Đánh giá công tác thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dongsung vina (Trang 92 - 95)

Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001 :2018

2.3. Đánh giá công tác thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty

Các chỉ số đánh giá rất quan trọng trong việc quản lý ATVSLĐ ở doanh nghiệp. Chỉ số đánh giá cung cấp thông tin phản hồi về những vấn đề đang xảy ra để những người có trách nhiệm có thể đưa ra các hành động thích hợp. Việc đánh giá cho biết:

- Những việc đang xảy ra xung quanh chúng ta; - Chúng ta đang thực hiện tốt như thế nào; - Những việc đã xảy ra;

- Cảnh báo về các vấn đề nguy hiểm hoặc những nguy cơ có thể cần để tiến hành các biện pháp phòng ngừa;

Để các chỉ số được thực hiện một cách hiệu quả, thì chỉ số đó phải: - Dễ dàng đo lường cũng như thu thập;

- Liên quan đến mục tiêu thực hiện tại doanh nghiệp;

- Cung cấp các giá trị tức thời và đáng tin cậy về hiệu quả thực hiện. Doanh nghiệp nên xác định các chỉ số quan trọng trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ, nên gồm có các nội dung:

- Đánh giá thực hiện chính sách và các mục tiêu hướng đến; - Đánh giá việc quản lý rủi ro;

- Đánh giá việc phòng ngừa sự tái diễn các trường hợp tương tự về tai nạn, sự cố;

- Công tác huấn luyện, đào tạo, truyền thông và tư vấn;

- Thông tin khác nhằm đánh giá hoặc cải tiến hệ thống quản lý...

2.3.1. Ưu điểm

Nhờ việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 mà công ty đã đạt được những lợi ích đáng kể:

- Bộ phận ATVSLĐ được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý ATVSLĐ, vì vậy có vai trò quan trọng đối với hiệu quả quản lý ATVSLĐ;

- Người lao động được tham gia vào hoạt động quản lý ATVSLĐ, nhưng sự tham gia của họ không được coi là có tính quan trọng đối với hiệu quả của hệ thống quản lý ATVSLĐ;

- Mạng lưới an toàn vệ sinh viên được tổ chức tới tận tổ sản xuất giúp triển khai các hoạt động ATVSLĐ trong toàn cơ sở.

2.3.2. Tồn tại, hạn chế

Tuy Công ty đã thực hiện tổ chức bộ máy về an toàn, vệ sinh lao động, nhưng chưa phân định trách nhiệm rõ ràng bằng văn bản. Vì thế, trong quá trình triển khai và thực hiện công tác ATVSLĐ gặp rất nhiều trở ngại

- Mọi hoạt động quản lý ATVSLĐ: từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đến kiểm tra, giám sát đều do bộ phận ATVSLĐ trực tiếp và phối hợp với các bộ phận khác thực hiện. Lãnh đạo doanh nghiệp chủ yếu trực tiếp quản lý sản xuất mà ít hoặc không tham gia trực tiếp vào quản lý ATVSLĐ. Vì vậy, nhiều lúc quản lý ATVSLĐ như là một mảng công việc độc lập, tách biệt khỏi hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp;

- Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 mà công ty đang áp dụng thiếu sự liên kết được các tiêu chuẩn khác như ISO 14001, ISO 9001 do có sự khác biệt khá nhiều về cấu trúc dẫn đến khó khăn trong khâu quản lý. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 thiên về quản kỹ thuật cũng là một khó khăn cho các nhân viên không chuyên trong việc triển khai, quản lý.

- Do những diễn biến phức tạp của các tác động bên ngoài không mong muốn: Dịch COVID-19, Thiên tai….

Tiểu kết chƣơng 2

Tuy đã áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn như OHSAS 18001, ISO 14001, ISO 9001 nhưng trong quá trình hoạt động Công ty vẫn gặp một số khó khăn cần được khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa công tác an toàn vệ sinh lao động.

Mặc dù Công ty đã xây dựng và tuyên bố chính sách ATVSLĐ, nhưng chưa thể hiện hết quan điểm, trách nhiệm của NSDLĐ. Sự cam kết trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe NLĐ cũng như cam kết của NLĐ trong việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ

Việc chủ động và phối hợp giữa các bộ phận và phòng ban của Công ty trong công tác ATVSLĐ là rất cần thiết, tất cả các công tác ATVSLĐ tại Công ty vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào trách nhiệm, quản lý giám sát từ bộ phận an toàn lao động, chưa có sự phân định trách nhiệm một cách rõ ràng.

Việc đánh giá mối nguy rủi ro chưa được thực hiện đầy đủ từ nhân viên, người lao động. Sự tham gia tích cực từ người lao động khi ứng phó với sự cố khẩn cấp, dịch bệnh còn thụ động, nhân viên chưa nắm rõ được nội dung thực hiện nên hiệu quả chưa cao.

Do vậy, Công ty cần tiến hành xây dựng một hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với bối cảnh hoạt động nhằm cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DONGSUNG VINA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dongsung vina (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)