Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Đo lường yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại trường đại học lạc hồng (Trang 38)

CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4 Nghiên cứu chính thức

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của người lao động từ chính ý kiến của người lao động đang làm việc tại Trường. Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Đại học Lạc Hồng trong tháng 01/2014. Phương pháp thu thập thông tin sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng và phân tích các dữ liệu thứ cấp đã được thống kê, tập hợp, để từ đó, luận văn có cái nhìn tổng qt hơn, cụ thể hơn về sự tác động của các yếu tố đến sự thỏa mãn của người lao động. Từ đó giúp Ban lãnh đạo nhà trường có cái nhìn tổng quát và thấu hiểu hơn về người lao động tại Trường Đại học Lạc Hồng.

3.4.1 Chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong số người lao động đang làm việc tại Trường.

Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì Kumar (2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được và số lượng người lao động tại nơi khảo sát.

Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cỡ mẫu thông thường được lấy phải gấp 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Cũng theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần phải thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, nếu dùng hồi quy thì số mẫu >= 8 x n + 50 (n là số biến độc lập).

Như vậy:

• Phân tích EFA: mẫu >= 5 x m (m là số mục hỏi trong phân tích nhân tố) mẫu >= 5 x 45 = 225

• Hồi quy: mẫu >= 8 x n + 50 (n là số biến độc lập) mẫu >= 8 x 10 + 50 = 130

• Tác giả chọn mẫu >= max (225; 130) = 225

• Vậy: mẫu >= 225

Như vậy cỡ mẫu ước lượng tối thiểu là 225 mẫu.

3.4.2 Thang đo, Thiết kế thang đo

3.4.2.1 Thang đo

Đề tài nghiên cứu sử dụng dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời.

Về thang đo lựa chọn sử dụng trong đề tài, tác giả quyết định chọn thang đo năm mức độ để đo lường sự thỏa mãn công việc của giảng viên ở các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu ban đầu.

Về độ tin cậy của công cụ đo lường, hệ số Cronbach alpha sẽ được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát được sử dụng trong bảng câu hỏi. Ngồi ra, phân tích nhân tố cũng được tiến hành để kiểm định tính đơn khía cạnh của các câu hỏi trong nhóm thuộc từng khía cạnh (nhân tố).

Bảng 3.1: Các thang đo đƣợc sử dụng trong câu hỏi nghiên cứu

Nhân tố Biến Thang đo

Thông tin về sự thỏa mãn từng thành phần trong công việc

Đánh giá chi tiết về mức độ thỏa mãn ở từng thành phần của công việc

Các tiêu chí đánh giá về: Thương hiệu của trường

Mơi trường, điều kiện làm việc Tiền lương, thưởng

Phúc lợi Cấp trên Đồng nghiệp

Cơ hội đào tạo, học hỏi Cơ hội thăng tiến Mối quan hệ

Nhận thức về công việc đang làm

năm mức độ (Thang đo khoảng)

Thông tin về sự thỏa mãn chung về công việc

Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn cơng việc

Tin rằng tơi đang có việc làm tốt tại

Trường năm mức độ

(Thang đo khoảng) Tiếp tục làm việc lâu dài tại Trường

Nhìn chung, hồn tồn hài lịng với công việc tại Trường

Thông tin cá nhân

Thông tin phân loại người lao động

Giới tính Định danh

Tuổi Tỷ lệ

Học vị Cấp bậc

Thâm niên cơng tác Tỷ lệ

Vị trí cơng tác Định danh

Bộ phận cơng tác Định danh

Thu nhập bình qn mỗi tháng Tỷ lệ

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 01/2014]

(Trong chương trình SPSS gộp chung thang đo khoảng và thang đo tỉ lệ thành thang đo mức độ - Scale Measues)

3.4.2.2 Thang đo

Thang đo chính thức được xây dựng dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính ở trên. Có 11 khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là:

