Sự khác biệt OSHAS 18001 và ISO 45001

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dongsung vina (Trang 29 - 54)

Khác biệt Không đƣợc định nghĩa trong OSHAS 18001

Tổ chức, bên hữu quan Người lao động

Nơi làm việc Thuê ngoài, nhà thầu

OSH: hệ thống quản lý chính sách, mục tiêu Sựu tham gia, tham vấn

Mối nguy, rủi ro Rủi ro, cơ hội

Kết quả hoạt động ATVSLĐ Năng lực

Sự cố, cải tiến thường xuyên Thông tin dạng văn bản

Hành động khắc phục Quá trình

Chấn thương và bệnh tật Theo dõi đo lường

Nguồn: [11]

Những sự khác nhau giữa ISO 45001:2018 và OHSAS 18001:2007 trên cho ta thấy các tổ chức/doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến an toàn vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên. Mặc dù 2 tiêu chuẩn này khác nhau trong cách tiếp cận, nhưng từ nền tảng là có hệ thống quản lý xây dựng theo OHSAS 18001:2007 doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn khi chuyển đổi sang ISO 45001:2018.

1.3.4. Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, tổ chức sẽ có một số lợi ích sau:

- Giảm sự cần thiết phải tổ chức kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên doanh nghiệp. Hoạt động quản lý ATVSLĐ của doanh nghiệp đi vào nề nếp, theo trật tự và khoa học. Các cấp quản lý đã xác định tốt trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý ATVSLĐ ở cấp mình. Việc quản lý của cấp trên sẽ đơn giản hơn và giảm hẳn những việc phải ra những quyết định quản lý chồng chéo trong quản lý.

- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế có yêu cầu sự tuân thủ các Hệ thống quản lý ATVSLĐ (như SA 8000, OHSAS 18000).

- Công chúng nhận thấy doanh nghiệp có thái độ trách nhiệm đối với NLĐ. Điều này góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng, là cơ sở để góp phần tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các thị trường đòi hỏi sản phẩm XANH.

- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, là sự đầu tư trước cho sự phòng ngừa tổn thất trong quản trị doanh nghiệp.

- Cải tiến việc thực hiện công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp sẽ làm giảm các chi phí liên quan đến những tai nạn và sự cố; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về đảm bảo ATLĐ và bảo vệ môi trường.

- Nếu NLĐ nhận thấy rằng doanh nghiệp đang quan tâm thích đáng đến sự an toàn và sức khỏe của họ, quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ được cải thiện; điều này góp phần khích lệ NLĐ làm việc tốt hơn, tăng năng suất lao động.

- Ngân hàng và các nhà đầu tư sẵn sàng rót nguồn tài chính cho doanh nghiệp nếu chứng minh rằng doanh nghiệp được quản lý tốt.

- Đối tác kinh doanh tin tưởng hơn vào doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn hoặc chính sách nhập khẩu của một số quốc gia có thể chỉ giao dịch với các doanh nghiệp có các Hệ thống quản lý ATVSLĐ hiệu quả, góp phần đảm bảo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Là cơ sở góp phần cho sự chứng nhận những chứng chỉ công nhận các tiêu chuẩn khác như ISO 9000 (chất lượng); ISO 14000 (môi trường) ISO 45001 và là cơ sở tạo lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 còn gặp phải một số khó khăn như sau:

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ áp dụng hệ thống. Khi xây dựng và áp dụng hệ thống cần có các nguồn lực nhất định về con người, thời gian, kinh phí, để hài hịa giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và việc triển khai áp dụng hệ thống đang là bài tồn khó của các doanh nghiệp hiện nay.

- Cân đối giữa vấn đề chi phí và hiệu quả khi triển khai áp dụng hệ thống. - Việc đào tạo nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động cịn gặp nhiều khó khăn do trình độ của người lao động tại một tổ chức là không đồng đều.

- Số lượng cán bộ an toàn tại doanh nghiệp thường hạn chế và phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác

- Nhiều doanh nghiệp còn chưa đầu tư đúng mực về mặt chi phí cho việc áp dụng hệ thống

- Việc cập nhật các quy định về pháp luật về an toàn vệ sinh lao động chưa được kịp thời

