2.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của PGD
2.2.2. Quy trình hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tạ
PGD Nam Đơ- Agribank Nam Hà Nội
Quy trình phân tích tài chính trong hoạt động cho vay với doanh nghiệp được bắt đầu khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng cho vay. Trong đó quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay sẽ bao gồm 3 bước: phân tích trước cho vay, phân tích trong cho vay và phân tích sau cho vay. Các bước cụ thể như sau:
Phân tích trước cho vay :
Trước khi ra quyết định cho vay, ngân hàng dựa vào các nguồn thông tin thu thập được sẽ tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình tình sản xuất kinh doanh hiện tại và tiềm năng trong tương lai, cũng như dự báo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đây thường được gọi là cơng tác thẩm định tài chính doanh nghiệp. Trong giai đoạn này ngân hàng sẽ tiến hành phân tích hai yếu tố là khả năng sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp, từ đó đưa ra nhận định về khả năng trả nợ của doanh nghiệp:
xem khả năng sinh lời qua các năm có ổn định hay khơng để biết được năng lực sản xuất kinh doanh có đáng tin cậy để đảm bao khả năng trả nợ của khách hàng. Thông thường ngân hàng sẽ đánh giá dựa trên các nhóm chỉ số khả năng sinh lời.
Rủi ro của doanh nghiệp cũng là rủi ro của ngân hàng. Để phân tích rủi ro doanh nghiệp, ngân hàng thường căn cứ vào các nhóm chỉ tiêu khả năng thanh tốn và nhóm tỷ lệ cân đối vốn.
Phân tích trong cho vay
Đây là cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp giai đoạn sau khi ngân hàng chuyển giao vốn cho doanh nghiệp sử dụng. Vì thế tính rủi ro mất vốn đối với ngân hàng là rất cao, do đó ngân hàng phải theo dõi sát sao tình hình tài chính của doanh nghiệp và có các biện pháp xử lý cần thiết nếu có các vấn đề phát sinh ảnh hưởng bất lợi đến việc trả nợ của khách hàng. Kiểm tra và theo dõi món vay theo các nội dung: xác định nguồn trả nợ của doanh nghiệp phân tích lại các tỷ số thể hiện bằng khả năng sinh lời, độ rủi ro từ đó xác định khả năng thanh tốn và dự đốn nhu cầu tài chính của doanh nghiệp trong các kỳ kế tốn tiếp theo.
Mục đích của việc phân tích trong giai đoạn là nhằm xác định trong những khoản vay có vấn đề từ đó quyết định mối quan hệ tín dụng với khách hàng. Thơng qua các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi trong kỳ mà ngân hàng kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng, hiệu quả sử dụng vốn , tình hình hoạt động sản xuất có hiệu quả khơng? Nếu tình hình kinh doanh có biến động khơng tốt cho khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng thì có thể u cầu doanh nghiệp bổ sung thêm tài sản để đảm bảo cho khoản vay là tiền thu được từ tiêu thụ sản phẩm, hàng hố dịch vụ hình thành từ nguồn vốn vay.
Phân tích sau khi vay:
Khi đã thực hiện xong một khoản vay, ngân hàng xem xét tình hình tài chính doanh nghiệp để có kế hoạch thu nợ đúng hạn, kịp thời. Nếu doanh nghiệp trả nợ khơng đúng hạn thì ngân hàng phải tìm ra nguyên nhân và để ra biện pháp giải quyết. Cán bộ tín dụng và cán bộ kế tốn đối chiếu khi tất toán tài khoản cho vay
của khoản nợ, chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu. Sau đó nếu doanh nghiệp tiếp tục có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng lại tiếp tục phân tích để quyết định cho vay hay khơng.
