Mục tiêu cụ thể:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH VÙNG NÔNG THÔN TỈNHQUẢNG NINH (Trang 37)

1.1.2 .Tổ chức hành chính và dân cư

2.4.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025: 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 70% dân số nơng thơn sử dụng nước sạch đạt Tiêu chuẩn 02:2009 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế.

- Giai đoạn 2026-2030: 98% dân số ở nông thôn được sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn quốc gia với số lượng từ 60 lít/ngày người trở lên; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (100% hộ gia đình nơng thơn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh) và thực hiện tốt vệ sinh các nhân, giữ sạch môi trường làng, xã.

CHƯƠNG III: NÂNG CAO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Quy hoạch chương trình nước sạch nơng thơn

3.1.1. Lý do chọn giải pháp:

Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2030 đã kết thúc và để có quy hoạch mới về lĩnh vực này cho phù hợp với sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như những chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ mang tính chiến lược về lĩnh vực cấp Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn thì việc lập quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2030 là rất cần thiết.

Việc xây dựng quy hoạch chương trình cấp nước sạch nơng thơn của Tỉnh nhằm định hướng cho quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh theo hướng công nghiệp hố hiện đại hố Nơng nghiệp nơng thơn, đồng thời làm cơ sở cho tỉnh triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn đến năm 2030 của Chính phủ.

3.1.2. Nội dung của giải pháp Quy hoạch:

3. Phân vùng quy hoạch

Trên cơ sở về ranh giới, đặc điểm nguồn nước, địa hình của tỉnh Quảng Ninh và những phân tích thực trạng cấp nước tại chương II, nội dung quy hoạch sẽ xác định phân chia thành các tiểu vùng cấp nước như sau:

Bảng 3.1 Phân vùng quy hoạch cấp nước sạch nông thôn

TT Huyện Vùng I Vùng II Vùng III

1 Đơng Triều Tồn bộ các xã 2 TP. ng Bí Tồn bộ các xã

3 Vân Đồn

Bình Dân, Đài Xuyên, Đồn Kết, Đơng Xá, Hạ Long Minh Châu, Quan Lạn, Thắng Lợi, Bản Sen, Ngọc Vừng, VạnYên

4 Yên Hưng Các xã thuộc vùng Hà Bắc Các xã thuộc vùng Hà Nam

5 Hoành Bồ Xã Lê Lợi, Thống Nhất

Xã Bằng Cả, Sơn Dương, Quảng La, Dân Chủ, Tân

Dân, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hịa Bình, Đồng Sơn, Kỳ thượng 6 Đầm Hà Đầm Hà, Quảng Lợi, Dực

Yên, Tân Bình, Quảng Tân, Quảng An, Quảng Lâm T T Huyện Vùng I Vùng II Vùng III Đại Bình, Tân Lập 7 Hải Hà

Đường Hoa, Tiến Tới, Quảng Phong, Quảng Long, Quảng Thịnh, Quảng Chính, Quảng Trung, Quảng Minh, Quảng Thắng, Phú Hải, Quảng Điền,

Quảng Thành

Quảng Đức, Quảng Sơn, Cái

Chiên

8 TP.

Móng Cái

Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đơng, Vạn Ninh, Bình Ngọc, Hải Xuân Bắc Sơn Hải Sơn, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực 9 TX. Cẩm Phả

Cẩm Hải, Cộng Hòa, Dương Huy

Thanh Lân

11 Ba Chẽ Tồn bộ các xã

12 Bình Liêu Tồn bộ các xã

13 Tiên n Tồn bộ các xã

4. Phân tích đặc điểm của từng vùng

- Vùng 1: Đây là vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp gồm các huyện Đơng Triều,

ng Bí, Cẩm Phả, Vân Đồn, vùng Hà Bắc của huyện Yên Hưng, một phần của các huyện Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái. Nguồn nước cấp là nước ngầm, nước mặt tại các hồ chứa thủy lợi và nước mưa. Vùng này có dân cư tập trung, nguồn nước dồi dào, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao đồng đều nên xây dựng các cơng trình cấp nước tập trung quy mơ xã, liên xã; cải tạo và xây dựng cơng trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình có hệ thống bơm nước tự động, có bể lắng lọc đúng kỹ thuật.

