Huyện Vân Đồn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH VÙNG NÔNG THÔN TỈNHQUẢNG NINH (Trang 30 - 32)

1.1.2 .Tổ chức hành chính và dân cư

2.2. Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước tập trung

2.2.7. Huyện Vân Đồn

Huyện Vân đồn hiện tại có hệ thống cấp nước cho thị trấn Cái Rồng nhưng chưa được xây dựng hoàn chỉnh, khơng có cơng trình xử lý. Nước thơ được bơm từ hồ Mắt Rồng bằng trạm bơm có cơng suất 20m3/h dẫn trực tiếp đến nơi tiêu thụ bằng mạng lưới đường ống có tổng chiều dài khoảng 3.200m. Đa số dân cư trong thị trấn sử dụng nguồn nước giếng mạch nông.

Năm 2005 Công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh đã lắp đặt đường ống dẫn nước từ Cửa Ông ra Vân Đồn cấp nước cho thị trấn Cái Rồng và một số khu vực lân cận.

Vấn đề cấp nước cho thị trấn Cái Rồng chưa được cải thiện nhiều trong khi nhu cầu dùng nước ngày càng tăng nhất là nhu cầu dùng nước cho hoạt động dịch vụ du lịch. Quy hoạch xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009, theo đó Vân Đồn sẽ trở thành khu kinh tế năng động và quan trọng của tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống cấp nước khu vực thị trấn Cái Rồng nói riêng và của Vân Đồn nói chung cần được nghiên cứu và đầu tư trước một bước để đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực theo quy hoạch được duyệt.

Hệ thống cấp nước nông thôn: Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có Trạm cấp nước tập trung nông thôn nào, hai xã Đông Xá và Hạ Long sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước của TP. Cẩm Phả, các xã còn lại sử dụng nguồn nước khai thác từ các cơng trình nhỏ lẻ hộ gia đình như giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước mạch lộ và nguồn nước mặt.

- Tính đến năm 2020, số người dân vùng nơng thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các cơng trình cấp nước trên địa bàn huyện như sau:

+ Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng đào: 11.280 người; + Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 12.453 người.

+ Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 10.420 người.

+ Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 416 người Theo thống kê đến năm 2020, tồn huyện có 85,28% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Để xây dựng hệ thống cấp nước cho các xã đảo của huyện Vân Đồn cần tính tốn đến nguồn nước, yếu tố khoa học cơng nghệ xử lý nước ngầm nếu khoan lấy nước tầng sâu sẽ bị nhiễm mặn, nếu lấy nước từ Thành phố Cẩm phả chỉ đưa đến được các xã trên đất liền của huyện, cịn các xã đảo do tính chất phức tạp của địa hình cộng với dân cư sống rải rác nên việc

đưa nước từ Thành phố Cẩm Phả ra các đảo đến từng thơn, xóm của các xã là rất tốn kém, nên trước mắt phải sử dụng nguồn nước trên các xã đảo, đồng thời xây dựng nhiều hồ chứa, bể chứa nước mưa có trữ lượng lớn và các lu chứa nước để người dân có nước sinh hoạt đảm bảo cuộc sống.

Hiện nay, Vân Đồn đang được xây dựng thành đặc khu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, trong tương lai sẽ xây dựng sân bay, hệ thống vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc tế nên dự báo lượng du khách đến với Vân Đồn sẽ ngày càng gia tăng. Mặt khác, Vân Đồn lại là cửa ngõ đi đến huyện đảo Cô Tô nên lượng người lưu trú khi đến tham quan du lịch sẽ ngày càng gia tăng, do đó nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao.

Việc chưa có nguồn nước sạch để cung cấp cho Vân Đồn là một trong những rào cản đối với các nhà đầu tư muốn đến Vân Đồn đầu tư, xây dựng. Theo khảo sát tại doanh nghiệp Mai Quyền tại xã Hạ Long hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nước mạch lộ, lấy từ trên khe núi về để sử dụng làm nước sinh hoạt và ăn uống cho toàn bộ khu du lịch. Nước được lấy từ các khe núi về tập trung tại một hồ chứa nhỏ với diện tích khoảng 200m2, sau đó được đưa vào 2 bể chứa, bể lắng, không qua xử lý và cấp trực tiếp cho các nhà nghỉ và khách sạn của công ty, nên vấn đề về nước sinh hoạt, nước ăn uống của nhà nghỉ cũng rất cần được sự quan tâm, nhưng chưa có nguồn nước sạch để cho doanh nghiệp.

Đối với một số đảo có tiềm năng phát triển du lịch như Quan Lạn, Minh Châu về mùa hè số lượng khách du lịch tương đối lớn trong khi đó hệ thống cấp nước khơng đảm bảo cho cả người dân hiện tại và khách tham quan du lịch là vấn đề cần phải được quan tâm, trong tương lai các cấp chính quyền Tỉnh, Huyện cần phải quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước sạch đến được trung tâm du lịch của 2 xã đảo này, để nước sinh hoạt không phải là yếu tố cản trở sự phát triển du lịch, phát triển kinh tế của địa phương.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH VÙNG NÔNG THÔN TỈNHQUẢNG NINH (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)