Tiểu kết chƣơng 1

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tồn cầu thì cơng tác an tồn, vệ sinh lao động ngày càng được quan tâm, chú trọng và đưa ra nhiều tiêu chuẩn mới phù hợp với từng thời điểm phát triển. Việc xây dựng các hệ thống an toàn, vệ sinh lao động ngày càng được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi tại các quốc gia như Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, … Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng ln được kiện tồn, kịp thời ban hành các quy định về công tác an tồn, vệ sinh lao động góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như giảm thiểu các rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Trên thế giới các tiêu chuẩn ngày càng được đổi mới nhằm tạo ra một tiêu chuẩn chung đáp ứng các điều kiện kinh tế khác nhau. Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 do Viện tiêu chuẩn Anh đã góp phần xây dựng một hệ thống quản lý mới và được coi là tiêu chuẩn hoàn thiện nhất về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Tại Việt Nam các doanh nghiệp đang dần tiếp cận và triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn xây dựng hệ thống quản lý nhằm giảm ngăn ngừa thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc cho người lao động và cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ AN TỒN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

DONGSUNG VINA

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh

2.1.1. Giới thiệu về Công ty

Tên Doanh nghiệp:

- Tên giao dịch bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DONGSUNG VINA - Tên giao dịch bằng tiếng Anh: DONGSUNG VINA COMPANY LIMITED - Được thành lập năm 2013

Loại hình doanh nghiệp:

- Công ty TNHH Một thành viên (Doanh nghiệp chế xuất 100% vốn đầu tư nước ngồi).

- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Địa chỉ trụ sở chính:

- Lô CN3-3(2), Khu công nghiệp Điềm Thuỵ, xã Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Ngành, nghề kinh doanh:

- Sản xuất và giai công các loại băng, phim, xốp có tác dụng để lót, đệm, cách điện, cách nhiệt, chống thấm, giảm chấn, bảo vệ màn hình và các phụ kiện khác dùng cho xe ô tô, điện thoại di động và các thiết bị điện tử.

Cơng suất và diện tích:

- Cơng suất: 190.000.000 sản phẩm/năm; - Diện tích xây dựng: 15.700 m2.

Vốn đăng ký của doanh nghiệp:

- Tổng số vốn đầu tư 269.400.000.00 VNĐ (Hai trăm sáu mươi tỷ bốn trăm triệu) tương đương 12.000.000 (mười hai triệu) Dola Mỹ.

- Trong đó: 100% vốn góp là của chủ sở hữu Công ty TNHH DongSungTech HongKong, Trung Quốc; có số chứng nhận đăng ký kinh doanh:

33335874-000-01-13-A cấp ngày 30/01/2013; địa chỉ: Flat/RM 12A, 3F, Block B, Cambridge Piaza, 188 San Wan Road, Sheung Shui N.T. Hong Kong, China.

Người đại diện theo pháp luật của Cơng ty:

- Ơng: Park Byung Kyu

- Địa chỉ: Yongsan Dong Seongseo Chonggu Town, 811 Ho 102 Dong 75 Seongji Ro, Dalseo-gu, Daegu Metropolitan City, Korea.

- Chức vụ: Tổng giám đốc Công ty.

Hình 2.1: Tổng quan về cơng ty

Nguồn: Cơng ty TNHH Dongsung Vina

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Nguồn: Công ty TNHH Dongsung Vina

Phó Tổng GĐ người Hàn Phịng Management Phịng Sale Phịng R&D Phịng Khn Phịng CHROM ATE TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Tổng GĐ người Việt Phịng Kế hoạch tài chính Phịng Tổ chức Phịng CNC Phòng PRESS Phòng DIE CASTING Phòng Kiểm tra ASSY Phịng An tồn

2.1.3. Quy trình sản xuất

Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất

Nguồn: Cơng ty TNHH Dongsung Vina

Thuyết minh quy trình sản xuất

Nguyên liệu để sản xuất của Công ty là các cuộn phim, băng đệm, băng rèm, … được nhập từ Hàn Quốc về sau đó sẽ qua cơng đoạn kiểm tra sơ bộ xem khả năng dính, độ dày, ngoại quan, thời gian hiệu lực, có bị lỗi hay khơng. Nếu khơng có vấn đề gì sẽ chuyển nguyên liệu vào kho rồi đưa vào sản xuất.

Công đoạn dập khuôn: Sản phẩm sau khi kiểm tra sẽ chuyển sang công đoạn dập khuôn để tạo sản phẩm theo khuôn mẫu yêu cầu. Máy dập khn đã cài đặt các kích thước, độ sâu và khn mẫu có sẵn để tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu.

Tùy từng sản phẩm mà q trình dập khn sẽ trải qua các bước khác nhau để thay đổi hình dáng khác nhau. Ví dụ: Đối với băng phim phía sau màn hình thì sản phẩm qua 2 lần dập khn, đối với sản phẩm loại LCD thì sản phẩm qua 3 lần dập khn;…

Cơng đoạn cắt: sản phẩm sau khi được dập khuôn sẽ đi vào máy cắt, cắt các phần không cần thiết và kiểm tra dị vật, kích cỡ cắt. Sau khi cắt xong, sản phẩm sẽ được chuyển qua bộ phận mài và đánh nhẵn.

