Bối cảnh của Công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dongsung vina (Trang 100 - 111)

Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001 :2018

3.2. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an

3.2.1. Bối cảnh của Công ty

Bên cạnh những nỗ lực và cố gắng đã đạt được về công tác ATVSLĐ tại Cơng ty TNHH Dongsung Vina, thì vẫn có những sự cố, tai nạn lao động vẫn xảy ra. Điều này địi hỏi Ban lãnh đạo của Cơng ty cần phải có những thay đổi mang tính chiến lược để phù hợp với những thách thức mới.

Để thành công, Công ty phải hiểu rõ được những thuận lợi, khó khăn để tận dụng tối đa những ưu thế và hạn chế rủi ro. Do đó, Cơng ty phải hiểu rõ mọi khía cạnh từ bên trong lẫn bên ngồi có liên quan đến hoạt động và có thể ảnh hưởng tới q trình hoạt động, kết quả hoạt động.

An toàn, vệ sinh lao động hay cịn gọi (An tồn và sức khỏe nghề nghiệp) liên quan trực tiếp đến người lao động. Do đó, Cơng ty phải lắng nghe những suy nghĩ, cảm nhận của họ về vấn đề này và giải quyết nhu cầu, mong đợi của người lao động. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng phải xem xét các yêu cầu của các bên quan tâm về việc tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với văn hóa cộng đồng nơi công ty đang hoạt động. Những điều này góp phần giúp tổ chức duy trì và phát triển ổn định nguồn nhân lực của Công ty cũng như xây dựng, bảo vệ hình ảnh trước cộng đồng.

Sẽ là lý tưởng nếu Công ty áp dụng hệ thống ISO 45001:2018 cho tất cả các hoạt động, quá trình tại các bộ phận. Trong thực tế, Cơng ty có thể đặt ra những ưu tiên trong từng giai đoạn cụ thể, việc xác định rõ phạm vi áp dụng nhằm cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch đối với tất cả mọi người bên trong và bên ngồi Cơng ty, tạo ra khn khổ để xác định các q trình cần thiết cho việc vận hành hệ thống An toàn, vệ sinh lao động.

3.2.2. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào công tác quản lý an tồn vệ sinh lao động tại Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Dongsung Vina

Sau khi nghiên cứu, so sánh giữa các điều khoản yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 với các tiêu chuẩn đang được áp dụng tại công ty. Tác giả thấy để đáp ứng yêu cầu phù hợp ISO 45001:2018 cần bổ sung và thay đổi một số quy trình, thủ tục như sau:

3.2.2.1. Xây dựng chính sách

Cơng ty đã xây dựng và tuyên bố chính sách ATVSLĐ, tuy nhiên chưa thể hiện hết quan điểm, trách nhiệm của NSDLĐ. Sự cam kết trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe NLĐ cũng như cam kết của NLĐ trong việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ. Những giá trị chuẩn mực của ATVSLĐ.

Qua đó, tác giả cải tiến và đề xuất, tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty tuyên bố, ban hành chính sách ATVSLĐ mới như sau:

Hình 3.1. Phổ biến chính sách an tồn vệ sinh lao động

Nguồn: Cục An toàn lao động

Tun bố chính sách an tồn, vệ sinh lao động

“- Doanh nghiệp cam kết bảo đảm an toàn, chăm sóc sức khỏe và điều kiện phúc lợi cho tất cả mọi NLĐ trong doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp luôn có kế hoạch nhằm đảm bảo an tồn và sức khoẻ cho NLĐ, thông qua:

+ Sử dụng cán bộ giám sát ATLĐ đúng tiêu chuẩn. + Thường xuyên kiểm tra ATLĐ tại nơi làm việc. + Buộc sử dụng các thiết bị an toàn.

+ Tuân thủ các quy trình và nội quy làm việc an tồn. + Tổ chức các lớp huấn luyện về ATVSLĐ.

+ Khen thưởng và kỷ luật thích đáng về việc thực hiện ATVSLĐ.; - Bảo đảm ATVSLĐ cho tất cả NLĐ luôn được ưu tiên hàng đầu

- Tất cả NLĐ luôn hợp tác trong các chính sách và chương trình về ATVSLĐ tại doanh nghiệp nhằm bảo đảm an tồn và sức khỏe của chính họ cũng như sự an toàn và sức khỏe của những người khác ở nơi làm việc.

- Khơng có cơng việc nào được coi là cấp bách đến mức không thể thực hiện theo quy chuẩn an tồn hoặc NLĐ cố ý khơng thực hiện hoặc vi phạm các chính sách ATVSLĐ dù ở mức nào cũng phải bị xử lý kỷ luật trong thẩm quyền công ty đúng theo quy định pháp luật.

- Tất cả các công nhân, nhà thầu phụ, người giám sát và khách đến thăm đều phải chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động.””