- Vùng 2: Đây là vùng núi gồm các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, một phần của huyện

Hồnh Bồ và Thành phố Móng Cái. Vùng này sử dụng nguồn nước cấp chủ yếu là nước mặt từ các hồ chứa thủy lợi; Nguồn nước từ các sông, suối và nguồn nước ngầm. Dân cư sống tập trung, địa hình cao hơn vùng 1 nên tại vùng này có thể xây dựng các cơng trình cấp nước tập trung bơm dẫn sử dụng nước ngầm hoặc nước mặt; Một số vùng có độ cao cục bộ có thể xây dựng các cơng trình cấp nước tự chảy, xây dựng hệ thống xử lý nước mạch lộ, nước mưa, giếng khoan, giếng đào.

- Vùng 3: Vùng này gồm các huyện: Bình Liêu, Cơ Tơ, một phần các huyện Đầm Hà,

Hải Hà, vùng Hà Nam của huyện Yên Hưng, TP Móng Cái, Vân Đồn. Đây là vùng khó khăn về nguồn nước ngầm cũng như nước mặt vì vùng này là vùng núi cao và hải đảo. Giải pháp cơng trình ở đây là xây dựng các cơng trình cấp nước tự chảy cho những cụm dân cư sống tập trung ở núi cao có nguồn nước mặt; xây dựng bể chứa nước mưa, nước mạch lộ, giếng đào có qua hệ thống lắng lọc. Tại khu vực hải đảo xây dựng bể chứa nước mưa, cơng trình cấp nước tập trung quy mơ vừa và nhỏ sử dụng nước mặt tại một số hồ chứa.

3.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và huy động sự tham gia của cộng đồngdân cư dân cư

Để đạt được kết quả mong muốn trong chương trình Nước sạch, cơng tác thơng tin tun truyền phải được tiến hành trên qui mô rộng lớn và ở tất cả các cấp, đặc biệt chú ý cấp xã và thôn bản.

Nội dung bao gồm: Các thông tin về sức khoẻ và vệ sinh, các loại cơng trình cấp nước sạch khác nhau, các hệ thống hỗ trợ tài chính, cách thức tổ chức các hộ gia đình, nhóm hộ gia đình để xin trợ cấp, vay tín dụng cũng như quản lý các hệ thống cấp nước dùng chung.

Hoạt động tuyên truyền cần phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp phong phú, đa dạng, phải chú ý sự khác biệt về phong tuc, tập quán, điều kiện kinh tế-xã hội và dân trí giữa các vùng - về địa lý cũng như dân tộc. Mặt khác cần chú ý đến giới, đặc biệt là phụ nữ, vì phụ nữ giữ vai trò chủ chốt trong việc sử dụng nguồn nước, và chăm sóc sức khoẻ trong gia đình.

Ở những vùng đồng bào dân tộc thường phải kết hợp công tác tuyên truyền gắn với các chương trinh cụ thể, phải hướng dẫn cho người dân theo phương pháp "cầm tay chỉ việc", tuyên truyền bằng lời nói kết hợp với việc làm của các cơ quan, như vậy đồng bào dân tộc mới biết, mới nghe và làm theo.

Để các hoạt động thông tin tuyên truyền đạt hiệu quả cao, cần có sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành và các tổ chức xã hội.

Hội Liên hiệp Phụ nữ và ngành Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn là lực lượng nịng cốt trong công tác Thông tin tuyên truyền những nội dung về chương trình nước sạch VSMT nơng thơn. Các ngành và các tổ chức xã hội liên quan khác sẽ phối hợp thực hiện theo chức năng của mình. Các cấp chính quyền địa phương tích cực vận động nhân dân tham gia đóng góp tiền của, ngày cơng, hướng dẫn người dân tham gia, bảo vệ và sử dụng, giữ gìn các cơng trình nước sạch nơng thơn.

