nhật Bản 2% 3% 3% Thị trường khác 2% 2% 1% Tổng 100% 100% 100%

(Nguồn: Báo cáo của phòng xuất nhập khẩu)

Thấy rằng ở các thị trường truyền thống của công ty TNHH Ngọc Linh ln có kim ngạch nhập khẩu thiêt bị máy hàn cắt là cao hơn cả trong các năm qua.

- Đối tác ở thị trường Pháp: giá trị nhập khẩu luôn chiếm con số cao nhất so với các thị trường khác. Đây là đối tác có mối quan hệ lâu năm nhất với công ty. Mặt hàng thiết bị máy hàn cắt có chất lượng khá tốt, giá cả cao. Mặc dù chi phí vận chuyển từ thị trường này khá cao do sự cách biệt về vị trí địa lý, nhưng cơng ty vẫn lựa chọn nhập khẩu ở thị trường này để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng quen thuộc của mình. Phân đoạn khách hàng ưa dùng loại mặt hàng nhập từ thị trường Pháp là những cơng ty nhà nước có khả năng thanh tốn cao, mua hàng với mục đích sử dụng trong cơng nghiệp đóng tàu, hay trong ngành kết cấu thép. Đối tượng khách hàng này có mức thu nhập khá cao và ổn định không nhạy cảm về giá. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của đối tác Pháp này chiếm 50% tổng kim ngạch nhập

khẩu thiết bị đó. Năm 2005 là hơn 8 tỷ đồng thì năm 2006 đã lên tới hơn 11 tỷ đồng và cao vọt ở năm 2007 là hơn 15 tỷ đồng.

- Đối tác ở thị trường Mỹ: nói về khoảng cách địa lý cũng không phải là thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên, cũng như sự lựa chọn đối với đối tác ở thị trường Pháp công ty luôn ưu tiên nhập khẩu ở thị trường này. Mặc dù, chi phí cho nhập khẩu cũng khá cao nhưng chất lượng mặt hàng thiết bị máy hàn cắt có thể khẳng định là “xịn”, giá cả cao. Đối tượng khách hàng ưa thích sử dụng loại thiết bị hàn cắt nhập ở thị trường này cũng được coi là khách hàng “xịn” của công ty. Phân đoạn khách hàng này có khả năng chi trả cao đó là các cơng ty đóng tàu tư nhân, cơng ty xây dựng, khơng nhạy cảm về giá.

Qua bảng số liệu trên, kim ngạch nhập khẩu ở thị trường Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt hàng năm, chỉ thấp hơn so với kim ngạch nhập khẩu ở thị trường Pháp.

- Đối tác nhập khẩu ở thị trường Đài Loan: nói về chất lượng thiết bị hàn cắt ở thị trường này thì thuộc loại khá, giá cả có thể coi là khá. Tuy nhiên, về thời gian vận chuyển và giao hàng có thuận lợi hơn so với đối tác thuộc hai thị trường trên. Thiết bị máy hàn cắt nhập từ thị trường này tập trung vào đối tượng khách hàng thuộc loại khá như các xí nghiệp xây dựng, các trường dạy nghề, các đơn vị sản xuất nhỏ… Về kim ngạch nhập khẩu ở thị trường này đứng thứ ba trong số thị trường mà công ty thực hiện nhập khẩu chỉ sau Pháp và Mỹ. Tỷ trọng nhập khẩu chiếm hơn 10% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm, có sự tăng lên ở năm 2007 là 13%.

- Với các thị trường khác như thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Ytalia, Nhật Bản… thì kim ngạch nhập khẩu chiếm gần 20%. Tập trung ở thị trường Trung Quốc nhiều hơn là do chất lượng và giá cả cũng tương đối và thuận tiện về vị trí là thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của công ty. Ở các

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của công ty TNHH ngọc linh (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)