Thực hiện đa dạng hóa sở hữu vốn thông qua việc cổ phần hóa

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (Trang 80)

Công ty trong thời gian sớm nhất.

Đây có thể nói là một biệp pháp cơ bản và cần thiết nhất phải thực hiện, nó sẽ tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Với việc chuyển thành công ty TNHH một thành viên thì về cơ bản vẫn chưa có sự thay đổi khi mà với những con người cũ, những cơ chế cũ và đặc biệt là những nhà quản lý chỉ là những người đại diện vốn của nhà nước thì không thể nâng cao hiệu quả vốn. Việc cổ phần hóa sẽ tạo ra tính chủ động trong công tác quản lý cũng như gắn các nhà quản lý và người lao động phải làm việc với vai trò là những người chủ bỏ vốn ra để kinh doanh, việc mang lại hiệu quả cao cho sxkd chính là mang lại lợi ích cho bản thân mình.

Việc cổ phần hóa TCT có thể thực hiện như sau :

+ Thực hiện cổ phần CTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối.

+ Gắn việc cổ phần hoá CTM với việc thu hút các nhà cổ đông chiến lược nước ngoài nhằm tranh thủ công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến trong các lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản.

+ Mở rộng các hình thức và biện pháp huy động nợ khác đáp ứng nhu cầu hoạt động đầu tư của TCT. Khuyến khích các CTC tự huy động các nguồn vốn bên ngoài, nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu của công ty qua đó giảm áp lực về

vốn cho CTM

Cùng với việc gia tăng nguồn VCSH để bổ sung vào vốn điều lệ cho các CTC, cũng như việc đầu tư vốn thành lập các CTC, CTLK, để phát triển TCT đòi hỏi TCT phải mở rộng huy động vốn trong nội bộ cũng như các nguồn vốn ngoài xã hội thông qua nhiều hình thức khác nhau như :

- Phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu công trình tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Đối với các công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi.

- Huy động tối đa nguồn nội lực để đảm bảo phần vốn cho các dự án chuẩn bị triển khai. Thực hiện chính sách tiết kiệm triệt để trên mọi lĩnh vực, tăng thu, thu đúng, thu đủ các khoản phải thu, xử lý tốt các khoản nợ... đến sử dụng tiết kiệm các nguồn vốn lưu động, đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho... và xây dựng định mức chi phí, giảm chi phí ở tất cả các khâu của quá trình quản lý.

- Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của CP gồm: Vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển và vay tín dụng thương mại có hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Ngoài ra, khi được HĐTV TCT phê duyệt, CTM có thể bảo lãnh cho các CTC vay vốn trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật, với Điều lệ của CTM và CTC.

4.2.2. Cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của chủ sở hữu trong cơ chế quản lý vốnquản lý vốn

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w