GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN từ XA đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại CÔNG TY CP VIETNAMTRADE (Trang 63 - 72)

BẢNG 2 .11 CHI PHÍ ĐÀO TẠO 3 NĂM

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRONG

3.2.2. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Các chương trình đào tạo hiện nay đang dần trở nên nhàm chán và lặp đi lặp lại qua mỗi đợt tuyển dụng. Việc cải tiến đổi mới chương trình chuyển từ lý thuyết sang thực hành cụ thể sẽ khiến cho người tham gia trải nghiệm được thực tế công việc, dễ dàng nắm bắt thơng tin qua những hình ảnh, câu chuyện thực tế. Qua đó, phần nào nắm bắt được quy trình cơng việc trong tương lai. Việc đào tạo nguồn nhân lực sẽ cải thiện đáng kể nếu áp dụng dundg phương pháp đào tạo. Đổi mới nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo là một trong những việc cần phải làm đầu tiên trong quy trình đổi mới này

3.2.2.2. Cách thức thực hiện giải pháp

a) Đổi mới phương pháp chỉ dẫn

Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của công ty hiện nay đối với thị trường kinh tế số, là sự sống cịn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng

cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp chỉ dẫn được xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các doanh nghiệp.

Thực trạng phương pháp chỉ dẫn hiện nay vẫn là phương pháp thuyết trình. Phương pháp thuyết trình lấy cơng nghệ dạy học gắn với quan điểm “ Lấy người chỉ dẫn làm trung tâm” khơng cịn phù hợp với phương pháp chỉ dẫn mới ngày nay. Hệ lụy của phương pháp này là

- Người chỉ dẫn thuyết giảng theo kiểu đọc chép, nhân viên nghe, ghi theo khuynh hướng chung là người chỉ dẫn bài chậm, nói chậm, nhân viên nghe, nhìn, chép nhờ vào sự trợ giúp của các công cụ như laptop, projector hoặc phần mềm Power Point. Cơng cụ này cũng rất tiện ích, giúp người chỉ dẫn đọc, chép nhiều kiến thức quy trình khác nhau mà khơng cần phải chuẩn bị bài giảng kỹ càng.

- Nhân viên sẽ thụ động tiếp thu kiến thức một chiều. Người chỉ dẫn đứng lớp truyền đạt kiến thức cho người học trong khn khổ quy trình, bài giảng đã được quy định sẵn, người học nghe giảng và ghi chép, đơi khi trong q trình giảng bài cũng đặt ra những câu hỏi, những vấn đề, những tình huống yêu cầu người học suy nghĩ trả lời, bình luận. Tính thụ động tiếp thu kiến thức một chiều bộc lộ ở chỗ mọi vấn đề trao đổi, các câu hỏi, các tình huống mà người chỉ dẫn nên ra đều diễn ra theo kịch bản được người chỉ dẫn chuẩn bị trước, mọi kiến thức, cách thức trả lời đều qua người dạy rồi mới đến người học. Tính thụ động tiếp thu kiến thức làm triệt tiêu sự tư duy sáng tạo của người học, biến người học thành máy nghe, máy chép.

- Kiến thức đóng khung, áp đặt, chương trình đào tạo, các kiến thức, các phần học được chuẩn hóa bởi các các cơng ty thực hiện như là “pháp luật” đào tạo không được thay đổi, không được tùy tiện cắt xén. Người dạy quyết định vận mệnh của người học thông qua các kiến thức, phần học mang tính áp đặt, bài giảng của người dạy, bài test, đề kiểm tra nhân viên có đạt chỉ tiêu hay không. Do người học tiếp thu một chiều, sẽ trả lại những kiến thức theo quy định chung, theo quy định của người chỉ dẫn tới khuynh hướng tư duy đóng, thiếu tính sáng tạo.

Để đổi mới phương pháp chỉ dẫn để có được nguồn nhân lực chất lượng thì bắt nguồn từ yêu cầu của nhân viên. Chương trình đào tạo đòi hỏi nhân viên phải chủ động nhiều hơn trong việc học, với nguồn tài liệu đa dạng và phong phú hơn thời

thức liên tục tăng mỗi năm, nhân viên không thể nào ghi nhớ được tất cả. Thay vì dựa vào trí nhớ, nhân viên cần phải tìm ra cách thức để hệ thống được những thông tin mà mình cần, tìm được thơng tin mới, đây chỉ là bước khởi động. Sau khi có được thơng tin thì nhân viên phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý thơng tin, áp dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề. Cơng việc này địi hỏi nhân viên phải có phương pháp học mới đó là “phương pháp học tích cực” hay cịn gọi là “học qua hành”. Phương pháp này nhấn mạnh quá trình học và tiếp thu. Đây cũng là phương pháp giúp cho nhân viên phát triển kỹ năng tự học và kỹ năng giải quyết vấn đề. Để làm được điều đó, yêu cầu tất yếu mà nhân viên mong muốn là học theo “phương pháp học tích cực” hay cịn gọi là “học qua hành”.

Sử dụng phương pháp học tích cực, người chỉ dẫn đóng vai trị quan trọng giúp nhân viên thu được kết luận đúng thông qua sự chỉ dẫn, khuyến khích cũng như thách thức họ đạt được mục đích cơng việc. Trực tiếp ứng dụng những kiến thức học được trong ngành vào thực tế sẽ giúp cho nhân viên tiếp thu, hiểu được vấn đề tốt hơn và dần dần hình thành, phát triển thái độ, kiến thức được nâng cao và năng suất làm việc cao, hiệu quả.

b)Liên kết với các công ty trong ngành

Hy vọng công tác đổi mới phương pháp chỉ dẫn và sự kết nối giữa các công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lực trong công ty. Mà trước mắt là nâng cao chất lượng nguồn lực quản lý, và xây dựng, tạo nguồn quản lý, thực hiện chính sách thu hút nhân tài. Hướng tới việc xây dựng cơ chế, chính sách, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho cơng ty CP VIETNAMTRADE hợp tác với các công ty trong nước. Triển khai mạnh mẽ thực hiện các kế hoạch thực hiện liên kết giữa các công ty với nhau, chia sẻ những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được của cơng ty mình, từ đó nghe nhìn nhận lại được những chỗ cần chỉnh sửa để phù hợp áp dụng vào công tác đào tạo.

