Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH VÙNG NÔNG THÔN TỈNHQUẢNG NINH (Trang 44)

1.1.2 .Tổ chức hành chính và dân cư

3.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường ở các cấp, trước mắt đào tạo cho nhân viên quản lý và công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước sạch và vệ sinh mơi

trường. Chú trọng nâng cao năng lực thực hành, đáp ứng u cầu vận hành cơng trình; ưu tiên đào tạo cơng nhân, cán bộ bảo trì, vận hành tại cơ sở.

Đây là chính sách quan trọng nhất là đối với các địa phương nơi đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về cấp nước sạch còn thiếu và yếu. Và đội ngũ công nhân vận hành, bảo dưỡng các cơng trình cấp nước sạch cịn thiếu các kỹ năng quản lý và vận hành.

Hàng năm, các cơ quan chức năng cần phối hợp với các địa phương để mở các lớp đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng (học lý thuyết kết hợp với thực hành) các hạng mục liên quan đến cơng trình cấp nước nông thôn.

3.6. Xã hội hố thực hiện chương trình cấp NSNT

Nhằm huy động các nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để đẩy nhanh tỷ lệ người dân nông thôn được hưởng nước sạch và các cơng trình sinh họat nhằm cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của người dân nơng thơn đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cần phối hợp với các địa phương trước khi triển khai cơng tình cần nắm được các cơ chế chính sách ưu đãi của Tỉnh đã ban hành đảm bảo nguyên tắc các thành phần kinh tế được coi trọng và đối xử bình đẳng như:

+ Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với các vùng theo quy định của Luật đầu tư, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, các quy định văn bản quy phạm pháp luật về thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 5%. Được miễn thuế sử dụng tài nguyên nước.

+ Các hoạt động trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được giao đất không thu tiền sử dụng đất.

+ Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý vận hành và khai thác các cơng trình cấp nước sạch nơng thơn trong thời gian chưa đảm bảo cân đối thu chi thì được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí vận hành bảo dưỡng cơng trình theo quy định tại thơng tư hướng dẫn hướng

dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí NSNN chi cho Chương trình Nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thôn giai đoạn 2020-2030.

+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật và phương pháp huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngồi nước để đầu tư.

+ UBND các địa phương tùy theo khả năng ngân sách của địa phương xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công nhân của các cơ sở ngồi cơng lập khi cần thiết. Tích cực vận động cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn thực hiện xã hội hố trong việc xay dựng các cơng trình cấp nước sạch nơng thơn để chung tay góp sức xây dựng phát triển kinh tế xã hội.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quảng Ninh đã và đang dành được những thành tựu quan trọng. Các chỉ tiêu kinh tế đều có mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước, đời sống nhân dân đã và đang được cải thiện. Cùng với quá trình CNH-HĐH, nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng và đóng vai trị là điều kiện cơ sở hạ tầng quan trọng nhất đối với q trình xây dựng, phát triển các đơ thị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Với mục tiêu cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, đến cuối năm 2020 đã có 87,57 % dân cư ở vùng nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh với số người được hưởng lợi từ chương trình là 446.046 người. Việc huy động vốn thực hiện chương trình đã có mức tăng trưởng khá, tổng mức đầu tư toàn xã hội cho nước sạch và vệ sinh nông thôn đạt khoảng 288.318 triệu đồng (trong đó: chương trình mục tiêu 85.046 triệu; chương trình 134/TTg 7.646 triệu; vốn vay tín dụng 195.626 triệu). Tuy nhiên với kết quả trên mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu có 95% dân cư nơng thơn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh như chỉ tiêu Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh đề ra là một nhiệm vụ cịn rất khó khăn và nặng nề. Trong khi tỷ trọng vốn ngân sách TW thấp chỉ đạt 21,2% so với mục tiêu đầu tư từ ngân sách TW là 60%.

