-Dấu được sử dụng trong “Lại đứng lên một lần nữa một lần nữa một

Một phần của tài liệu 20 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN 2023 (File word) (Trang 46 - 52)

II. Làm văn (7,0 điểm)

3 -Dấu được sử dụng trong “Lại đứng lên một lần nữa một lần nữa một

lần nữa...”

-Tác dụng: Cùng điệp ngữ “một lần nữa” giúp người đọc hình dung về hành trình miên mãi vượt qua thách thức; nhấn mạnh thái độ nhẫn nại, bền bĩ; thu hút sự chú ý, tạo những khoảng lặng ngẫm nghiệm cho người đọc.

1.0

4 Nhận xét (đúng/sai, tích cực/tiêu cực...): -Đây là một quan điểm tích cực, sâu sắc;

-Nêu lí do (kết hợp lí lẽ và giải nghĩa từ khóa): “Ô dù che anh” biểu tượng cho yếu tố bảo vệ, che chở, điểm tựa sinh tồn; cịn “chiếc bóng chính

mình" lã những giá trị cá thể, riêng biệt, chủ quan; từ đó câu thơ gửi gắm triết

lí: điểm tựa lớn nhất cho con người vượt qua nghịch cảnh là chính mình. Điều này thực sự đúng đắn bởi dầu cuộc sống thường cần sự tương trợ nhưng chủ quan luôn quyết định khách quan. Thêm nữa, chỉ bản thân mới thấu hiểu mình thế nào, mong gì, cần gì để xác lập phương án tối ưu vượt qua nhọc khổ.

1.0

II Làm văn 7.0

1 Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ sự cần thiết của việc sống là chính mình

trong cuộc sống con người.

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: sự cần thiết của việc sống là chính mình trong cuộc sống con người.

0.25

c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của việc sống là chính

mình trong cuộc sống con người.Có thể triển khai theo hướng sau:

-Sống là chính mình là sống thật với con người, sống với những gì tự nhiên vốn có, khơng gị ép, khơng áp đặt bởi người khác

- Sự cần thiết sống là chính mình :

+Khi sống là chính mình, ta đã để những suy nghĩ, cách hành xử của bản thân được tự do bộc lộ ra ngồi, khơng bị chi phối bởi tác động của người xung quanh.

+Sống là chính mình, con người sẽ làm chủ cuộc đời, nhận ra mặt mạnh của bản thân để phát huy, mặt yếu để rút kinh nghiệm.

+Nhờ có sống là chính mình, ta sẽ trở nên lạc quan, tự tin vào bản thân. Từ có, ta sẽ có động lực, sức mạnh tinh thần để vượt qua những cám dỗ của tiền tài, địa vị, không bị lệ thuộc, bị sự điều khiển của người khác, đồng thời ta sẽ được được người khác tôn trọng.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Về nhận thức: hiểu được giá trị của sống là chính mình, thấy được giá trị của bản thân;

+Về hành động: sống thật, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, ln làm điều thiện để hịa hợp, gắn bó với mọi người…

+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điẻm).

+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng tiêu biểu (0,5 điểm - 0.75 điểm).

+ Lập luận khơng chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ khơng xác đáng, khơng liên quan mật thiểt với vấn đề nghị luận, khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng phù hợp (0,25 điểm).

1.00

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về

vấn đề nghị luận. 0,25

2 Phân tích vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sơng Đà trong đoạn

trích … 5,0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một hình tượng trong đoạn trích tuỳ

bút

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

(0,25)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sơng Đà trong đoạn trích.

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

(0,5)

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân(0,25 điểm), bài Tùy bút và đoạn trích,nêu vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm).

-Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Cuộc đời cầm bút của ơng là cuộc hành trình không mệt mỏi khám phá và diễn tả cái đẹp của thiên nhiên sông núi quê hương, vẻ đẹp của con người. -Người lái đị sơng Đà là thiên tùy bút rút trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Tập Sông Đà và tùy bút Người lái đị sơng Đà rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn của Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác, lịch lãm, với cái nhìn sắc sảo ln phát hiện ra những điều mới lạ của sự vật và con người.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích:Con Sơng Đà tn dài tn dài …thác lũ ngay đấy.(...) thể hiện thành công vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng

con sơng Đà.

* Phân tích vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng Sơng Đà qua đoạn trích: a. Nội dung

-Vị trí: Đây là phần sau của tác phẩm, tác giả tập trung khắc họa vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sơng Tây Bắc qua việc miêu tả nét gợi cảm của sông Đà…Đây là đoạn văn thể hiện rõ những vẻ đẹp riêng biệt của dịng sơng và ngịi bút tài hoa của tác giả.

- Với góc nhìn từ trên cao (máy bay), Sơng Đà mang vẻ đẹp của một mĩ nhân

+ Từ trên cao nhìn xuống, dịng chảy uốn lượn của con sơng giống như mái tóc của người thiếu nữ “con sơng Đà tn dài tn dài như một áng tóc

trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Dịng

sơng mang vẻ đẹp của một áng tóc trữ tình mềm mại, tha thướt và duyên dáng. Vẻ đẹp của dịng sơng hài hịa với núi rừng Tây Bắc, được núi rừng điểm tô thêm cho nhan sắc mĩ miều.

