Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (Trang 73)

Ngoài ra những hạn chế trong cơ chế quản lý vốn của TCT còn do các nguyên nhân khách quan sau:

+ Pháp luật quy định về người đại diện chưa đầy đủ gây lúng túng cho TCT khi áp dụng

Hiện tại đã có nghị định về quản lý người đại diện tuy nhiên chưa đầy đủ, trong đó mới chỉ quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện mà không quy định rõ ràng về quyền lợi của người đại diện như chế độ lương, thưởng, thù lao, chế độ xử phạt khi vi phạm, chế độ khi nghỉ hưu… Những yếu tố này làm cho người đại diện thường không nhận thấy rõ ràng vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong việc làm người đại diện. Chính vì vậy việc người đại diện thực hiện đúng vai trò và phát huy hiệu quả chưa cao trong thời gian qua. Thực tế cho thấy rằng chỉ khi nào họ gặp vấn đề trong công tác quản lý điều hành thì họ coi mình là người đại diện phần vốn của Tổng công ty và xin ý kiến.

+ Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp còn cứng nhắc.

Trong doanh nghiệp có hai chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp đó là: Thuế TNDN. Hiện nay, chính sách thuế của Nhà nước chưa ổn định, hiện tại theo luật thuế TNDN mới thì các công ty mới thành lập không được miễn thuế TNDN, không được bù lỗ quá 5 năm kể từ năm phát sinh lỗ, điều này rất bất lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do thời gian triển khai dự án dài, thu hút đầu tư trong những năm đầu không theo kịp tiến độ đầu tư.

+ Hoạt động của các loại thị trường chưa hiệu quả đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã được hình thành và phát triển, tuy nhiên về hàng hoá đặc biệt là hàng hoá có chất lượng còn ít, tính thanh khoản thấp, giá trị giao dịch trên thị trường không ổn định, chế độ báo cáo, công khai và minh bạch hoá thông tin còn nhiều bấp cập. Giá trị vốn hóa trên thị trường còn thấp điều này làm cho các công ty niêm yết dễ bị các nhà đầu tư thâu tóm nhằm mục đích sinh lời tạm thời mà không thu hút được những nhà đầu tư chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của các tổ chức.

Thị trường bất động sản còn manh mún, thông tin qui hoạch không rõ ràng hay phát triển quá nóng hoặc tình trạng đóng băng trong thời gian dài....đã làm giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nói chung. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP

4.1. Mục tiêu phát triển và dự báo nhu cầu vốn kinh doanh của Tổng Công ty đến năm 2015

4.1.1. Định hướng chung

Định hướng phát triển Tổng công ty đến năm 2015 trở thành một trong những Tổng công ty hàng đầu trong cả nước với ngành nghề chính là phát triển hạ tầng và kinh doanh bất động sản.

Về cơ cấu sẽ sắp xếp thành 4 nhóm doanh nghiệp như sau:

+ Nhóm các doanh nghiệp Bất động sản Công nghiệp & Dân dụng và nhóm các doanh nghiệp Xây dựng & Vật liệu xây dựng:

Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng các KCN, kết nối đồng bộ với hạ tầng các khu đô thị - thương mại - dịch vụ để thu hút nguồn lao động vào làm việc trong KCN và thu hút đầu tư vào KCN, chú trọng thu hút phát triển công nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu dựa trên định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm để rà soát, điều chỉnh các dự án phát triển SXKD riêng của từng doanh nghiệp và các dự án lớn dài hạn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty như dự án khu tái định cư Nguyễn Văn Trỗi, dự án đô thị Phước Giang, dự án BT cầu Hóa An, dự án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ...để làm cơ sở xây dựng kế hoạch trong giai đoạn 2010 – 2015 và hàng năm, tìm kiếm phát triển các dự án mới trong tỉnh, các thành phố, tỉnh bạn và các nước trong khu vực nếu thấy có hiệu quả. Các dự án phát triển kinh doanh hạ tầng KCN để thu hút vốn trong nước và vốn FDI cần xây dựng theo hướng sử dụng công nghệ sạch, vốn lớn, có hàm lượng trị thức và công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm công nghiệp sản xuất VLXD, đầu tư phát triển công nghiệp VLXD chất lượng cao, công nghiệp cơ

khí...để đáp ứng đầu vào của các doanh nghiệp trong Tổng công ty và chiếm lĩnh thị trường.

+ Về phát triển nhóm các doanh nghiệp Dịch vụ & Sản phẩm hỗ trợ:

Đây là ngành có tiềm năng rất lớn, Tổng công ty sắp xếp nhóm các doanh nghiệp Dịch vụ & Sản phẩm hỗ trợ để điều phối thống nhất, đầu tư đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ, tận dụng lợi thế tiềm năng to lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như cảng, vận tải, nhà - xưởng - kho bến cho thuê, tài chính – tín dụng...để phát triển thành những doanh nghiệp mũi nhọn của Tổng công ty.

+ Về phát triển doanh nghiệp Cung cấp nước & các sản phẩm ngành nước: Bảo đảm nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững có vai trò quan trọng thiết yếu, vì vậy Tổng công ty điều phối các doanh nghiệp ngành nước căn cứ quy hoạch phát triển cấp, thoát nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông...để tính toán kỹ quy mô, hiệu quả trong kế hoạch đầu tư phát triển để đảm bảo hài hòa cả hai lợi ích, lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Tận dụng những lợi thế ưu đãi từ nguồn vốn ODA cho phát triển xây dựng hệ thống cấp nước công suất lớn khu vực đô thị mới Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, sân bay Quốc tế, liên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...