3.2.2.2. Phân định rõ trách nhiệm cho các bộ phận, phịng ban

Cơng ty cần tổ chức lại bộ máy và phân định rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, phòng ban trong cơng tác an tồn vệ sinh lao động. Gồm:

Hội đồng an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở

Hội đồng ATVSLĐ ở cơ sở lao động là tổ chức phối hợp, tư vấn về các hoạt động ATVSLĐ ở cơ sở lao động và để bảo đảm quyền được tham gia và kiểm tra, giám sát về cơng tác ATVSLĐ của tổ chức cơng đồn.

Số lượng thành viên Hội đồng ATVSLĐ tuỳ thuộc vào số lượng lao động và quy mô của cơ sở và phải bảo đảm các quy định sau: đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện của Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hoặc đại diện NLĐ nơi chưa có tổ chức cơng đồn làm Phó chủ tịch Hội đồng; trưởng bộ phận hoặc người làm công tác ATVSLĐ của cơ sở là uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng; nếu người làm công tác ATVSLĐ là hợp đồng thuê từ tổ chức khác

thì ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng sẽ do NSDLĐ chỉ định; Người làm công tác y tế ở cơ sở; các thành viên khác có liên quan.

Hội đồng tham gia, tư vấn với NSDLĐ và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch ATVSLĐ và các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện ĐKLĐ, phòng ngừa TNLĐ và BNN của cơ sở lao động; Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác ATVSLĐ ở cơ sở lao động theo định kỳ 6 tháng và hàng năm (Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an tồn, có quyền yêu cầu NSDLĐ thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó). Hàng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc cơng bằng, an tồn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở

Quan hệ giữa cơng đồn với chun mơn Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Hội đồng ATVSLĐ kiểm tra khối trực tiếp sản xuất Tư vấn

Nguồn: Cục An toàn lao động

NSDLĐ

Khối trực tiếp sản xuất

Quản đốc Phân xưởng Tổ trưởng An toàn vệ sinh viên

Người lao động Cơng đồn cơ sở Hội đồng ATVSLĐ Cơng đồn bộ phận (tổ cơng đồn) Khối phịng, ban

Quản đốc phân xưởng

- Tổ chức huấn luyện kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại phân xưởng về biện pháp làm việc an toàn trước khi giao việc cho họ;

- Bố trí NLĐ làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức ATVSLĐ đạt yêu cầu;

- Không để NLĐ làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, trang bị PTBVCN đã được cấp phát;

- Thực hiện, kiểm tra và đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi NLĐ thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp làm việc an tồn và vệ sinh;

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch ATVSLĐ, xử lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của phân xưởng;

- Thực hiện khai báo, báo cáo kịp thời mọi TNLĐ xảy ra trong phân xưởng theo quy định;

- Phối hợp với Chủ tịch Cơng đồn bộ phận định kỳ tổ chức tự kiểm tra về ATVSLĐ ở cơ sở lao động, tạo điều kiện để mạng lưới an tồn, vệ sinh viên trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả;

- Quản đốc phân xưởng có quyền từ chối nhận NLĐ khơng đủ trình độ và tạm đình chỉ cơng việc đối với NLĐ tái vi phạm các quy định bảo đảm ATVSLĐ, PCCN.

Tổ trưởng sản xuất

- Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc NLĐ thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt PTBVCN, thiết bị an toàn và thiết bị cấp cứu y tế;

- Tổ chức nơi làm việc bảo đảm ATVSLĐ; kết hợp với ATVSV thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất;

- Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu ATVSLĐ trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra TNLĐ, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời;

- Kiểm điểm đánh giá tình trạng ATVSLĐ và việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ;

- Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người khơng có đủ trình độ chun mơn và kỹ thuật ATVSLĐ vào làm việc; từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời với cấp trên để xử lý.

Phịng Kế hoạch – tài chính:

- Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí của kế hoạch ATVSLĐ, đưa vào kế hoạch SXKD (hoặc kế hoạch công tác) của cơ sở lao động và tổ chức thực hiện;

- Phối hợp với bộ phận ATVSLĐ theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch ATVSLĐ, bảo đảm cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ.

- Lập dự toán kinh phí kế hoạch ATVSLĐ trong tổng dự tốn kinh phí chung của cơ sở lao động trong kỳ kinh doanh.

- Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ kinh phí cho công tác ATVSLĐ tại cơ sở lao động.

- Thực hiện thanh quyết tốn kinh phí thực hiện kế hoạch ATLĐ, VSLĐ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.

Cán bộ kỹ thuật:

- Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hoá sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch ATVSLĐ;

hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện làm việc;

- Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an tồn đối với các máy, thiết bị, hố chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố; tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy về ATVSLĐ cho NLĐ và phối hợp với bộ phận ATVSLĐ huấn luyện cho NLĐ tại cơ sở lao động.

