Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (Trang 45)

2.4.2.1.Chính sách phát triển kinh tế xã hội

Nhà nước thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Hướng hoạt động của doanh nghiệp theo kế hoạch vĩ mô, các mục tiêu phát triển doanh nghiệp của Nhà nước. Chính vì vậy, khi xây dựng cơ chế quản lý tài chính nói chung, cơ chế quản lý vốn nói riêng, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các chính sách phát triển kinh

tế- xã hội của Nhà nước để đánh giá tác động của nó tới hoạt động SXKD của các đơn vị thành viên cũng như đối với cả tổ chức. Các chính sách kinh tế của Nhà nước ảnh hưởng tới hoạt động của TCT hoạt động theo mô hình CTM- CTC đó là: chính sách phát triển ngành, phát triển của TCT; chính sách tiền tệ, và tín dụng...

2.4.2.2. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một điều kiện tiền đề cho sự ra đời, hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp, đồng thời cũng là công cụ để nhà nước quản lý các doanh nghiệp. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường, hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển của tập đoàn. Các doanh nghiệp tổ chức bộ máy và quản lý hoạt động kinh doanh của mình phải xây dựng cơ chế quản lý nội bộ của mình, trong đó yêu cầu đầu tiên là phải phù hợp với các quy định pháp lý của Nhà nước. Như vậy các quy định pháp lý của Nhà nước là những định hướng quan trọng, là kim chỉ nam cho mọi cơ chế quản lý trong doanh nghiệp. Các quy định pháp lý cần thiết cho sự ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp thường bao gồm: Luật doanh nghiệp (một số nước có luật công ty, luật về TĐKT), Luật đầu tư trong nước và nước ngoài, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền; Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các TCT, các TĐKT…

2.4.2.3. Sự phát triển của thị trường

Các doanh nghiệp với quy mô lớn hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, với một cơ cấu sở hữu đa dạng. Để các TCT lớn, các TĐKT ra đời và hoạt động có hiệu quả thì nền kinh tế thị trường phải đạt đến một trình độ nhất định, cơ cấu thị trường phải tương đối hoàn thiện như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ…

Sự hoạt động có hiệu quả của các loại thị trường này sẽ tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động và phát triển của các TCT, các TĐKT. Chẳng hạn như sự hoạt động có hiệu quả của thị trường chứng khoán sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng phục vụ hoạt động, kinh doanh của mình. Cũng thông qua thị trường chứng khoán doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh và chuyển hướng chiến lược kinh doanh một cách nhanh chóng và có hiệu quả thông qua việc mua bán chứng khoán trên thị trường này.

2.5. Kinh nghiệm quản lý vốn:

Có hai phương thức và mô hình quản lý vốn nhà nước đang được áp dụng rộng rãi đó là phương thức quản lý thông qua một cơ quan hành chính nhà nước và phương thức quản lý thông qua một công ty đầu tư vốn nhà nước

Kinh nghiệm quản lý vốn nhà nước của Singapore: Công ty Temasek của Singapore được thành lập vào năm 1974 để quản lý các khoản đầu tư và tài sản mà trước đây do Bộ Tài chính Singapore quản lý. Temasek hoạt động theo Luật Công ty và là một pháp nhân với mục đích thương mại. Việc Temasek ra đời giúp cho Bộ Tài chính của nước này chỉ tập trung vào vai trò lập chính sách và quản lý Nhà nước.

Hội đồng quản trị và Ban điều hành của Temasek được quyền quyết định đầu tư, kinh doanh và thương mại. Chính phủ Singapore không tham gia trực tiếp vào các khoản đầu tư, bán hay các quyết định kinh doanh khác.

Với Việt Nam mô hình công ty quản lý vốn nhà nước là mô hình đúng đắn, phù hợp với xu thế hiện nay. Tuy nhiên, mỗi quốc gia xuất phát điểm khác nhau và môi trường chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau. Vì vậy, Việt Nam cần học tập tất cả các mô hình và rút ra những điểm phù hợp để đưa ra một mô hình phù hợp nhất cho Việt Nam.

Tuy nhiên tính tới thời điểm này việc chuyển đổi toàn bộ phần vốn nhà nước tại tất cả các doanh nghiệp về SCIC quản lý chưa thể thực hiện được do chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới trong thời gian qua. Do đó hiện tại phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong nước đang được chuyển giao cho một số tổng công ty quản lý. Trong đó Tổng công ty Sonadezi là một đơn vị quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại 21 doanh nghiệp trong tỉnh.

Với mô hình quản lý khá mới mẻ, hầu hết các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước cũng còn gặp nhiều lúng túng và khó khăn. Các chế tài áp dụng còn trong giai đoạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm do đó chưa tạo lập một cơ chế quản lý tối ưu nhất.