Cơng tác tun truyền cần được triển khai ở nhiều nơi, nhiều chỗ, đặc biệt là ở những nơi có đơng người qua lại (đường giao thông), những nơi tập trung đông người, những nơi công cộng như trường học, bệnh viện, chợ, trụ sở cơ quan cần phải có cơng trình cấp nước để:

- Gắn công tác tuyên truyền bằng lời nói kết hợp với mơ hình cụ thể để lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Nếu không sẽ làm mất tác dụng của công tác tuyên truyền.

- Người dân được tận mắt nhìn thấy những loại cơng trình có thể xây dựng và học sinh có thể áp dụng lý thuyết được học vào thực hành.

- Các cơ sở công cộng là những nơi tập trung đông người, nếu không được sử dụng nước sạch sẽ dẫn tới nguy cơ lớn mắc các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh.

Do đó, việc xây dựng cơng trình cấp nước và vệ sinh tại các cơ sở công cộng là một trong những ưu tiên của Chương trình Nước sạch nơng thơn.

3.3. Cải tiến Khoa học công nghệ cấp nước sạch NT

a- Sử dụng các công nghệ cấp nước thông dụng

Trong tương lai sẽ phát triển cấp nước nông thơn bằng cách đa dạng hố các loại hình cơng nghệ phù hợp với điều kiện và đặc điểm của các vùng như:

- Giếng khoan, giếng khơi có hoặc khơng có cơng trình xử lý, sử dụng bơm tay hoặc bơm điện và giếng làng cải tiến phục vụ cho một nhóm hộ gia đình.

- Bể hoặc lu chứa nước mưa cho từng hộ gia đình.

- Hệ thống cấp nước tập trung bằng đường ống, cấp nước cho một số hộ gia đình hoặc cả một làng, xã, thị trấn như: hệ thống cấp nước tự chảy hoặc hệ thống cấp nước sử dụng bơm động lực. Tuỳ điều kiện từng nơi mà có thể nối mạng cấp nước đến từng hộ gia đình hoặc chỉ đưa nước đến bể chứa và vịi công cộng. Các hệ thống cấp nước tập trung bằng đường ống có sử dụng bơm động lực là loại hình cơng nghệ tiên tiến gần với đơ thị sẽ được khuyến khích sử dụng rộng rãi ở các thị trấn, thị tứ cũng như các làng xã có dân cư đơng đúc và phân bổ gọn.

3.4. Đổi mới mơ hình tổ chức - quản lý CTCN

Lĩnh vực cấp nước được nhà nước bao cấp từ nhiều năm nay, hoạt động chủ yếu theo phương châm phục vụ là chính, nguồn thu từ dịch vụ cung cấp nước rất hạn chế và không đầy đủ. Nghị quyết Trung ương 3 cũng như Định hướng phát triển cấp nước đô thị và vùng nông thôn Quảng Ninh đến năm 2030 đã chỉ rõ hướng phát triển lâu dài cho ngành cấp nước, theo đó các doanh nghiệp cấp nước sẽ được chuyển thành các doanh nghiệp hoạch tốn kinh doanh, khuyến khích xã hội hố trong đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch. Để thực hiện được những chủ trương này vấn đề then chốt là phải tăng cường năng lực về tổ chức, quản lý vận hành cho các đơn vị thực hiện việc cấp nước, đồng thời phải nghiên cứu các phương án xây dựng giá bán nước cho các đối tượng tiêu thụ, để các đơn vị cấp nước có thể tự chủ về tài chính, có lãi để hồn vốn vay và tái đầu tư sản xuất.

Qua khảo sát thực trạng các mơ hình quản lý nước sạch hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang tồn tại các mơ hình quản lý sau:

- Mơ hình trạm cấp nước sạch do Hợp tác xã dịch vụ nước sạch. - Mơ hình trạm cấp nước do UBND xã quản lý.