- Tham gia việc kiểm tra định kỳ về ATVSLĐ và tham gia điều tra TNLĐ có liên quan đến kỹ thuật an tồn;

- Phối hợp với bộ phận ATVSLĐ tham gia theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

Phòng Tổ chức:

- Tham mưu đề xuất các thành phần tham gia Hội đồng ATVSLĐ, người làm công tác ATVSLĐ, đội PCCC... phù hợp với quy mô, đặc thù của đơn vị.

- Phối hợp với các phân xưởng và các bộ phận có liên quan tổ chức và huấn luyện lực lượng phòng chống tai nạn và sự cố trong sản xuất phù hợp với đặc điểm của cơ sở lao động.

- Phối hợp với bộ phận ATVSLĐ và các phân xưởng tổ chức thực hiện các chế độ BHLĐ: đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện ATVSLĐ; trang bị PTBVCN thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN, bảo hiểm xã hội...;

- Bảo đảm việc cung cấp đầy đủ nhân lực để thực hiện các nội dung, biện pháp đề ra trong kế hoạch ATVSLĐ.

3.2.2.3. Sự tham gia của người lao động

Tình huống mà NLĐ có tham gia, theo bất kỳ cách nào đó, tới việc đưa ra quyết định liên quan đến các vấn đề về ATVSLĐ tại doanh nghiệp được gọi là sự tham gia của NLĐ. NSDLĐ nên khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia

của NLĐ vào tất cả các khâu của quá trình triển khai Hệ thống quản lý. NLĐ có thể tham gia dưới nhiều hình thức. Có thể là thơng qua các thỏa ước tập thể hoặc thơng qua ý kiến góp ý đến các tổ trưởng, đến ATVSV, các hòm thư, các buổi hội thảo...

Giữa NSDLĐ với NLĐ hoặc đại diện của họ có thể xây dựng các bản thỏa thuận riêng về ATVSLĐ, hoặc đưa ra các nội dung ATVSLĐ vào thảo ước lao động tập thể. Bản thỏa thuận liên quan đến việc:

- (i) Chia sẻ những thông tin tương ứng về ATVSLĐ và phúc lợi với NLĐ; - (ii) Cho NLĐ bày tỏ quan điểm của mình và đóng góp ý kiến vào việc giải quyết các vấn đề về ATVSLĐ và phúc lợi;

- (iii) Đánh giá các ý kiến của NLĐ và xem xét chúng.

Biên bản này giúp cho NLĐ được đóng góp vào việc ra các quyết định có ảnh hưởng đến an tồn, sức khỏe và phúc lợi của họ. Thơng qua thỏa ước nhà quản lý và NLĐ hợp tác với nhau để tìm ra những giải pháp cho một mơi trường làm việc an tồn hơn và lành mạnh hơn.

Lợi ích chính của thỏa thuận hay ký thỏa ước có các nội dung liên quan đến ATVSLĐ:

- Đối với doanh nghiệp:

+ NLĐ có cam kết thực hiện tốt hơn về vấn đề ATVSLĐ.

+ Sự cởi mở, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau giữa nhà quản lý và NLĐ được gia tăng.

+ Kỷ luật đạo đức cũng như mức độ hài lịng về cơng việc của NLĐ được nâng cao

+ Năng suất lao động tăng lên. - Đối với NLĐ:

+ Mơi trường làm việc an tồn hơn. + Cảm giác làm chủ cao hơn.

- Đối với cộng đồng:

+ Ý thức hợp tác với nhau vì lợi ích chung.

3.2.2.4. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp

Mục đích của quy trình này là để xác định những mối nguy và đặc trưng của chúng trong quá trình sản xuất, hỗ trợ sản xuất nhằm đưa ra các cải tiến thích hợp để hạn chế tới mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra sự cố đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

Sơ đồ 3.2. Quy trình nhận diện và đánh giá rủi ro

Diễn giải quy trình:

- Hàng năm bộ phận an toàn căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của bộ phận để phân công khu vực và hoạt động cần nhận diện mối nguy liên quan đến ATSKNN.

- Bộ phận an toàn sẽ lựa chọn người đại diện am hiểu các hoạt động của bộ phận để hướng dẫn, tư vấn cách đánh giá.

- Sử dụng bảng phân công trách nhiệm đánh giá rủi ro để phân chia trách nhiệm đánh giá cho các bộ phận

Bước 2: Nhận diện mối nguy

- Căn cứ theo bảng nhận diện mối nguy và cách đánh giá rủi ro, các bộ phận nhận diện các mối nguy trong hoạt động tại bộ phận mình. Từ những mối nguy được liệt kê, xác định rủi ro tương ứng.

- Bộ phận an toàn xác nhận lại việc nhận diện mối nguy của các bộ phận để đảm bảo việc nhận diện đầy đủ, chính xác, khơng bỏ sót hoặc trùng lặp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dongsung vina (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)