Tham khảo kinh nghiệm quản lý vốn nhà nước tại Tổng công ty hàng không Việt Nam. Hiện tại Tổng công ty hàng không VN cũng đang hoạt động theo mô hình CTM – CTC. Tổng công ty đã từng bước phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trong hệ thống. Cơ chế quản lý vốn hiện nay đã xác lập quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn của Nhà nước tại TCT, đồng thời tạo quyền chủ động

trong việc huy động vốn phục vụ SXKD của TCT. Nhìn chung, cơ chế quản lý của TCT đã từng bước được chuyên môn hoá, thực hiện phân cấp rõ ràng do đó đã góp phần tạo sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh cho các CTC. Phương thức huy động vốn được đa dạng hóa, góp phần đảm bảo vốn cho hoạt động SXKD và thúc đẩy sự đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị trong ngành. Cơ cấu vốn ngày càng được cải thiện, tạo dần sự chủ động về vốn của TCT trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động điều hoà vốn bước đầu giảm bớt khó khăn về vốn cho các CTC trong nội bộ TCT. Hiện việc cho vay vốn nội bộ trong TCT được thực hiện theo Quyết định số 2103/QĐ- HĐQT/TCTHK ngày 31/10/2000 góp phần sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của TCT, giảm bớt khó khăn về vốn cho CTC. Hoạt động kiểm soát vốn được coi trọng, góp phần trong việc bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước giao cho TCT.

Như vậy có thể thấy rằng việc điều hòa vốn trong nội bộ TCT có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của đồng vốn. Đây là vấn đề mà Sonadezi chưa thực hiện được và phải có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Hoạt động kiểm soát cũng cần phải nâng cao và trú trọng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP

3.1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Phát triển KCN

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty

Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi) tiền thân là Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hoà là doanh nghiệp nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thành lập theo Quyết định 1713/QĐ-UBT ngày 15/12/1990 với ngành nghề kinh doanh ban đầu là phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2010 Công ty Phát triển KCN Biên Hoà đã chuyển thành Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp và đến ngày 28 tháng 6 năm 2010 UBND Tỉnh Đồng Nai đã có quyết định số 1648/QĐ-UBND về việc chuyển Tổng Công ty Phát triển KCN từ doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Sơ lược quá trình phát triển của Sonadezi như sau:

Giai đoạn 1990 đến 2004: Phát triển với mô hình là Công ty phát triển KCN Biên Hòa có tên gọi Sonadezi, với chức năng và các hoạt động chính là đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp.

Vào năm 2001, các hoạt động kinh doanh của Công ty được mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản với việc xây dựng khu dân cư An Bình và là đơn vị tiên phong đi đầu trong phát triển mô hình đô thị công nghiệp bằng việc đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Long Thành và KDC Tam An liền kề.

Từ năm 2005, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con.

Là Công ty mẹ, Sonadezi chú trọng đến việc xây dựng và phát triển hình ảnh, thương hiệu của Tổ hợp Sonadezi – một Tổ hợp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó, mỗi công ty con, công ty liên kết phát triển theo thế mạnh, lợi thế cạnh tranh riêng nhưng luôn hợp tác, bổ trợ nhau trong tổng thể chung của tòan Tổ hợp. Với quá trình phát triển như trên, đến năm 2009, tổ hợp công ty mẹ - công ty con Sonadezi gồm có 01 công ty mẹ và 21 đơn vị thành viên là các công ty con và công ty liên kết với số vốn điều lệ là 1.581 tỷ đồng.

- Năm 2010: Được sự cho phép của Chính phủ, ngày 29/4/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1042/QĐ-UBND chuyển Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa thành Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Tổng Công ty Sonadezi đã tạo dựng và khẳng định được uy tín và vị thế của mình qua sự tin tưởng và hợp tác ngày càng lớn của khách hàng. Tổng Công ty Sonadezi luôn tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong cả nước về lĩnh vực đầu tư và phát triển khu công nghiệp.

Với phương châm “Sự thành công và phát triển bền vững của khách hàng chính là thành công của Sonadezi”, Sonadezi đã tạo được vị thế vững chắc cho sự phát triển bền vững và lâu dài của mình.

Sau 20 năm phát triển, từ một công ty được thành lập với số vốn ban đầu của nhà nước chỉ có 58 triệu đồng với 06 cán bộ nhân viên, đến nay Tổng Công ty Sonadezi đã trở thành một Tổ hợp công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 21 công ty thành viên (chuyển đổi năm 2005), có vốn điều lệ riêng

của công ty mẹ 1.581 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn trên 20%; với trên 6.000 cán bộ công nhân viên. Hầu hết các khu công nghiệp do Sonadezi đầu tư như Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Gò Dầu, Khu Công nghiệp Xuân Lộc, Khu công nghiệp Long Thành, ….đã và đang lấp đầy diện tích cho thuê.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty.

