Chỉ tiêu phản ánh mức độ hợp lý của nhu cầu vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 25 - 27)

1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh mức độ hợp lý của nhu cầu vốn lưu động

Để đánh giá mức độ hợp lý của nhu cầu VLĐ người ta thường xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và nhu cầu vốn lưu động thực tế.

Trước hết ta xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và nhu cầu vốn lưu động thực tế theo cả chênh lệch tuyệt đối và tương đối, nếu chênh lệch nhiều chứng tỏ phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty đang áp dụng có vấn đề, cần sử dụng phương pháp khác phù hợp hơn.

Cách xác định nhu cầu vốn lưu động dự báo, có 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp đã được trình bày ở mục 1.2.2.1 (xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động)

Hàng tồn kho bình quân trong kì + nợ phải thu bình quân trong kỳ - nợ phải trả nhà cung cấp bình quân trong kì

1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Nguồn VLĐ thường xuyên =

Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp

- TSDH

Hoặc có thể xác định bằng cơng thức:

Nguồn VLĐ thường xuyên = TSNH - Nợ ngắn hạn

1.2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh kết cấu vốn lưu động

- Kết cấu theo vai trò VLĐ:

+ Tỷ lệ VLĐ dự trữ sản xuất/VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong lượng VLĐ của công ty.

+ Tỷ lệ VLĐ sản xuất/ VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh vốn thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong VLĐ của công ty.

+ Tỷ lệ VLĐ lưu thông/VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong hàm lượng VLĐ của công ty.

- Kết cấu theo hình thái và tính thanh khoản: + Kết cấu vốn bằng tiền Tỷ trọng vốn bằng tiền = Tổng vốn bằng tiền x 100 Tổng vốn lưu động

+ Kết cấu nợ phải thu Tỷ trọng nợ phải thu khách hàng = Tổng nợ phải thu x 100 Tổng vốn lưu động

+ Kết cấu hàng tồn kho Tỷ trọng hàng tồn kho = Tổng mức tồn kho dự trữ x 100 Tổng vốn lưu động

Các chỉ tiêu trên phản ánh kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)