2.2.3. Ví dụ về phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Phòng giao dịch Nam Đơ- Agribank Nam Hà Nội
2.2.3.1. Phân tích tài chính chung
Giới thiệu khách hàng
Nhu cầu của khách hàng
Quan hệ với tổ chức tín dụng khác
Tư cách pháp nhân
Cơ cấu vốn góp
Báo cáo tài chính của khách hàng:
Được kiểm toán Khơng được kiểm tốn Báo cáo thuế Báo cáo
nội bộ
BẢNG 2.4. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN CỦA CƠNG TY CP MAY THANH TRÌ
Đơn vị: (triệu VNĐ)
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015
A TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN HẠN 9.937,746 16.324,352 11.594,595 I Tiền và các khoản tương đương tiền 1.604,786 7.671,923 1.027,415
1 Tiền 1.604,786 2.571,293 1.027,415
2 Các khoản tương đương tiền - 5.100,000 -
II Các khoản phải thu ngắn hạn 3.503,425 2.586,596 4.288,365
III Hàng tồn kho 3.584,567 4.577,703 3.971,380
IV Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 600,000 - -
V Tài sản ngắn hạn khác 644,966 1.488,129 2.307,433
B TÀI SẢN DÀI HẠN 16.635,288 7.997,391 14.797,321
I Tài sản cố định 10.355,580 7.659,342 14.590,384
1 Tài sản cố định hữu hình 10.355,580 7.659,342 5.382,344
2 Chi phí xây dựng dở dang - - 9.208,040
II Khoản đầu tư dài hạn khác 5.180,000 - -
III Các tài sản dài hạn khác 1.109,708 338,048 206,937
TỔNG TÀI SẢN 26.563,034 24.321,743 26.391,917 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 5.361,031 3.763,260 4.636,045 1 Nợ ngắn hạn 5.361,031 3.763,260 4.636,045 2 Nợ dài hạn - - - B VỐN CHỦ SỞ HỮU 21.202,002 20.588,482 21.755,871 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20.000,000 20.000,000 20.000,000
2 Cổ phiểu quỹ - 300,000 300,000
3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 58,256 16,680 -
4 Quỹ đầu tư phát triển 319,362 362,071 528,283
5 Quỹ dự phịng tài chính 159,681 181,035 264,141
6 Lợi nhuận chưa phân phối 781,215 332,055 1.263,445
TỔNG NGUỒN VỐN 26.563,034 24.321,743 26.391,917
Thực hiện phân tích đánh giá
Về tài sản:
Tài sản của công ty đạt mức 26,5 tỷ năm 2013 , sau đó giảm nhẹ 19% vào năm 2014 và tăng trở lại vào năm 2015. Sự khơng gia tăng về tài sản tài chính, chứng tỏ những năm gần đây công ty không thực hiện đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh do tình hình kinh tế chung khó khăn hệ lụy đến thị trường may mặc.
Tỷ trọng tài sản của cơng ty khơng có sự chênh lệch lớn lắm qua các năm, chủ yếu là tỷ lệ tài sản dài hạn cao hơn tài sản ngắn hạn. Chỉ có năm 2014 do cơng ty giảm khoản đầu tư tài chính dài hạn và tăng tài khoản dự trữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền làm giảm nên tỷ lệ tài sản ngắn hạn/ dài hạn tăng lên bất thường. Cụ thế tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2013 là 37,37 %, năm 2014 là 63,71% , đến năm 2015 tăng lên mức 56.07%.
Tài sản ngắn hạn:
Năm 2013 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là gần 10 tỷ đồng. Năm 2014 tài sản ngắn hạn tăng nhanh khoảng 64% do gia tăng mức tài sản dự trữ bằng tiền và các khoản tương đương tiền.
Đến năm 2015 tài sản ngắn hạn lại giảm 4,73 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng mức giảm khoảng 29%. Như vậy tài sản ngắn hạn của công ty không ổn định qua các năm.
Do vào thời điểm đầu 2015 lãi suất ngắn hạn tăng cao, doanh nghiệp đã gửi có kỳ hạn tại Ngân Hàng Đầu tư và phát trển Nam Hà Nội theo hợp đồng tiền gửi có kì hạn là 5,2 tỷ đồng, lãi suất 14% thời hạn 1 tháng.
Năm 2014 các khoản phải thu giảm 1 tỷ đồng so với 2013, sau đó năm 2015 tăng gần gấp đơi so với năm 2014. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp đã thực hiện thắt chặt tín dụng trong tiêu thụ sản phẩm năm 2014 và lại nới lỏng trở lại năm 2015.
Hàng tồn kho có sự biến động qua các năm, trong đó hàng tồn kho cao nhất vào năm 2014 ở mức 4,5 tỷ đồng sau đó đến năm 2015 lại giảm khoảng 13% xuống còn 3,9 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng của công ty tương đối ổn định qua các năm. Tỷ lệ hàng tồn kho của cơng ty là phù hợp với tỷ lệ chung của tồn ngành.
Tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn của cơng ty có sự biến động mạnh vào năm 2014, tài sản dài hạn giảm 8,6 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng mức giảm khoảng 51,9%.
Giảm tài sản dài hạn ngun nhân chính là do cơng ty đã cắt giảm 5,1 tỉ đồng tiền đầu tư tài chính dài hạn . Theo đó thì ngày 10/9/2014 cơng ty CP may Thanh trì đã chuyển nhượng 5,1 tỷ đồng khoản đầu tư vào công ty con là Công ty cổ phần may Giao Thủy cho Công ty thời trang thể thao.
Mặt khác thì cơng ty cũng thanh lý một số tài sản cố định và không đầu tư mua mới thêm tài sản dài hạn nào hết.
Năm 2015, tài sản dài hạn của công ty lại tăng 6,8 tỷ đồng so với năm 2014 tương đương mức tăng khoảng 86%. Mức tăng này là do công ty gia tăng đầu tư cho hoạt động xây dựng nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất.
Về nguồn vốn
Từ bảng số liệu về tổng nguồn vốn, nhận thấy vốn của doanh nghiệp có giảm nhẹ trong năm 2014 và tăng trở lại năm 2015. Nguyên nhân là do doanh nghiệp giảm các khoản tài trợ cho sản xuất kinh doanh bằng nợ ngắn hạn.
Về tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với nợ ở mức cao. Chứng tỏ công ty chủ yếu dùng vốn chủ sở hữu cho hoạt động kinh doanh. Điều này có thể là một dấu hiệu tốt nếu như cho rằng tình hình tài chính của cơng ty là khá tốt, nguồn vốn cơng ty đủ bù đắp cho các khoạt động của mình. Tuy nhiên nếu xét về tính kinh tế, thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao chứng tỏ công ty chưa thực hiện tốt địn bẩy tài chính.
BẢNG 2.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ 2013-2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 45.729,838 47.249,254 66.512,972
Các khoản giảm trừ doanh thu 14.544 - -
Doanh thu thuần 45.715,293 47.249,254 66.512,972
Giá vốn hàng bán 31.834,975 37.154,036 50.636,236
Lợi nhuận gộp 13.880,318 10.095,217 15.876,736
Doanh thu hoạt động tài chính 488.553 663,684 700,563
Chi phí tài chính 40,998 455,752 487,064
Chi phí bán hàng 1.588,399 1.450,992 1.597,737
Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.230,102 8.351,609 12.227,132 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.509,371 500,547 2.215,364
Thu nhập khác 13,063 589,694 2.909.091
Chi phí khác 112,639 520,782 1.745,600
Lợi nhuận khác -99,576 68,912 1.163,491
Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế 1.409,794 596,459 2.216,527
Chi phí thuế TNDN 368,190 142,364 554,407
Lợi nhuận sau thuế TNDN 1041,604 427,094 1662,120
Lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu 520,082 215,705 843,72
(Nguồn: PGD Nam Đơ- Agribank Nam Hà Nội)
Có thể nhận thấy, doanh thu thuần của doanh nghiệp đã tăng đều qua các năm. Năm 2014 doanh thu thuần tăng 1,52 tỷ tương ứng với khoảng 3%, năm 2015 doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng vọt thêm 19 tỷ đồng tương ứng với mức tăng khoảng 40%. Đây là một dấu hiệu tăng trưởng vượt bậc của doanh nghiệp trong thời điểm kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn.
hàng bán trong tổng doanh thu như thế là tương đối hợp lý với một doanh nghiệp sản xuất khi mà chi phí ngun vật liệu ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Sự biến động về giá vốn hàng hóa cũng tăng cao trong năm 2014 .Có sự tăng thêm này là do những năm qua nền kinh tế bất ổn, giá cả của một số mặt hàng lên cao nên chi phí đầu vào để sản xuất của công ty cũng lên cao.
Như vậy lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh sụt giảm năm 2014, do doanh thu có tăng nhưng khơng đáng kể trong khi chi phí các yếu tố đầu vào tăng cao làm tăng giá vốn của hàng hóa.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng tăng đều đặn hàng năm, trong khi chi phí tài chính có mức tăng vọt vào năm 2014 và 2015 gấp gần 10 lần so với năm 2013 dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính khơng cịn đáng kể.
