1.1.2 .Tổ chức hành chính và dân cư
2.2. Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước tập trung
2.2.5. Huyện Đông Triều
- Hệ thống cấp nước phân tán: Trên địa bàn huyện có 35.760 người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ nguồn nước giếng đào, 15.429 người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ cơng trình nước giếng khoan.
- Hệ thống cấp nước tập trung: Tại huyện Đơng Triều có 2 trạm cấp nước tập trung đô thị tại thị trấn Đông Triều và Mạo Khê, tại thị trấn Đông triều công suất thiết kế giai đoạn 1 là 2.000 m3/ngày đêm khai thác nguồn nước ngầm từ 4 giếng khoan thuộc khu vực xã Tân Việt và được đưa vào sử dụng từ năm 2001.
+ Khu vực xã Đức Chính và xã Tràng An sử dụng hệ thống khai thác nước ngầm từ hai giếng 541 tại thôn Đồng Quan xã Đức Chính và giếng 548A thơn 1 xã Đức Chính có tổng lượng khai thác 1.680 m3/ngày đêm dẫn về khu xử lý tại khu 2 thị trấn Đơng Triều có cơng suất xử lý 2.000 m3/ngày đêm cung cấp nước cho khoảng 6.000 hộ và các cơ quan trên địa bàn.
+ Khu vực thị trấn Mạo Khê sử dụng nguồn nước ngầm từ 2 giếng khoan: giếng 12 ở tổ 1 khu Vĩnh Trung thị trấn Mạo Khê và giếng 248 ở khu Hồng Hoa Thám thị trấn Mạo Khê có tổng lượng khai thác 5.280 m3/ngày đêm. Hai giếng này hòa chung vào mạng lưới cấp nước cho khoảng 7.000 hộ dân và 86 cơ quan khu vực thị trấn. Ngoài ra thị trấn sử dụng nguồn nước mặt từ sông Trung Lương tổng lượng nước khai thác khoảng 10.000 m3/ngày đêm.
Hiện vẫn chưa có một hệ thống cấp nước riêng hồn chỉnh cho thị trấn Mạo Khê. Nguồn cấp nước chính khai thác từ 1 giếng khoan, được đưa vào sử dụng từ những năm 1970- 1971 với công suất 1.500 - 2.000 m3/ngày đêm, bơm thẳng vào mạng cấp nước mà không qua xử lý. Khi trạm cấp nước cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch được xây dựng, một bộ phận nhỏ dân cư sống dọc theo đường ống D400 dẫn nước thô vào khu xử lý đã lấy nước trực tiếp nước từ ống nước thô làm nước sinh hoạt. Trạm cấp nước của nhà máy xi măng Hoàng Thạch cũng cấp nước được cho một số hộ gia đình, chủ yếu thuộc khu vực Vĩnh Tuy thuộc thị trấn Mạo Khê, sống dọc đường bê tơng vào Nhà máy. Nhiều hộ gia đình đang phải tiếp tục sử dụng nước giếng khơi.
Trạm cấp nước của nhà máy xi măng Hồng Thạch: cơng suất 10.000 m3/ngày đêm có tính đến khả năng mở rộng cơng suất lên gấp đôi, cấp nước chủ yếu cho các nhu cầu sản xuất của Nhà máy. Chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư sống trong khu vực này là được sử dụng nước từ trạm cấp nước này. Trạm cấp nước sử dụng cả 2 nguồn nước là nước ngầm từ các giếng khoan có tổng cơng suất khai thác khoảng 2.000 m3/ng và nguồn nước mặt sông Trung Lương thông qua trạm bơm nước thô Miếu Hương cách trạm xử cấp nước 7 km. Sông Trung Lương chỉ cho phép khai thác nước sinh hoạt ở mức 10.000 - 15.000 m3/ngày đêm.
Tuy nhiên do nguồn nước mặt từ Miếu Hương đã đủ cung cấp nước cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch, cũng như các thiết bị của hệ thống khai thác nước ngầm như máy bơm, hệ thống điện, đường ống... bị hư hỏng nhiều nên nguồn nước ngầm chưa được khai thác. Để đảm bảo cấp nước an toàn cho nhà máy xi măng Hồng Thạch, đường ống nước thơ thứ hai D400 đang được xây dựng.
Các trạm cấp nước tập trung nơng thơn: có 1 trạm cấp nước nơng thơn đó là trạm cấp nước xã n Đức cơng suất thiết kế 700 m3/ngày đêm, hiện tại mới chỉ khai thác 600 m3/ngày đêm và đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp.
Người dân còn lại chủ yếu sử dụng nguồn nước khai thác từ các cơng trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình: giếng khoan, giếng đào, nước mưa và các nguồn nước mặt khác.
- Tính đến năm 2020, số người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các cơng trình cấp nước trên địa bàn huyện như sau:
+ Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 15.429 người.
+ Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 7469 người.
+ Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 48.480 người. Với số người sử dụng nước huyện Đơng Triều có 92,85% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Đây là huyện có số người được sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất trong toàn tỉnh, tuy nhiên số người sử dụng nguồn nước từ giếng đào vẫn là chủ yếu, mà nguồn nước giếng đào như đã phân tích chứa nhiều độc tố và các kim loại nặng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Một thực trạng trong 3 năm qua là nguồn vốn cấp cho chương trình nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn của huyện đều khơng giải ngân hết vì số vốn q ít để xây dựng Trạm nước tập trung, còn để xây dựng các giếng đào, giếng khoan thì trong dân đã bão hồ.