Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (Trang 43)

2.4.1.1.Đặc điểm về sở hữu và cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp

Như trên đã nêu, hình thức pháp lý của doanh nghiệp liên quan đến sở hữu vốn và cơ cấu sở hữu vốn của doanh nghiệp, qui định loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Các loại hình DNNN, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân do tính chất sở hữu khác nhau, quyền quyết định về vốn khác nhau nên cơ chế quản lý vốn cũng khác nhau. Đối với doanh nghiệp tổ chức theo mô hình CTM- CTC thì hình thức sở hữu cũng như cơ cấu sở hữu có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp. Mức độ sở hữu quyết định mức độ và tính chất chi phối của CTM đối với các CTC trong các TCT, các tập đoàn, từ đó quyết định những vấn đề về chiến lược và quyết định quản lý quan trọng trong tập đoàn.

Đa số các TCT, các TĐKT ngày nay đều được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hay cơ cấu đa sở hữu. Trong hình thức tổ chức này, bộ phận quản lý và ra quyết định cao nhất là Đại hội cổ đông hoặc HĐQT. Mức độ biểu quyết của các cổ đông phụ thuộc và mức độ và tỷ lệ vốn cổ phần góp vào công ty.

2.4.1.2.Đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp là một nhân tố ảnh hưởng tới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp. Qui mô hoạt động của doanh nghiệp càng lớn, phạm vi hoạt động càng sâu rộng thì mức độ phức tạp của quản lý tài chính nói chung, quản lý vốn nói riêng càng cao. Tính đa dạng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp tất yếu tạo ra sự đa dạng trong quản lý. Ngoài ra quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp càng rộng lớn thì cơ chế phân cấp trong quản lý điều hành doanh nghiệp càng mạnh, trình độ phân cấp quản lý càng cao. Việc phân cấp trong quản lý vừa tạo ra sự chủ động gắn với quyền lợi và trách nhiệm của các đơn vị cấp dưới, vừa giúp cho các cơ quan quản lý cấp trên tập trung vào việc quản lý vĩ mô, hoạch định chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp

qui định, phương pháp quản lý vốn cũng khác nhau, trong lĩnh vực ngân hàng với mức vốn pháp định rất lớn nên cơ chế quản lý vốn phải có tính đặc thù. Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, do thời gian thực hiện một dự án thường kéo dài trong nhiều chu kỳ, vốn đầu tư rất lớn do đó việc quản lý vốn cũng đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w