Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ sự cần thiết phải sống tử tế.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết:
Con sóng dưới lịng sâu Con sóng trên mặt nước Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được Lịng em nhớ đến anh Cả trong mơ cịn thức. Dẫu xi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương. Ở ngồi kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở
(Theo Ngữ văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019 )
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện qua đoạn trích trên. -HẾT-
HƯỚNG DẪN
Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3.0
1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 0.5
2 Mở đầu bài thơ, cơ giáo có nhắc đến: lúc này. Kết thúc bài thơ, cơ
giáo có lời khuyên: Hãy làm điều này…Vậy lúc này là lúc nào? điều
này là điều gì?
- Lúc này là lúc đồng bào ta đang đối mặt nước mây vần vũ, lúc bão lũ;
(0.25đ)
- Điều này là: tiền mua hoa xin tặng lại người cần.(0.25đ)
( Thí sinh có thể diễn đạt bằng lời: Lúc này là lúc miền Trung đang bị lũ lụt/ Điều này là dùng tiền mua hoa tặng cô nhân ngày 20/10 để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt)
0.5
3 Cách hiểu nội dung các dịng thơ:
-Tuy đất nước đã hịa bình nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh...Nhờ có tinh thần đồn kết sẽ tạo nên sức mạnh để chiến thắng, đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà;(0.5đ) - Bộc lộ niềm tin, tinh thần lạc quan của tác giả.(0.5đ)
1.0
4 Thí sinh thể hiện suy nghĩ cá nhân, diễn đạt trôi chảy bằng một đoạn văn ngắn (0.25đ), có thể theo hướng sau:(0.75đ),
- Những điều tốt đẹp chưa bao giờ mang lại hạnh phúc nếu điều đó chỉ thuộc về riêng mỗi người. Hạnh phúc không chỉ là niềm vui của mỗi cá nhân mà phải gắn với mọi người.
- Sống phải biết sẻ chia và cho đi.
- Vì thế, là tuổi trẻ phải biết sống đẹp, sống có ích.
II Làm văn 7.0
1 Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ sự cần thiết phải sống tử tế.
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: sự cần thiết phải sống tử tế.
0.25
0.25
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: sự cần thiết phải sống tử tế; bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể triển khai theo hướng sau:
- Sống tử tế: là sống tốt với những người xung quanh từ những việc nhỏ nhất; sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, khơng nghĩ đến cá nhân mình;
- Sự cần thiết phải sống tử tế:
+ Đem lại cho bản thân những giây phút thực sự hạnh phúc, thanh thản trong tâm hồn.
+Tạo được niềm tin, thắt chặt các mối quan hệ, được mọi người quý mến.
+ Xã hội trở nên tốt đẹp, văn minh, tiến bộ… -Bài học nhận thức và hành động:
+Nhận thức: phải hiểu sự cần thiết phải sống tử tế để hình thành nhân cách tốt đẹp;
+Hành động: làm việc tốt mỗi ngày dù đó là việc nhỏ nhất, biết sống vì mọi người…
Cách tính điểm:
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm).
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng tiêu biểu (0,5 điểm - 0.75 điểm).
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ khơng xác đáng, khơng liên quan mật thiểt với vấn đề nghị luận, khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng phù hợp (0,25 điểm).
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
2 Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu được
thể hiện qua đoạn thơ trong bài thơ “Sóng”( Xuân Quỳnh) 5,0 2.1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ Mở bài, Thân
bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện qua việc phân tích vấn đề cần nghị luận; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.
2.2.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện qua đoạn thơ trong bài thơ
“Sóng”( Xuân Quỳnh).
+ Thí sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
+ Thi sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghi luận: 0,25 diểm.
2.3. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:
a. Mở bài:(0.5) Sơ lược giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh,
bài thơ "Sóng” và đoạn thơ; nêu vấn đề cần nghị luận.
- Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm;
- Giới thiệu tác phẩm, đoạn thơ, nêu vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
b. Thân bài: (2.5)
Thí sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý như sau:
b.1. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ,
vài nét về nội dung, nghệ thuật, vị trí đoạn thơ) (0,25)
b.2. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu
được thể hiện qua đoạn thơ : (1.75)
- Khổ thơ đầu: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện qua nỗi nhớ: (0.75)
+ 4 dòng đầu là nỗi nhớ của sóng: Bằng nghệ thuật nhân hóa, điệp từ, Xuân Quỳnh làm cho những con sóng trở nên sống động với những cung bậc cảm xúc mãnh liệt trong nỗi nhớ, trong tình u mà sóng dành cho bờ. Nỗi nhớ của sóng được nữ sĩ khai triển trên cả hai trục khơng gian và thời gian: “ con sóng dưới lịng sâu”,“ trên mặt
nước”, “Ngày đêm không ngủ được” .
+ Hai dịng tiếp: nỗi nhớ của Em: Mượn sóng để bày tỏ nỗi nhớ dường như chưa thỏa, chưa giải tỏa được nỗi nhớ nhung đang đè nặng trong lòng nên sau khi ẩn mình trong sóng, nhân vật trữ tình đã trực tiếp lộ diện để thể hiện:“Lòng em nhớ đến anh”,“trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ của em còn mãnh liệt và cồn cào hơn nỗi nhớ của sóng.
-Khổ thơ thứ hai: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ được thể hiện
ở lịng thủy chung son sắt trong tình u.(0.5)
+ Nghệ thuật tương phản “xi-ngược”, điệp ngữ “dẫu”, cách nói khác với thơng thường:xi bắc, ngược nam, … gợi hành trình ngược dịng, vất vả của sóng ngồi biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.
+Lời thề thủy chung của người phụ nữ: dù ở đâu cũng “Hướng
về anh- một phương”, nghĩ về người mình yêu bằng cả trái tim. Nỗi nhớ
trong tình yêu đã san phẳng mọi phương hướng, để chỉ còn lại hướng nhìn duy nhất, hướng về anh với tất cả tình yêu của em.