- Thương hiệu của trường

- Mơi trường, điều kiện làm việc

- Tiền lương (lương, tiền giảng, tiền gác thi,...) và thưởng - Phúc lợi

- Cấp trên - Đồng nghiệp

- Cơ hội đào tạo, học hỏi - Cơ hội thăng tiến - Mối quan hệ

- Nhận thức về công việc đang làm - Sự thỏa mãn chung của người lao động

Căn cứ theo mơ hình nghiên cứu lý thuyết như trình bày ở chương 2, hình 2.3; Căn cứ theo nghiên cứu sơ bộ: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng nhưn trình bày ở chương 3, phần 3.3;

Ta có các biến quan sát của thang đo được đo lường bằng thang đo năm điểm, cụ thể như sau:

- Niềm tự hào về thương hiệu của Trường (ký hiệu I): Đo lường các yếu tố liên quan đến sự tự hào về nơi đang làm việc và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi ai đó nhắc đến nơi mình đang làm việc, được đo bởi 03 biến quan sát, từ 1 đến 3.

Bảng 3.2: Thang đo niềm tự hào về thƣơng hiệu của Trƣờng

I Niềm tự hào về thƣơng hiệu của Trƣờng

1. Tôi cảm thấy rất vui khi người khác nhắc đến Trường tôi đang làm việc 2. Tôi cảm thấy tự hào khi trả lời với người khác tôi đang làm việc ở đâu 3. Thương hiệu của Trường giúp tơi tự tin khi nói chuyện với người khác

- Mơi trường, điều kiện làm việc (ký hiệu II): Đo lường các yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất nơi làm việc…, được đo bởi 7 biến quan sát, từ 4 đến 10.

Bảng 3.3: Thang đo môi trƣờng, điều kiện làm việc tại Trƣờng

II Môi trƣờng, điều kiện làm việc tại Trƣờng

4. Tôi có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện công việc 5. Nơi tôi làm việc sạch sẽ, thoải mái

6. Công việc cho phép tôi sử dụng tốt các năng lực cá nhân 7. Tôi luôn được tạo điều kiện tốt nhất để hồn thành cơng việc

8. Tơi có thể làm cơng việc tự do theo cách của mình miễn sao tơi hồn thành cơng việc tốt nhất

9. Mọi người hợp tác rất tốt với nhau để thực hiện công việc 10. Tôi không phải lo lắng mất việc làm

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 01/2014]

- Tiền lương (lương, tiền giảng, tiền gác thi,...) và thưởng (ký hiệu III): Đo lường các yếu tố về tiền lương và các khoản thưởng tác động đến sự thỏa mãn nhân viên ra sao, được đo bởi 5 biến quan sát, từ 11 đến 15.

Bảng 3.4: Thang đo tiền lƣơng (lƣơng, tiền giảng, tiền gác thi,...) và thƣởng

III Tiền lƣơng (lương, tiền giảng, tiền gác thi,...) và thƣởng

11. Tôi được trả lương tương xứng với công việc của tôi

12. Tôi cho rằng mức lương tôi đang được hưởng là công bằng so với công việc cùng loại ở các Trường khác

13. Tôi nhận được các khoản thưởng thỏa đáng từ hiệu quả làm việc của mình 14. Tơi có thể sống hồn tồn dựa vào thu nhập tại Trường

15. Chế độ lương, thưởng được Trường thực hiện công bằng

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 01/2014]

- Phúc lợi (ký hiệu IV): Đo lường các yếu tố liên quan đến các chính sách phúc lợi của của Trường, được đo bởi 3 biến quan sát, từ 16 đến 18.

Bảng 3.5: Thang đo phúc lợi

IV Phúc lợi

16. Tơi hài lịng với chính sách phúc lợi tại Trường 17. Phúc lợi tại Trường hấp dẫn hơn so với Trường khác 18. Chế độ phúc lợi được Trường thực hiện công bằng

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 01/2014]

- Cấp trên (ký hiệu V): Đo lường các yếu tố về hành vi, năng lực và cách cư sử của cấp trên đối với người lao động, được đo bởi 6 biến quan sát, từ 19 đến 24.

