II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)
SỐ 15 LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2023-ĐỢT 1 Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Cuộc sống là bộ sách vơ số chữ, mỗi người có cách đọc riêng mình. Cuộc sống là một câu hỏi nhiều lời
giải, mỗi người có đáp án của riêng mình. Cuộc sống là một tách trà, mỗi người có cách thưởng thức của riêng mình. Những lúc khơng vui hãy tự nhủ với bản thân: Rằng tất thảy của tất thảy, chính là để cuộc sống thoải mái hơn, vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.
Mỗi người đều có cách sống của riêng mình, chúng ta khơng cần phải ngưỡng mộ cuộc sống của người khác. Có người ngồi mặt tươi cười rạng rỡ nhưng ẩn trong đó là bao giọt nước mắt, lại có người nhìn có vẻ cơ cực nhưng kỳ thực họ lại đang trải qua một cuộc sống rất thoải mái. Hạnh phúc khơng có đáp án chuẩn mực, niềm vui cũng không chỉ xuất phát từ một con đường. Thu lại ánh mắt ngưỡng mộ người khác và nhìn lại tâm hồn mình. Sống cuộc sống mình mong muốn chính là những ngày tháng tươi đẹp nhất, cách sống mà mình muốn mới là cách sống tốt nhất.
(Nguồn https://www.songhaysongdep.com)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ trong đoạn văn được trích: Cuộc sống là bộ sách vơ số
chữ, mỗi người có cách đọc riêng mình. Cuộc sống là một câu hỏi nhiều lời giải, mỗi người có đáp án của riêng mình. Cuộc sống là một tách trà, mỗi người có cách thưởng thức của riêng mình.
Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm:“Mỗi người đều có cách sống của riêng mình, chúng ta
khơng cần phải ngưỡng mộ cuộc sống của người khác” hay khơng? Vì sao?
Phần II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)
Từ văn bản Đọc – hiểu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp để có cách sống tốt nhất của con người.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người vợ được nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích sau:
Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn Thị cười cười:
-Khơng có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!
Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả: - Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên...
Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng khơng hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!
Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần.
Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...”. Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn Thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn cịn ngờ ngợ như khơng phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng...
(Trích Vợ nhặt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 25 - 26) \
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt: không cho điểm.
0.5
2 Điểm đối lập giữa bên ngoài và bên trong cuộc sống con người là: “Có
người ngồi mặt tươi cười rạng rỡ nhưng ẩn trong đó là bao giọt nước mắt, lại có người nhìn có vẻ cơ cực nhưng kỳ thực họ lại đang trải qua một cuộc sống rất thoải mái”
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
3 Thí sinh chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ sau: a. Biện pháp “điệp ngữ”: “Cuộc sống là”
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho lời văn
+ Nhấn mạnh cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa tùy vào cách sống của mỗi người.
b.Biện pháp “liệt kê”: “bộ sách vơ số chữ, mỗi người có cách đọc riêng
mình”, “một câu hỏi nhiều lời giải, mỗi người có đáp án của riêng mình”, “một tách trà, mỗi người có cách thưởng thức của riêng mình”
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho lời văn.
+ Nhấn mạnh cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa và có rất nhiều cách sống.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời biện pháp tu từ và tác dụng như Đáp án hoặc có cách diễn đạt phần tác dụng có nghĩa tương đương: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời được biện pháp tu từ nhưng không nêu được tác dụng: 0.5 điểm
1.0
4 Thí sinh thể hiện suy nghĩ cá nhân, diễn đạt trôi chảy bằng một đoạn văn ngắn, có thể theo hướng sau:
- Nếu đồng tình: Mỗi người sinh ra có hồn cảnh và điều kiện sống khác nhau, có tài năng và giá trị riêng nên chỉ có sống theo cách của mình mới thể giành được những thành công riêng
- Nếu khơng đồng tình: Nên ngưỡng mộ cuộc sống của người khác vì đó là tấm gương tốt để có dịp học tập, làm theo…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm
- Học sinh lí giải cịn sơ sài: 0,5 điểm.
1.0
II Làm văn 7.0
1 Từ văn bản Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày giải pháp để có cách sống tốt nhất của con người. 2.0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ.
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: giải pháp để có cách sống tốt nhất của con người
0.25
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giải pháp để có cách sống tốt nhất của con người. Có thể triển khai theo hướng sau:
- Giải thích: Sống tốt là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống có ý chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đơi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lịng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Sống tốt còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. Sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Bàn luận về giải pháp để có cách sống tốt nhất:
+ Cần có một lối sống văn minh, sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh.
+ Sống đúng với lương tâm của mình, khơng đi ngược đạo lí làm người. + Sống lạc quan, yêu đời. Sống phải biết nghĩ cho người khác, phải biết cống hiến, biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.
