1.1.2 .Tổ chức hành chính và dân cư
2.2. Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước tập trung
2.2.4. Huyện Đầm Hà
Huyện Đầm Hà có hồ Đầm Hà Động diện tích hơn 100 ha, dung tích 15 triệu m3 và một số hồ đập thủy điện nhỏ như hồ Tân Bình diện tích 6ha. Đây là nguồn trữ nước lớn rất thuận lợi để xây dựng các trạm cấp nước tập trung của cho các địa phương. Hiện nay trên địa bàn huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng được 05 trạm cấp nước tập trung có quy mơ xã và liên xã phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho hàng nghìn người dân trên địa bàn:
Huyện Đầm Hà có 1 trạm cấp nước tại Thị trấn Đầm Hà công suất 2.000 m3/ngày đêm được xây dựng năm 2002. Trạm cấp nước xã Quảng Lâm công suất 300m3/ngày đêm được xây dựng từ năm 2007.
Trạm cấp nước liên xã Dực Yên được đầu tư xây dựng năm 2020 với công suất 2.200 m3/ngày đêm cấp cho 3 xã Dực Yên, Tân Lập và Đại Bình.
Trạm cấp nước liên xã Quảng Lợi, Quảng Tân đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt theo quyết định số 2151/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 với tổng mức đầu tư 12.025,4 triệu đồng.
Trạm cấp nước xã Đầm Hà cấp cho nhân dân trong xã và đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2019.
Với điều kiện thuận lợi là huyện mới được thành lập, địa hình trung du đồng bằng kết hợp có đập nước Đầm Hà Động với trữ lượng trên 15 triệu m3, có hệ thống kênh dẫn tới các xã trên địa bàn huyện, nên trong những năm qua các cấp chính quyền địa phương đã rất quan tâm đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung cho nhân dân sử dụng bằng nguồn kinh phí của Nhà nước đầu tư. Với diện tích và số lượng dân số của huyện việc xây dựng được 5 trạm cấp nước tập trung là một kết quả đáng khích lệ cần được duy trì và nhân rộng ra từng huyện của tỉnh.
Tuy nhiên, trên thực tế số người sử dụng nước sạch từ các trạm cấp nước tập trung của huyện đang cịn rất khiêm tốn, thậm chí một số cơng trình xây dựng từ 2-3 năm nay mà người dân sống ngay gần Trạm cấp nước vẫn chưa được sử dụng nước sạch vì nguồn vốn của Trung ương cấp để xây dựng Trạm cấp nước không đồng bộ, vốn ngân sách Trung ương cấp chỉ xây dựng phần Trạm xử lý nước, còn lại các phần hạ tầng cấp nước khác nguồn vốn địa phương và nhân dân phải bỏ ra để đối ứng, không chi cho hạng mục xây dựng đường ống dẫn đến các thôn, bản và các hộ dân hoặc các cơng trình khác như đồng hồ đo nước…, những hạng mục đường ống, đồng hồ đo nước, nhà quản lý, vận hành của Trạm cấp nước yêu cầu phải có nguồn vốn đối ứng của địa phương và các hộ dân. Khi chưa có được hệ thống đường ống dẫn nước từ Trạm đến từng hộ gia đình, hoặc cơng tác triển khai việc quản lý chưa được khởi động thì các Trạm cấp nước tập trung vẫn đang bị lãng phí một cách ‘vơ tư’.
- Tính đến năm 2020, số người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các cơng trình cấp nước trên địa bàn huyện như sau:
+ Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng đào: 16.237 người; + Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 0 người.
+ Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 4930 người.
+ Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 1158 người Trong những năm gần đây, huyện đã triển khai nhiều cơng trình cấp nước sạch tới các xã, liên xã, số lượng trạm cấp nước tập trung đứng top đầu của tỉnh nhưng đến thời điểm cuối năm 2020 tồn huyện vẫn chỉ có 82,35% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Để phát huy hiệu quả của các Trạm cấp nước của huyện Đầm Hà đi vào hoạt động phát huy hiệu quả, trong thời gian tới cần sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của người dân phải xây dựng xong hệ thống đường ống chính phân phối nước tới các thơn, bản, tới từng nhà để người dân có nguồn nước sạch sử dụng.