-Kim Lân( 1920-2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn xuất sắc của

Một phần của tài liệu 20 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN 2023 (File word) (Trang 89 - 93)

II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

-Kim Lân( 1920-2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn xuất sắc của

nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và người nơng dân đồng bằng Bắc bộ bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.

-Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hồ bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí". Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lịng cảm thơng sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Nhà văn đã viết rất xúc động về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ già nghèo khổ nhưng giàu tình thương con trong đoạn trích: “….”

* Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích

a. Nội dung

- Hoàn cảnh: bà cụ Tứ hiện lên là một người đàn bà nơng dân, hồn hậu và có một cuộc đời thật nhiều thương cảm: nhà nghèo, goá bụa, sống gian khổ, thầm lặng. Bà cụ Tứ lần đầu tiên xuất hiện trong thiên truyện với vài nét đơn giản: chưa thấy người đã thấy tiếng ho, dáng lọng

khọng, đôi mắt nhoèn hấp háy. Nhà văn gọi bà bằng những từ ngữ trân

trọng, trìu mến: bà cụ, bà lão, người mẹ nghèo khổ. Cách gọi như vật thể hiện sự kính trọng bà mẹ, kính trọng tuổi già và kính trọng nỗi khổ đau suốt một đời đã đè nặng lên vai con người. Chính thái độ này của Kim Lân đã khiến nhà văn như nhập thân vào bà cụ Tứ, nhìn sự việc, kể lại theo con mắt và tâm trạng của bà.

- Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng dẫn vợ về:

+Lúc đầu: bà có tâm trạng ngạc nhiên vì thái độ của con trai hơm nay lại “đon đả”.Thấy mẹ, “Tràng reo lên như một đứa trẻ “ và “lật đật chạy ra đón”. Bà ngạc nhiên khi thấy có bóng dáng người lạ trong nhà, mà lại “đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia”. “Sao lại chào mình bằng u?”. Sự ngạc nhiên ấy của bà khơng phải vì bà thực sự khơng hiểu chuyện gì đang xảy ra mà bởi tất cả mọi thứ đến quá nhanh, quá đột ngột, việc Tràng có vợ đối với bà là một điều xa vời với bà nên khiến bà không thể tin nổi đấy là sự thật.

+Tiếp theo là tâm trạng xót xa, tủi hờn. Ở bà cụ Tứ đã có một phản ứng khơng lời nhưng lại chất chứa đầy cảm xúc phức tạp: “Bà lão hiểu rồi, lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Tác giả để nhân vật

độc thoại nội tâm và trào dâng nỗi đau đớn qua dịng nước mắt: Chao

ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì… ”.Câu văn

được bỏ lửng giữa chừng nhưng đã mở ra trong lòng người đọc biết bao nỗi niềm, bao cơ sự, bao nỗi ngổn ngang, rối bời trong lòng người mẹ nghèo.Bà nghĩ đến cái cảnh người ta dựng vợ gả chồng cho con cái trong lúc ăn nên làm ra, đằng này con trai bà lấy vợ trong cảnh bần hàn, thiếu thốn đủ đường thế này. Bà thương mình bao nhiêu thì thương cho con gấp bội phần, bà cảm thấy tủi nhục khi không thể mang lại ấm no và hạnh phúc cho đứa con trai tội nghiệp. Bà thương cho người đàn bà héo hon kia cũng vì đói, vì khơng cịn gì nên mới theo Tràng về làm vợ. Kim Lân đã rất thành công khi phác họa hình ảnh bà cụ Tứ đầy ám ảnh trong lòng người đọc đến như vậy.

+ Sau cùng là tâm trạng lo lắng: Sau phút cúi đầu nén lặng với nhiều cảm xúc trái chiều phức tạp, bà cụ đã trở về vơi thực tại, nhìn vào thực tế đói khổ nghiệt ngã để trong lịng trào lên sự lo lắng, thương xót cho hai đứa con: “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dịng nước

mắt.Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng”. Đó là giọt nước mắt của lịng thương con, lo lắng cho con

và cả sự tủi thân vì bà khơng làm trong trách nhiệm, bổn phận của một người mẹ nhưng đồng thời, đó cịn là giọt nước mắt, là tiếng khóc của niềm vui, của sự hạnh phúc khi con trai bà đã có vợ.Những dịng nước mắt lặng lẽ chảy của bà cụ đã khiến cho tất cả người đọc đều phải lặng

* Đánh giá

- Bằng tài năng và tấm lịng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945. Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật, ta cũng có thể cảm nhận được tấm lịng u thương con sâu sắc.

- Ý nghĩa nhân đạo mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này là con người dù có đặt vào hồn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp: Lòng yêu thương con người và thái độ lạc quan hi vọng vào tương lai tươi sáng dù cho chỉ có một tia hi vọng mỏng manh. Kim Lân đã khám phá và thể hiện thành cơng điều đó ở nhân vật bà cụ Tứ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

( 0,5)

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

( 0,25)

5. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong q

trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm..

( 0,5)

ĐỀ SỐ 17- LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2023-đợt 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

CÔ KHÔNG NHẬN HOA ĐÂU!

( Gửi các trị u thương của cơ)

20/10 này cơ sẽ chẳng nhận hoa Xin hãy chắt chiu gửi về nơi bão lũ

Nơi đồng bào ta đang đối mặt nước mây vần vũ. Ơm hoa lúc này...cơ thấy chẳng giống ai!.

Dẫu biết rằng u cái đẹp khơng sai

Nhưng chỉ mình vui thơi thì có gì hạnh phúc Biết bao người giữa cuồng phong đang bất lực. Lẽ nào ta ấm cúng riêng mình!

Nhớ nhé em! Dù đất nước thời bình Nhưng hiểm nguy chưa bao giờ hết Nhưng cơ tin dẫu khó khăn chồng chất Thì tình người sẽ giúp hồi sinh.

Chỉ cần cịn được nhìn thấy bình minh Thì sợ gì khơng được ngắm hoa, tắm biển Tấm lịng em, hơm nay cơ xin nhận

Cịn tiền mua hoa xin tặng lại người cần. Hãy làm điều này xin em chớ phân vân!

Nghệ An 18/10/2020, Lê Thị Mai Hồng, giáo viên Ngữ văn, trường THPT Quỳ Hợp 2 ( Nguồn https://infonet.vietnamnet.vn)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của bài thơ.

Câu 2. Mở đầu bài thơ, cơ giáo có nhắc đến: lúc này. Kết thúc bài thơ, cơ giáo có lời khun:

Hãy làm điều này…Vậy lúc này là lúc nào? điều này là điều gì?

Câu 3. Anh, chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Nhớ nhé em! Dù đất nước thời bình Nhưng hiểm nguy chưa bao giờ hết Nhưng cơ tin dẫu khó khăn chồng chất Thì tình người sẽ giúp hồi sinh.

Câu 4. Hai dịng thơ sau có ý nghĩa gì với anh,chị? (Viết thành đoạn văn 5-7 dịng)

Dẫu biết rằng u cái đẹp khơng sai

Nhưng chỉ mình vui thơi thì có gì hạnh phúc.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)Câu 1. (2,0 điểm)

Một phần của tài liệu 20 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN 2023 (File word) (Trang 89 - 93)

w