Tổng Công ty được Nhà nước (thông qua chủ sở hữu là UBND tỉnh Đồng Nai) giao quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào Tổng Công ty nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng Công ty quản lý.

Quản lý toàn bộ quỹ đất đã được Nhà nước và UBND tỉnh Đồng Nai giao, có trách nhiệm khai thác, kinh doanh trên đất của Tổng Công ty quản lý. Trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc nhận, quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, tài sản, quản lý nhân sự theo phân cấp của UBND tỉnh Đồng Nai. Quản lý và chi phối các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất của Tổng Công ty. Trực tiếp đầu tư các dự án theo Luật Đầu tư. Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Đặc điểm, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Tổng Công ty

Từ ngày 01/7/2010 Tổng công ty Sonadezi chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp. Cùng với việc chuyển đổi này thì mô hình tổ chức quản lý cũng đã thay đổi phù hợp với Luật doanh nghiệp.

Trường CĐ Công nghệ & quản trị Sonadezi Trường CĐ Công nghệ

& quản trị Sonadezi

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN KIỂM SOÁT VIÊN KIỂM SOÁT VIÊN CHỦ SỞ HỮU CHỦ SỞ HỮU

Người đại diện phần vốn Cty Mẹ tại Cty

con, Cty liên kết Người đại diện phần

vốn Cty Mẹ tại Cty con, Cty liên kết

Ban Kiểm soát Cty con,

Cty liên kết Ban Kiểm soát Cty con,

Cty liên kết Người quản lý Cty con, Ctyliên kết Người quản lý Cty con, Ctyliên kết Các Phòng, Ban chức năng Các Phòng, Ban chức năng Biệt thự Đà Lạt Biệt thự Đà Lạt Ban Tổng giám đốc Ban Tổng giám đốc

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty

Cơ cấu hiện tại bao gồm:

Hội đồng thành viên: có 05 thành viên chuyên trách và không chuyên trách, gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên do Chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của Hội đồng Thành viên là 05 năm. Các thành viên của Hội đồng Thành viên có thể được xem xét bổ nhiệm lại.

Hội đồng Thành viên là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại Tổng Công ty; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các đơn vị thành viên do Tổng Công ty nắm giữ 100% vốn Điều lệ và đối với cổ phần, vốn góp của Tổng Công ty tại các doanh nghiệp khác. Hội đồng Thành viên chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu và trước pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao;

Hội đồng Thành viên có quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến việc xác định và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng Công ty theo phân cấp của Chủ sở hữu;

Kiểm soát viên do Chủ sở hữu bổ nhiệm với số lượng 03 (ba) người (trong đó có 01 Kiểm soát viên chịu trách nhiệm phụ trách chung, lập kế hoạch công tác, phân công, điều phối công việc của các kiểm soát viên) theo nhiệm kỳ không quá 03 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây:

+ Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng Thành viên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Tổng giám đốc trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Tổng Công ty;

+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình Chủ sở hữu hoặc cơ quan Nhà nước có liên quan;

+ Kiến nghị Chủ sở hữu các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của Tổng Công ty;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu, quyết định của Chủ sở hữu. Ban Tổng giám đốc bao gồm một Tổng giám đốc phụ trách chung, trực tiếp phụ trách mảng nhân sự, năm Phó tổng giám đốc phụ trách các mảng cụ thể như: Tài chính – văn phòng, dự án, kinh doanh, đất đai.

Trường cao đẳng công nghệ và quản trị Sonadezi là đơn vị phụ thuộc với nhiệm vụ đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật tay nghề cao và các ngành kế toán, quản trị, xây dựng,…

Biệt thự Đà Lạt là chi nhánh với nhiệm vụ chính là nơi đón tiếp các cơ quan ban ngành của Tỉnh tham dự các buổi công tác và làm việc tại Tỉnh Lâm Đồng.

Tại Văn phòng Tổng Công ty gồm có các phòng ban với các chức năng cơ bản như sau:

+ Phòng Nhân sự: tham mưu cho Ban Tổng giám đốc các vấn đề liên quan đến công tác quản trị nhân sự.

+ Phòng Bán hàng: tham mưu cho Ban Tổng giám đốc các vấn đề liên quan đến công tác tiếp thị, cho thuê và kinh doanh các dự án của Tổng công ty.

+ Phòng Tài chính kế toán: thực hiện các nghiệp vụ về ghi chép sổ sách và lập

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý vốn tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w