+ Nhìn ngắm sơng Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của dịng sơng. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng trong cách so sánh rất cụ thể. Mùa xuân, nước Sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh. Mùa thu, nước Sơng Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ

lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

- Sau chuyến đi rừng dài ngày, gặp lại Sông Đà, tác giả nhận ra vẻ đẹp gợi cảm của con sông:

+Trong niềm yêu nhớ của Nguyễn Tuân, sông Đà “gợi cảm” như một “cố nhân”. Hai chữ “cố nhân” vừa là hình ảnh nhân hóa dịng sơng như một người bạn cũ xa nhớ gần yêu, vừa đưa đến cho dịng sơng chút vương vấn, cổ kính, xưa cũ của Đường thi.

+ Đoạn văn sau đó tràn ngập những cấu trúc so sánh đặc sắc để miêu tả dịng sơng Đà gợi cảm và trước hết là để bộc lộ cảm xúc của con người khi sắp gặp lại dịng sơng. Nhìn dịng sơng thấy “loang lống như trẻ con chiếu gương

vào mắt mình rồi bỏ chạy” là cái nhìn của một người chưa ra tới cửa rừng, mới

chỉ nhìn thấy dịng sơng lấp lóa nắng thấp thống ẩn hiện giữa những vạt cây mà đã háo hức, bồn chồn, đã vội vàng, khao khát…

+Khi liên tưởng mặt sơng giống như “cái miếng sáng lóe lên một màu

nắng tháng ba Đường thi”, Nguyễn Tuân đã đem đến cho sơng Đà vẻ lãng

mạn của hoa khói, sự trong sáng rực rỡ của sắc xuân, tỏa ra từ câu thơ vời vợi nhớ nhung được coi là “thiên cổ lệ cú” của Lý Bạch: “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Liên tưởng của nhà văn đã làm xao xuyến những tâm hồn chưa

hề nguôi nỗi tiếc nuối nhớ nhung với những phong vị Đường thi cổ điển, để rồi nỗi xao xuyến ấy mơ hồ lan tỏa trên dịng sơng gợi cảm, khiến sơng Đà khơng chỉ chảy trong không gian, mà như còn tha thiết trong dòng thời gian miên viễn xa xăm của Đường thi. Đây là màu thứ ba trong sắc nước của Sông Đà: màu nước này nảy sinh trong ý định sáng tạo của chủ thể: “màu nắng tháng ba Đường thi”- sắc màu không tồn tại trong hội họa mà hiện lên trong cảm hứng thăng hoa của người nghệ sĩ, là sự liên tưởng độc đáo khiến nắng Sông Đà như ngậm thơ, ngậm họa –màu nước ấy khiến Nguyễn Tuân muốn đề thơ vào sơng nước…

+ Sau đó là một câu văn chỉ nối tiếp các chủ ngữ: “Bờ sông Đà, bãi

sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”. Hai chữ “sông Đà” điệp lại

* Đánh giá

- Miêu tả vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sơng Đà, Nguyễn Tuân bộc lộ tình cảm yêu mến, thiết tha đối với quê hương đất nước.

- Đoạn văn thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: độc đáo, tài hoa, uyên bác…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

( 0,5)

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

( 0,25)

5. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong q trình

phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm..

( 0,5)

ĐỀ SỐ 10- LUYỆN THI THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2023-đợt 1 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Nhặt lên từ bùn muôn vạn nỗi đau Nước mắt khơng cịn để khóc

Con lợn, con gà, luống rau, hạt thóc Lũ về, nhà trống, vườn không

Nhặt lên từ bùn dấu những bàn chân Ùn ùn người đi cứu nạn

Vết xe lăn Cà Mau, Bắc Cạn

Tiếng chào nhau hoà giọng ba miền Tiếng gọi từ Bình Trị Thiên

Tiếng gọi từ Nghệ Tĩnh

Miền Trung gian lao mà anh dũng Mọc lên từ bùn những đoá sen thơm...

25-10-2020

(Nhặt lên từ bùn, Nguyễn Hữu Thắng,Nguồn https://www.facebook.com) Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Dựa vào đoạn trích, chỉ ra ngun nhân của mn vạn nỗi đau? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong 4 dòng thơ :

Tiếng gọi từ Bình Trị Thiên Tiếng gọi từ Nghệ Tĩnh

Miền Trung gian lao mà anh dũng Mọc lên từ bùn những đố sen thơm...

Câu 4. Thơng điệp trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh,chị là gì? Nêu lí do chọn thơng điệp đó. Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1(2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ sức mạnh tình người trong cuộc sống.

Câu 2 ( 5 điểm)

Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hịa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, 2008,tr 111) Cảm nhận của anh,chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn thơ trên.

Một phần của tài liệu 20 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN 2023 (File word) (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w