Lợi nhuận khác của công ty tăng mạnh vào năm 2015. Năm 2013 lợi nhuận khác của công ty đạt giá trị âm, năm 2014, đã đạt giá trị dương tuy nhiên rất thấp chỉ chiểm 11% lợi nhuận trước thuế của công ty. Đến năm 2015 lợi nhuận khác đã tăng lên mức 1,163 tỷ đổng chiếm 52% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp do có nguồn thu từ thanh lý tài sản cố định.
Lợi nhuận sau thuế của cơng ty có sự biến động khá lớn trong những năm gần đây. Cụ thể là năm 2014, LNST giảm hơn 600 triệu đồng tương ứng với 60% so với năm 2013. Sau đó đến năm 2015 LNST lại tăng vọt lên mức 1,662 tỉ đồng tức là tăng gần 4 lần so với năm 2014 hay 1,6 lần so với năm 2013.
Nhận xét đánh giá chung: Nhìn chung lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp
vẫn là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất hàng hóa phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố thị trường gây ra những bấp bênh trong thu nhập của công ty.
2.2.3.2. Phân tích các chỉ sổ tài chính của cơng ty cổ phần may Thanh Trì.
Chỉ số về khả năng thanh toán
BẢNG 2.6. CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TỐN – CTCP MAY THANH TRÌ
Khả năng thanh tốn 2013 2014 2015
Khả năng thanh toán tức thời 0,30 2,04 0,22
Khả năng thanh toán nhanh 1,06 2,72 1,15
Hệ số thanh toán hiện hành 1,85 4,34 2,55
Từ bảng số liệu cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty trong ba năm qua đều khá tốt, các chỉ số thanh toán đều ở mức đảm bảo. Và các chỉ số đều tăng cao vào năm 2014 sau đó giảm vào năm 2015.
Về khả năng thanh tốn tức thời của doanh nghiệp thì năm 2014 có tự tăng đột biến của chỉ số này, từ 0,3 năm 2013 lên 2,04 năm 2014. Có sự gia tăng đáng kể này là do năm 2014 doanh tăng dự trữ bằng tiền và các khoản tương đương tiền.Hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty cũng giao động qua các năm 2013, 2014 , 2015 lần lượt là 1,06; 2,72; 1,15. Hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đảm bảo khả năng trả nợ trong ba năm qua. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1chứng tỏ khả năng trả nợ an toàn của doanh nghiệp. Tỷ lệ tăng cao vào năm 2014 và giảm vào năm 2015 do tài sản ngắn hạn gia tăng đột biến vào năm 2014, sau đó giảm vào năm 2015, còn vốn tài trợ của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn và tương đối thấp.
Nhìn chung các chỉ số về khả năng thanh tốn đều chứng tỏ cơng ty có tiềm lực tài chính lành mạnh và cơng ty đảm bảo được khả năng trả nợ.
Đánh giá chung: Tốt Khá tốt Trung bình Yếu
BẢNG 2.7. CHỈ SỐ KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI VỐN- CTCP MAY THANH TRÌ
Khả năng cân đối vốn 2013 2014 2015
Hệ số nợ/ tổng tài sản 0,20 0,03 0,17
Nợ/ Vốn chủ sở hữu 0.25 0.04 0.21
Bảng số liệu cho thấy hệ số nợ giảm qua các năm cụ thể hệ số nợ các năm 2013, 2014, 2015 của doanh nghiệp lần lượt là 0,2 ; 0,03 ; 0,17. Hệ số nợ của doanh nghiệp quá nhỏ, chứng to nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Nguồn nợ của doanh nghiệp chỉ là nợ ngắn hạn, chủ yếu nợ mua nguyên vật liệu đầu vào. Tài sản vốn chủ sở hữu của công ty không đổi qua 3 năm. Công ty Cổ phần may Thanh Trì chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để thực hiện sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đây cũng khơng phải là dấu hiệu đáng mừng vì doanh nghiệp đã khơng tận dụng tốt được địn bẩy tài chính. Nhìn chung nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp là chưa tốt.
Tốt Khá tốt Trung bình Yếu Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
BẢNG 2.8.CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG-CTCP MAY THANH TRÌ
Khả năng hoạt động 2013 2014 2015
Vòng quay hàng tồn kho 12,75 10,32 16,75
Số ngày tồn kho 29 36 22
Vòng quay khoản phải thu 13,04 18,27 15,51