Công đoạn kiểm tra, xuất hàng: Sản phẩm sau khi qua quá trình dập khuôn, cắt sẽ được chuyển đến công đoạn kiểm tra kích thước, thẩm mỹ,... bằng kính hiển vi về hình dáng bên ngồi của sản phẩm, độ sâu của dao cắt, số lượng và chủng loại sản phẩm. Sản phẩm đạt yêu cầu được đóng gói và xuất hàng.

Do sản phẩm của cơng ty có yêu cầu cao về chất lượng nên Công ty áp dụng dây truyền sản xuất rất tiên tiến, thiết bị mới và đồng bộ, trình độ tự động hóa sản xuất cao.

Đối với các sản phẩm lỗi trước và sau quy trình sản xuất: sẽ thu gom và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.

2.2. Thực trạng cơng tác quản lý an tồn vệ sinh lao động tại công ty

2.2.1. Điều kiện lao động tại công ty

Công ty hiện đang áp dụng các tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý gồm: OHSAS 18001, ISO 14001, ISO 9001. Tổ chức cơng tác an tồn vệ sinh lao động nhìn chung tuân thủ theo quy định của OHSAS 18001, đó là cơ sở cho những thay đổi tích cực của công ty trong việc ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.2.2. Chính sách an tồn vệ sinh lao động của cơng ty

Phát triển bền vững đang trở thành xu thế chung cũng như yêu cầu bức thiết của cả thế giới, đây cũng được xem là định hướng chiến lược của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Công ty luôn chú trọng vào một số hoạt động nhất định, trong đó có việc tránh tổn thất trong q trình sản xuất, kinh doanh. Ngay từ khi được thành lập, ban lãnh đạo của Công ty đã ký ban hành một chính sách về an tồn vệ sinh lao động, phổ biến cho tất cả NLĐ và niêm yết tại nơi làm việc. Bao gồm các nội dung:

Tuyên bố Chính sách an tồn, vệ sinh lao động

“Cơng ty TNHH Dongsung Vina luôn quan tâm điều kiện, môi trường làm việc và sự an toàn của người lao động trong công ty.

Công ty thực hiện quy định pháp luật về chính sách, chế độ về an tồn vệ sinh lao động đối với người lao động. Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được quyền làm việc trong mơi trường đảm bảo an tồn, vệ sinh lao động.

Công ty chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực hết sức có thể để loại bỏ mọi nguy cơ gây ra tai nạn, chấn thương và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động trong q trình thực hiện cơng việc tại nơi làm việc.

Mọi hành vi vi phạm Chính sách này của người lao động trong quá trình thực hiện cơng việc là hành vi vi phạm kỉ luật lao động và khơng chấp hành chính sách về an tồn vệ sinh lao động của công ty tại nơi làm việc.”

Nguồn: Công ty TNHH Dongsung Vina

2.2.3. Tổ chức bộ máy an tồn vệ sinh lao động của Cơng ty

Căn cứ vào quy mơ, tính chất lao động, nguy cơ TNLĐ, BNN, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác ATVSLĐ hoặc thành lập bộ phận quản lý cơng tác an tồn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

2.2.3.1. Bộ phận làm cơng tác an tồn vệ sinh lao động

Ban lãnh đạo Công ty đã bố trí 02 người làm cơng tác ATVSLĐ có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật, đã có 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở và làm việc theo chế độ chuyên trách, mặc dù cơng ty khơng thuộc ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 02 người làm cơng tác ATVSLĐ này có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ, gồm các nội dung sau đây:

- Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; phòng, chống cháy, nổ;

- Xây dựng, đơn đốc việc thực hiện kế hoạch an tồn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

- Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có u cầu nghiêm ngặt về an tồn, vệ sinh lao động;

- Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; - Tổ chức tự kiểm tra về ATVSLĐ; điều tra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm sốt yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;

- Tổng hợp và đề xuất với NSDLĐ giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;

- Phối hợp với BCH cơng đồn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của ATVSV;

- Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác ATVSLĐ.

2.2.3.2. Bộ phận y tế

Bên cạnh đó Cơng ty cũng đã bố trí 01 người làm cơng tác y tế có trình độ cao đẳng. Người làm cơng tác y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của NLĐ, với nội dung sau đây:

- Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu TNLĐ, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện BNN, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị TNLĐ, BNN, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống BNN; đề xuất, bố trí vị trí cơng việc phù hợp với sức khỏe người lao động;

- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dongsung vina (Trang 29 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)