Bảng 3.6: Thang đo tính cách, khả năng của cấp trên

V Cấp trên

19. Các quyết định của cấp trên luôn làm cho tôi thỏa mãn 20. Năng lực của cấp trên làm cho tôi cảm thấy nể phục 21. Cấp trên luôn giúp đỡ, hỗ trợ tôi khi cần

22. Cấp trên luôn gần gũi, lắng nghe và thấu hiểu 23. Cấp trên đối xử công bằng, tôn trọng với nhân viên

24. Tôi được cấp trên bảo vệ trước tổ chức và người khác khi cần thiết

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 01/2014]

- Đồng nghiệp (ký hiệu VI): Đo lường các yếu tố về đồng nghiệp trong đơn vị, được đo bởi 4 biến quan sát, từ 25 đến 28.

Bảng 3.7: Thang đo về đồng nghiệp

VI Đồng nghiệp

25. Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết 26. Đồng nghiệp của tơi là người thân thiện, dễ gần, hịa đồng 27. Đồng nghiệp của tôi là người đáng tin cậy

28. Đồng nghiệp của tôi ln tận tâm, nhiệt tình, hồn thành tốt cơng việc

- Cơ hội đào tạo, học hỏi (ký hiệu VII): Đo lường các yếu tố liên quan đến cơ hội được đào tạo, học hỏi thêm những kiến thức mới, kinh nghiệm từ người đi trước, chế độ, chính sách cho việc học nâng cao trình độ..., được đo bởi 5 biến quan sát, từ 29 đến 33.

Bảng 3.8: Thang đo cơ hội đƣợc đào tạo, học hỏi

VII Cơ hội đào tạo, học hỏi

29. Tôi luôn được cấp trên tạo điều kiện cho học tập, nâng cao kiến thức 30. Tơi ln được người có kinh nghiệm hướng dẫn

31. Tôi được Trường đào tạo đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để thực hiện tốt cơng việc của mình

32. Trường có chế độ, chính sách hợp lý cho việc học tập, nâng cao trình độ

33. Cơng việc cho tôi cơ hội/ địi hỏi tơi tiếp xúc với những kiến thức chun môn chuyên sâu

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 01/2014]

- Cơ hội thăng tiến (ký hiệu VIII): Đo lường các yếu tố liên quan đến cơ hội, chính sách thăng tiến, sự cạnh tranh công bằng trong công việc, được đo bởi 3 biến quan sát, từ 34 đến 36.

Bảng 3.9: Thang đo cơ hội thăng tiến

VIII Cơ hội thăng tiến

34. Tôi nhận thấy cơ hội thăng tiến đến với tất cả những ai có khả năng, năng lực 35. Có chính sách rõ ràng, nhất qn trong đề bạt thăng chức

36. Ln có sự cạnh tranh cơng bằng trong cơng việc

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 01/2014]

- Mối quan hệ (ký hiệu IX): Đo lường các yếu tố liên quan đến mối quan hệ, được đo bởi 3 biến quan sát, từ 37 đến 39.

Bảng 3.10: Thang đo mối quan hệ

IX Mối quan hệ

37. Công việc giúp tôi mở rộng mối quan hệ với đồng nghiệp tại Trường 38. Công việc giúp tôi mở rộng mối quan hệ với đồng nghiệp ở Trường khác 39. Công việc giúp tôi mở rộng mối quan hệ với bên ngoài Trường

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 01/2014]

- Nhận thức về công việc đang làm (ký hiệu X): Đo lường các yếu tố liên quan đến nhận thức về công việc đang làm, được đo bởi 3 biến quan sát, từ 40 đến 42.

Bảng 3.11: Thang đo nhận thức về công việc đang làm

X Nhận thức về công việc đang làm

40. Tôi hiểu rất rõ về kế hoạch, mục tiêu của nơi tôi đang làm việc

41. Tơi hiểu cơng việc của tơi đóng góp cho việc hồn thành kế hoạch đơn vị tơi đang làm việc và kế hoạch của Trường

42. Thực hiện công việc tốt đã đem đến cho tôi cơ hội thăng tiến và cảm giác thỏa mãn về bản thân

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 01/2014]

- Sự thỏa mãn chung của người lao động (ký hiệu XI): Đo lường các yếu tố liên quan đến sự thỏa mãn chung của người lao động, được đo bởi 3 biến quan sát, từ 43 đến 45.