- Mơ hình Trạm cấp nước do doanh nghiệp tư nhân quản lý.

Tất cả mơ hình trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng và việc áp dụng các mơ hình cần căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương. Trong số đó, mơ hình hợp tác xã dịch vụ nước sạch hiện đang là mơ hình hoạt động khá hiệu quả và đối với lĩnh vực cấp nước sạch đây là mơ hình có nhiều ưu điểm, đó là:

+ Hợp tác xã là một trong những thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhất là đối với kinh tế nơng thơn. Vì vậy, nhà nước đang có nhiều chính sách để khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển.

+ Đối với cấp nước sạch nơng thơn khối tư nhân đã có sự tham gia nhưng vẫn cịn hạn chế là do thành phần kinh tế tư nhân ở các vùng nông thơn chưa phát triển mạnh.

+ Với mơ hình HTX dịch vụ nước sạch một mặt nhà nước sẽ huy động được sự đóng góp của người dân nơng thơn về tài chính với hình thức một nhóm cá nhân góp vốn lập hợp tác xã; mặt khác đây cũng là mơ hình mà thơng qua đó nhà nước có thể hướng dẫn người dân tham gia vào công việc quản lý phát huy được tinh thần dân chủ và trách nhiệm người dân đối với các cơng trình do nhà nước đầu tư.

Với mơ hình này người dân sẽ là người tham gia bỏ vốn đầu tư, trực tiếp là chủ thể quản lý, điều hành các cơng trình cấp nước. Đây là một hướng đi đúng phù hợp quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước đồng thời phù hợp với đặc điểm của các vùng nông thôn nước ta. Và cũng là cách làm phù hợp với nguyên tắc mà Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đã đưa ra: nguyên tắc phát triển bền vững.

3.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường ở các cấp, trước mắt đào tạo cho nhân viên quản lý và công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng cơng trình cấp nước sạch và vệ sinh mơi

trường. Chú trọng nâng cao năng lực thực hành, đáp ứng u cầu vận hành cơng trình; ưu tiên đào tạo cơng nhân, cán bộ bảo trì, vận hành tại cơ sở.

Đây là chính sách quan trọng nhất là đối với các địa phương nơi đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về cấp nước sạch còn thiếu và yếu. Và đội ngũ cơng nhân vận hành, bảo dưỡng các cơng trình cấp nước sạch còn thiếu các kỹ năng quản lý và vận hành.

Hàng năm, các cơ quan chức năng cần phối hợp với các địa phương để mở các lớp đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng (học lý thuyết kết hợp với thực hành) các hạng mục liên quan đến cơng trình cấp nước nơng thơn.

3.6. Xã hội hố thực hiện chương trình cấp NSNT

Nhằm huy động các nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để đẩy nhanh tỷ lệ người dân nông thôn được hưởng nước sạch và các cơng trình sinh họat nhằm cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của người dân nông thơn đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cần phối hợp với các địa phương trước khi triển khai cơng tình cần nắm được các cơ chế chính sách ưu đãi của Tỉnh đã ban hành đảm bảo nguyên tắc các thành phần kinh tế được coi trọng và đối xử bình đẳng như:

+ Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với các vùng theo quy định của Luật đầu tư, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, các quy định văn bản quy phạm pháp luật về thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 5%. Được miễn thuế sử dụng tài nguyên nước.

+ Các hoạt động trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được giao đất không thu tiền sử dụng đất.

+ Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý vận hành và khai thác các cơng trình cấp nước sạch nơng thơn trong thời gian chưa đảm bảo cân đối thu chi thì được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí vận hành bảo dưỡng cơng trình theo quy định tại thơng tư hướng dẫn hướng

dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí NSNN chi cho Chương trình Nước sạch và vệ sinh mơi trường nông thôn giai đoạn 2020-2030.

+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH VÙNG NÔNG THÔN TỈNHQUẢNG NINH (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)