Hệ thống cấp nước các đơ thị Quảng Ninh đã có bước phát triển tích cực kể từ khi cơ chế quản lý vận hành được chuyển đổi, ngành cấp nước được hoạt động theo định hướng cơ chế của thị trường. Tuy nhiên, về tổng thể hệ thống cấp nước các đơ thị, khu cơng nghiệp chưa có sự đồng bộ về phần nguồn và mạng, tình hình suy kiệt nguồn cấp nước tại một số đô thị thể hiện sự khiếm khuyết trong công tác quản lý đối với nguồn nước cũng như sự thụ động trong việc lập và thực hiện các kế hoạch cấp nước. Bên cạnh đó việc cấp nước sạch cho vùng nơng thơn cịn nhiều bất cập, đầu tư mang tính dàn trải manh mún, tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh cịn thấp, các cơng trình cấp nước được đầu tư đã lâu nên hiệu quả sử dụng chưa cao.

Trong khi đó hiện nay nước sạch là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện đời sống sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau năm 2030, các nguồn cấp nước hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của các đô thị, khu công nghiệp và vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Định hướng cấp nước từ sơng Thái Bình hàm chứa nhiều rủi ro về lưu lượng và chất lượng vì rất có thể sơng Thái Bình cũng sẽ bị suy kiệt trong tương lai. Việc điều tiết, chuyển đổi một phần lưu lượng nước nông nghiệp ở các hồ chứa sử dụng cho mục đích cấp nước sạch cần phải được xem xét càng sớm càng tốt, đồng thời cần có các phương án xây dựng thêm hồ mới. Ngồi việc dự trữ nước, các hồ cịn có vai trị lớn trong việc tái tạo và điều hòa điều kiện sinh quyển, tạo các điều kiện cần thiết để cải thiện mơi trường và cảnh quan.

Q trình đơ thị hóa, phát triển cơng nghiệp có thể hủy hoại mơi trường ở tốc độ rất lớn. Đối với Quảng Ninh, nguồn cấp nước chủ yếu là nước mặt, chịu tác động trực tiếp của ơ nhiễm. Vì vậy cần thực hiện các phương án bảo vệ môi trường nước. Đặc biệt những tác động tiêu cực về môi trường từ các hoạt động khai thác than và khoáng sản, các hoạt động xây dựng, san lấp, chặt phá rừng ở khu vực gần các nguồn cấp nước. Cần bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; nghiêm cấm khai thác rừng tại các khu vực này nhằm bảo vệ ổn định nguồn sinh thuỷ cho các hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ có ý nghĩa quan trọng trong việc cấp nước sinh hoạt như hồ Cao Vân, hồ Yên Lập, Tràng Vinh, Quất Đông cũng như các con sông được sử dụng cho cấp nước. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng một cách khoa học và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước; phát triển hợp lý hệ thống cấp nước các đơ thị, khu cơng nghiệp và vùng nơng thơn có vai trị vô cùng quan trọng trong thực hiện Quy hoạch chiến lược cấp nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2020- 2030, góp phần vào thành cơng chung của kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và các giai đoạn phát triển tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Văn Tín (2001), Cấp nước Tập 1, Tập 2, Nxb Khoa học kỹ thuật.

2. Chính Phủ (2000), Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia

cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, Văn phịng chính phủ, Hà Nội.

3. Chính Phủ (2006), Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn

2006-2018, Văn phịng chính phủ, Hà Nội.

4. Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể KTXH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2030.

5. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn (2008) Các mơ hình Cơng nghệ và Phân cấp quản lý các cơng

trình cấp nước và vệ sinh nông thôn.

6. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, niên giám thống kê năm 2020.

7. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp và phát triển

nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2018 và định hướng đến năm 2030.

8. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ năm

2019-2015.

9. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2018-

2018.

10. UBND tỉnh Quảng Ninh, phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2018-

2018

11. Tỉnh ủy Quảng Ninh, Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 15/6/2018 về xây dựng Nông

thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.

12. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND ngày 10

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH VÙNG NÔNG THÔN TỈNHQUẢNG NINH (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)