- Mở rộng: tuy nhiên hiện nay còn nhiều người chưa ý thức được việc sống tốt và khơng biết làm cách nào để có một cuộc sống tốt nhất. Họ vẫn tự ti vào bản thân, thờ ơ, vơ cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình và khơng quan tâm đến mọi thứ xung quanh….(dẫn chứng)
- Bài học: Chúng ta cần có lối sống tốt, tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó biết đặt mình vào hồn cảnh của người khác trong cuộc sống…
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận khơng chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ khơng xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
1.00
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Hướng dẫn chấm: Khơng cho điểm nếu bài làm có q nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản
thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
0,25
2 Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người vợ được nhà
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một nhân vật trong đoạn trích văn xuôi.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tâm trạng và hành động của nhân vật người vợ được nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
(0,5)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân(0,25 điểm), truyện Vợ nhặt và đoạn trích,nêu vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm).
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn và là một nhà văn nông thôn xuất sắc nhất trong văn học hiện đại Việt Nam. Các sáng tác của ông rất chân thực, xúc động về đời sống, người dân quê mà ơng hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ.
- “Vợ Nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn xuôi hiện đại Việt Nam, được viết năm 1954, bối cảnh là nạn đói 1945. Tiền thân truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám còn dở dang và bị mất bản thảo. Hịa bình lập lại, dựa vào một phần cốt truyện cũ, Vợ nhặt ra đời. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962). .
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Trong truyện ngắn này, đoạn trích sau:“ Thị
lẳng lặng theo hắn vào trong nhà,… ấy thế mà thành vợ thành chồng”thể hiện thành công tâm trạng và hành động của nhân vật người
vợ .
* Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người vợ qua đoạn trích
a. Nội dung
- Hồn cảnh: Thị là nạn nhân của nạn đói năm Ất Dậu 1945, được Tràng “nhặt” về làm vợ.
- Tâm trạng và hành động
+ Tâm trạng: Về đến nhà chồng, thị e dè, ngượng ngùng xen lẫn lo lắng trước gia cảnh của Tràng, khác hẳn với tính cách táo bạo, cong cớn, ăn nói thơ bạo ngày trước. Khi nhìn thấy “ngơi nhà vắng teo đứng rúm ró
trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, thị “ nén một tiếng thở dài”. Đó vừa là tiếng thở dài xót xa cho tương lai số phận của mình
khi biết gia cảnh của Tràng cũng vô cùng khốn khổ, vừa là tiếng thở dài đầy lo toan cho cuộc sống tương lai đúng như thiên chức của một người phụ nữ, chứ khơng cịn là một người sống vội, sống táo bạo, liều lĩnh cho thời khắc hiện tại. Hơn thế, đó cũng chính là sự đồng cảm, thương xót cho Tràng khi thị nhận thấy Tràng đồng cảnh ngộ với mình.
+ Hành động: Thị e thẹn, dè dặt “ ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm
khư khư cái thúng, mặt bần thần”. Chi tiết ngồi mớm ở mép giường
được lặp lại hai lần trong đoạn trích. Những phản ứng của thị khi về nhà chồng, đặc biệt là khi tiếp xúc với mẹ chồng một lần nữa càng cho thấy rõ cái trơ tráo, liều lĩnh, mất tự trọng ở thị chỉ là sản phẩm của hồn cảnh. Ẩn sâu trong tâm hồn người đàn bà đó vẫn là sự đúng mực, ngoan hiền với tất cả sự ngượng nghịu, bẽn lẽn đầy nữ tính của một cơ dâu mới.
b. Nghệ thuật: Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện bằng
ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giản dị, đậm chất nơng dân và có sự gia công sáng tạo của nhà văn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận về tâm trạng và hành động của nhân vật người vợ đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của tâm trạng và hành động của nhân vật người vợ : 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Cảm nhận sơ lược, không rõ các biểu hiện của hình tâm trạng và hành động của nhân vật người vợ : 0,25 điểm - 0,5 điểm.
(2.5)
* Đánh giá
- Tâm trạng và hành động của nhân vật người vợ góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt: niềm cảm thương với số phận người phụ nữ trong nạn đói 1945, ca ngợi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người…
- Tâm trạng và hành động của nhân vật vợ nhặt góp phần thể hiện phong
cách nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân: có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
( 0,25)
5. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong q
trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm..
( 0,5)
Tổng điểm 10,0
ĐỀ SỐ 16- LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2023- đợt 1 I. Đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích
Để chăm sóc tốt cho cuộc sống này, trước hết bạn phải có một thái độ sống tốt.
Một cụ bà sinh được 2 người con gái, con gái lớn lấy một người bán ô, con gái thứ hai lấy một người bán mũ rơm.
Trời nắng to, bà cụ thở dài nói: “Nắng to thế này, ơ dù bán cũng khơng dễ, đời con gái lớn chắc cũng khó”.
Trời mưa, bà lại nghĩ đến cô con gái thứ: “Trời mưa to thế này làm sao con út bán được nón rơm đây?”. Vì vậy, bất kể trời nắng hay mưa, bà cụ luôn mang vẻ buồn phiền.