Bảng 3.12: Thang đo sự thỏa mãn chung của ngƣời lao động

XI Sự thỏa mãn chung của ngƣời lao động đối với Trƣờng

43. Tơi tin rằng tơi đang có việc làm tốt tại Trường 44. Tôi tiếp tục làm việc lâu dài tại Trường

45. Nhìn chung, tơi hồn tồn hài lịng với cơng việc tại Trường

3.4.3 Thiết kế bảng câu hỏi

Đề tài nghiên cứu sử dụng dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời. Bảng câu hỏi gồm 2 phần:

- Phần đầu là thông tin về sự thỏa mãn cơng việc nói chung và sự thỏa mãn ở các khía cạnh cụ thể được biểu hiện dưới dạng các câu hỏi phản ánh chỉ số đánh giá từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc gồm: Thương hiệu của trường; Môi trường, điều kiện làm việc; Tiền lương (lương, tiền giảng, tiền gác thi,...) và thưởng; Phúc lợi; Cấp trên; Đồng nghiệp; Cơ hội đào tạo, học hỏi; Cơ hội thăng tiến; Mối quan hệ; Nhận thức về công việc đang làm; Sự thỏa mãn chung của người lao động.

Ngoài ra các câu hỏi về kết quả công việc cũng được đưa ra khảo sát để đánh giá mức độ của sự thỏa mãn công việc đến kết quả thực hiện công việc. Thang đo đã được các nhà nghiên cứu trước đây sử dụng rộng rãi và đã chứng minh được tính phù hợp của nó nên các câu hỏi khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu này dùng thang đo năm mức độ. Với câu trả lời của người trả lời dưới dạng thang đo này, ta sẽ thấy được sự thỏa mãn cơng việc của người lao động ở từng khía cạnh, từng nhân tố trong công việc ở mức thỏa mãn hay không thỏa mãn và ở mức độ nhiều hay ít. Đồng thời, vì thang đo là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Phần sau là thông tin phân loại người trả lời như Giới tính, Tuổi, Học vị, Thâm niên cơng tác, Vị trí cơng tác, Bộ phận cơng tác, Thu nhập bình quân mỗi tháng dùng cho việc thống kê phân loại về sau.

3.4.4 Đánh giá thang đo và phân tích kết quả nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trả lời bảng câu hỏi, sau đó được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi mã hóa và điều chỉnh dữ liệu, ta sẽ thực hiện các bước sau:

-Bước 1: Đánh giá độ tin cậy các thang đo qua hệ số Cronbach alpha. Trong tài liệu về Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS của Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Đối với nghiên cứu này, các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach alpha đạt từ 0.7 trở lên.

-Bước 2: Sử dụng phương pháp phân tích các yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để kiểm định giá trị của các thang đo.

+ Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05. (Hair và cộng sự, 2006)

+ Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loadings) ≥ 0.5. Biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. (Hair và cộng sự, 2006)

+ Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. (Anderson và Gerbing, 1988)

+ Thứ tư, hệ số Eigenvalue có giá trị ≥ 1. (Anderson và Gerbing, 1988)

+ Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003). -Bước 3: Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

đến sự thỏa mãn cơng việc nói chung, đồng thời xem xét sự phù hợp của các yếu tố trong thang đo và kiểm định các giả thuyết ban đầu.

-Bước 4: Sử dụng phương pháp phân tích T-Test, phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân như giới tính, độ tuổi, học vị, thâm niên cơng tác, vị trí cơng tác....

3.5 Tóm tắt chƣơng 3

Trong chương 3 trình bày chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu thực hiện qua 2 bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Một phần của tài liệu Đo lường yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại trường đại học lạc hồng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w