Công ty kiểm sốt chặt chẽ việc thiết kế cơng tác đào tạo của công ty là phương pháp mà các công ty liên kết chia sẻ, cung cấp chương trình đào tạo của họ. Đặc biệt yêu cầu các công ty này đưa ra các tình huống thực tế trong nghiệp vụ tư

vấn khách hàng, các chủ đề thảo luận gắn với thực tế hoạt động của cơng ty. Đồng thời cũng nên duy trì một tỷ lệ nhỏ các tình huống về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức khác trong khu vực và trên thế giới. Sử dụng phương pháp đào tạo hiện đại với quy mô lớp nhỏ để nâng cao chất lượng đào tạo. Phương pháp đào tạo cần khuyến khích tính chủ động phát huy tính năng động sáng tạo của nhân viên. Cơng ty VIETNAMTRADE và các công ty khác cung cấp các chương trình đào tạo nên xây dựng, hồn thiện và sử dụng những phương pháp chỉ dẫn sao cho các nhân viên có thể kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học được trang bị kiến thức một cách đầy đủ nhất và không bỡ ngỡ khi đem áp dụng những kiến thức đó vào thực tế.

Liên kết xây dựng với những công ty trong ngành để xây dựng một mối quan hệ tốt từ đó trao đổi cho nhau những kinh nghiệm đào tạo, từ đó đúc kết ra được kế hoạch công tác đào tạo riêng cho công ty. Đẩy được những điểm mạnh đã được khai thác từ các công ty và khắc phục được nhiều mặt không tôt trong công tác đào tạo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc đào tạo nguồn nhân lực được thành cơng hay khơng thì nó dựa vào rất nhiều yếu tố là con người, cơ sở vật chất,… Với thời điểm hiện tại công ty CP VIETNAMTRADE việc đào tạo vẫn được đầu tư rất nhiều tiền vào đó, nhưng kết quả vẫn chưa đúng với sự kì vọng của cơng ty, cịn rất nhiều thiếu sót gây cho nhân viên vẫn còn nhiều điều thắc mắc. Thơng qua những phương pháp đã trình bày, thì đây chính là chìa khóa mang sự thành cơng trong cơng tác đào tạo của cơng ty. Nó khắc chế được nhiều điểm khơng tốt cho những chương trình đào tạo trước của cơng ty, đây sẽ là những điều mà những người ra kế hoạch chương trình đào tạo trong cơng ty đang tìm kiếm. Việc đào tạo nhân viên rất khó nhưng nhìn ra được cái điểm then chốt thì mọi cơng việc sẽ rất dễ dàng và thơng qua chương 3 đã liệt kê được điều giúp cho cơng ty có những kết quả tốt trong công tác đào tạo.

KẾT LUẬN

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Hiện nay với xu thế tồn cầu hóa chất lượng nguồn nhân lực chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao chính là một lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường thế giới. Để cá được nguồn nhân lực chất lượng cao thì cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng và đầu tư đúng mức. Với đề tài nghiên cứu là công tác đào tạo nguồn nhân lực trong cơng ty CP VIETNAMTRADE hiện nay, chun đề này trình bày những vấn đề chung nhất về công tác đào tạo nguồn nhân lực như thế nào là đào tạo nguồn nhân lực, hình thức và phương pháp đào tạo, cách xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức cần làm để xây dựng một chương trình đào tạo đạt hiệu quả và chất lượng. Từ những vấn đề chung nhất đó giúp ta có một cái nhìn tổng quan về thực tế cơng tác đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đó đạt được rất nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó cũng khơng ít hạn chế cần khắc phục. Do đó để đào tạo phát huy được vai trò quan trọng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Để phát huy được tiềm năng và thế mạnh về nguồn lực con người trong sự nghiệp phát triển mạnh công ty, những cấp cao trong công ty VIETNAMTRADE cần đầu tư hơn nữa cho việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả kinh doanh 2017- 2019. Công ty CP VIETNAMTRADE 2. Nguyễn, T. H. . Quản trị nhân lực (1996). . Nhà xuất bản Tiền Giang.

3. PGS. TS Phạm , T. Đ. . Giáo trình quản trị nhân lực (1998). Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

4. PGS. TS Đỗ, C. M . Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của công tác dạy nghề trong năm 2001. Tạp chí lao động xã hội. (3/2001).

5. PGS. TS Nguyễn, Q. N . Giáo trình Tổ chức Lao Động Khoa học.(2015). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

6. PGS. TS Trần, C. X . Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực.(2008). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

7. PGS. TS Trần, H. Đ . Một số căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2001- 2010. Tạp chí lao động xã hội. (5/2001).

8. (2017 - 2019). Tài liệu từ phịng ban trong cơng ty (Phịng tổ chức, phịng

hành chính - nhân sự). Cơng ty CP VIETNAMTRADE

9. Ths. Nguyễn Văn Điềm; PGS. TS Nguyễn, Quân Ngọc. Giáo trình quản trị

nhân sự (2012). Nhà xuất bản Đại Học Kinh tế quốc dân.

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

BẢNG TÓM TẮT

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHUYÊN ĐỀ

……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………................... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN từ XA đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại CÔNG TY CP VIETNAMTRADE (Trang 63 - 72)