Một số chỉ tiêu cơ bản về tăng trưởng:

+ Tăng trưởng doanh thu bình quân đạt mức 15% năm. + Tăng trưởng lợi nhuận bình quân đạt mức 15%/năm + Nộp ngân sách tăng bình quân 15% - 20%/năm + Thu nhập bình quân đầu người tăng 10% - 15%/năm

Bảng 7: Dự kiến tình hình kinh doanh của Tổng Công ty từ 2011-2015:

S T T

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Doanh thu 1.900.000 2.100.000 2.400.000 3.000.000 4.000.000 2 Lợi nhuận 350.000 380.000 420.000 500.000 600.000 3 Nộp ngân sách 180.000 195.000 210.000 300.000 400.000 4 Số lao động 6.100 6.150 6.350 6.500 7.000 5 Thu nhập bình quân (trđ/người/tháng) 4,2 4,5 4,9 5,2 6,0 Nguồn: Đề án thành lập TCT

4.1.2. Dự báo nhu cầu vốn kinh doanh của TCT trong những năm tới

Các dự án Sonadezi đã và đang tiếp tục thực hiện trong vòng 5 năm tới như: Chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ, Khu đô thị Phước Giang, Cầu Hóa An, KCN Giang Điền … Đây là những dự án trọng điểm của Tỉnh nó góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh cũng như mang lại diện mạo mới, một xu hướng kinh doanh mới cho Tổng công ty. Để triển khai các dự án này sẽ cần một lượng vốn rất lớn, tiến hành trong thời gian dài.

Bảng 8: Dự báo nhu cầu vốn cho các dự án đến 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Các dự án triển khai Nhu cầu Nguồn bổ sung Vốn tích lũy Vốn huy động Vốn khác 1 Cầu Hóa An 1.100 770 330

2 Chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 8.000 498 5.600 1.902

3 KCN Giang Điền 2.000 102 1.400 498

4 Đầu tư tài chính 600 420 180

Tổng cộng 11.700 600 8.190 2.910

Ngu ồn: Đề án thành lập TCT

Với mức vốn dự kiến cần có trong vòng 5 năm tới cao đột biến so với tổng vốn hiện tại đây là một yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản lý làm sao đảm bảo nguồn vốn đầy đủ và mang lại hiệu quả cao nhất đáp ứng nhu cầu phát triển. Đây chính là thời điểm kết thúc một chu trình sản xuất cũ khi các KCN đã lấp đầy và bắt đầu vào giai đoạn đầu tư các dự án mới. Chính vì thế nhu cầu vốn trong những năm tới tăng đột biến để đáp ứng cho việc đầu tư mở rộng. Với tình hình kinh tế hiện tại

việc chiếm dụng vốn của các nhà đầu tư thông qua hình thức ứng trước là rất khó thực hiện do đó TCT phải chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác. Với nhu cầu huy động khoảng 70% tổng nhu cầu vốn là một bài toán rất khó khăn để có thể đáp ứng.

4.1.3. Quan điểm, phương hướng tăng cường quản lý vốn của TCT

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, việc quản lý vốn của TCT trong thời gian tới cần quán triệt các quan điểm sau:

- Tập trung hóa đi đôi với đa dạng hóa trong định hướng phát triển và huy động đầu tư vốn: Đa dạng hóa nguồn huy động nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và và đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư.

- Phát huy tính chủ động, độc lập của các công ty thành viên trên cơ sở thống nhất, tập trung nguồn lực giữa các các công ty thành viên tạo ra sức mạnh tổng hợp của TCT. TCT phải có những biện pháp và đường lối điều hành nhằm tránh sự cạnh tranh trực tiếp trong nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong cả TCT.

- Quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đi đôi với đầu tư phát triển bền vững. Tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực mũi nhọn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để thực hiện mục tiêu đặt ra, công tác quản lý vốn của TCT trong những năm tới cần được thực hiện theo phương hướng sau:

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nói chung, cơ chế quản lý vốn nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trên cơ sở quán triệt các tinh thần:

+ Nâng cao hiệu quả SXKD trên cơ sở tăng nguồn thu, tận thu trên mọi lĩnh vực bằng nhiều giải pháp.

+ Điều hành quản trị doanh thu một cách hiệu quả

+ Triển khai chặt chẽ chính sách thực hành tiết kiệm, kiểm soát chi phí, đặc biệt là các loại chi phí quản lý.

+ Bảo toàn và phát triển nguồn vốn CSH của TCT đáp ứng nhu cầu phát triển bằng nhiều cách như cổ phần hóa, bổ sung vốn từ lợi nhuận, tăng vốn điều lệ, bổ sung vốn từ ngân sách.

+ Phát huy tối đa nội lực nhằm đảm bảo tự cân đối một phần vốn và tăng thêm tính chủ động, khả năng thu hút nguồn vốn bên ngoài; tranh thủ sự hỗ trợ của các

cấp có thẩm quyền thông qua các cơ chế chính sách và tạo nguồn vốn nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng phát triển.

4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý vốn tại Tổng Công ty Phát triển khu công nghiệp

Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của TCT trong thời gian tới cần tập trung khắc phục các hạn chế trong cơ chế quản lý vốn hiện tại của TCT; vừa kế thừa và phát huy các nhân tố đã tạo nên sự thành công của cơ chế quản lý vốn hiện tại, vừa bám sát các nhân tố chi phối tới cơ chế quản lý vốn của một doanh nghiệp nói chung, vừa bao hàm khả năng thực hiện trước mắt hay lâu dài, vi mô hay vĩ mô.

Với cách tiếp cận đó luận văn đề cập một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của TCT Sonadezi như sau :

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w