2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Trực.
a) Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng thơng qua các chỉ tiêu.
BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI CHI NHÁNH.
Đơn vị: triệu đồng
Nợ quá hạn
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Giá trị trọng %Tỷ Giá trị Tỷ trọng % Giá trị trọng %Tỷ Dư nợ nhóm 2 85.017 86.09 104.842 90.61 123.156 93.75 Dư nợ nhóm 3 7.098 1.32 5.973 5.16 4.238 3.23 Dư nợ nhóm 4 4.772 4.83 3.755 3.25 2.869 2.18 Dư nợ nhóm 5 1.865 1.89 1.143 0.99 1.101 0.84 Cộng 98.752 100.00 115.713 100.00 131.364 100.00 Tổng dư nợ 536.424 634.735 745.903 Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 18.41 18.23 17.61
Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh NHNN& PTNT chi nhánh Nam Trực.
Qua bảng 2.6 ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn lớn nhất vào năm 2013, sang năm 2014 giảm nhẹ từ 18,41% xuống 18,23%, đến 2015 giảm rõ rệt hơn, chiếm 17,61% trong cơ cấu dư nợ. Trong đó nợ nhóm 2 là chủ yếu, trung bình chiếm trên 90% tổng dư nơ quá hạn: năm 2013 là 86,09% ( tương đương là 85.017 triệu đồng), năm 2014 là 90,61% (tương đương với 104.842 triệu đồng) , và chiếm 93,75% vào năm 2015( tương đương 123.156 triệu đồng). Đây là nhóm đủ chuẩn, nên mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng không quá lo ngại. Dư nợ nhóm 5 là nhóm nguy hiểm nhất giảm cả về số tiền và tỷ trọng như sau: năm 2013 là 1.865 triệu đồng( tương ứng 1,89%) giảm xuống 1.143 triệu đồng( tương ứng 0,99%) vào 2014 và sang năm 2015 giảm cịn 1.101 triệu đồng( chỉ cịn 0,84%).
BẢNG 2.7. TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Nợ quá hạn
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Giá trị trọng %Tỷ Giá trị trọng %Tỷ Giá trị trọng %Tỷ
Dư nợ nhóm 3 7.098 1,32 5.973 54,94 4.238 51,63 Dư nợ nhóm 4 4.772 34,74 3.755 34,54 2.869 34,95 Dư nợ nhóm 5 1.865 13,58 1.143 10,51 1.101 13,41 Cộng 13.735 100,00 10.871 100,00 8.208 100,00 Tổng dư nợ 536.424 634.735 745.903 Tỷ lệ nợ xấu(%) 2,56 1,71 1,10
Nguồn: NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm luôn ở mức thấp dưới 3%. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu cao nhất là: 2,56% là do trong năm này nền kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thối kinh tế tồn cầu. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm nhanh xuống còn 1,71%, và đến 2015 chỉ còn lại 1,10% là do đã xử lý dứt điểm nhiều món nợ vay xấu theo chương trình mua bán nợ của Chính phủ
Trong nhóm nợ xấu,năm 2013 nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng cao nhất là 34,74%, điều này cảnh báo cho Ngân hàng về rủi ro tín dụng nên đến 2 năm tiếp theo, Ngân hàng đã có sự điều chỉnh, xử lý an tồn hơn, đó là: nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là nhóm 4 và 5. Theo thời gian số tuyệt đối và tỷ trọng đều giảm, chứng tỏ chất lượng tín dụng được tăng lên. Tỷ lệ nợ xấu thấp, Tỷ lệ nợ quá hạn cao, điều này cho thấy hoạt động của các đơn vị, cá nhân là rất khó khăn, dịng vốn huy động nóng, ngắn chi phối, các đơn vị ln rơi vào tình trạng mong manh giữa nợ quá hạn và nợ xấu. Do Ngân hàng đã cho vay chủ yếu dựa vào hình thức có đảm bảo, và định giá tốt các bất động
thấy mức độ rủi ro tiềm tàng là tương đối cao, đặc biệt nếu khó khăn kéo dài, sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân khơng trả được nợ.
Cơng tác trích lập dự phịng và xử lý rủi ro.
Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN Việt Nam. Trên cơ sở phân loại nợ, đã tiến hành trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý thực hiện phân loại các khoản nợ, trích lập dự phịng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
BẢNG 2.8. TRÍCH LẬP DỰ PHỊNG RỦI RO.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng dư nợ 536.424 634.735 745.903
Trích dự phịng 9.921 9.457 9.541
Nguồn: NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định.
Số tiền trích lập dự phịng của chi nhánh giảm trong giai đoạn 2013- 2015. Năm 2013, số tiền trích lập rủi ro tín dụng là 9.921 triệu đồng, năm 2014 là: 9.457 triệu đồng, giảm 464 triệu đồng so với năm 2013.Năm 2015 , số tiền trích lập dự phịng là 9.541 triệu đồng. Thực chất việc giảm trích lập dự phịng rủi ro tín dụng giảm là do chất lượng tín dụng tăng.
Tỷ lệ mất vốn.
BẢNG 2.9. TỶ LỆ MẤT VỐN GIAI ĐOẠN 2013-2015.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ nhóm 5 1.865 1.143 1.101
Tổng dư nợ 536.424 634.735 745.903
Tỷ lệ mất vốn(%) 0,35 0,18 0,15
Qua bảng 2.7 ta thấy tỷ lệ mất vốn tại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Trực- Nam Định giảm dần qua các năm: năm 2013 tỷ lệ mất vốn là 0,35%, đến năm 2014 là 0,18%, và năm 2015 giảm xuống chỉ còn là 0,15%. Điều này xảy ra là do dư nợ nhóm 5 năm 2013 từ 1.865 triệu đồng đã giảm xuống 1.143 triệu đồng vào năm 2014 và đến 2015 thì dư nợ nhóm 5 cịn lại chỉ 1.101 triệu đồng. Trong khi đó tổng dư nợ tín dụng lại tăng từ 536.424 triệu đồng lên 745.903 triệu đồng trong giai đoạn này; điều này cho thấy chi nhánh đã thực tiện tốt cơng tác quản trị rủi ro tín dụng và đạt được những thành tích khả quan này.
b) Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra là do những nguyên nhân sau:
- Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: khơng đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an tồn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng khơng kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay cịn chưa tốt, cịn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay.
- Cán bộ ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, đơi khi cịn nể nang trong quan hệ khách hàng.
- Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Nguyên nhân từ phía khách hàng.
- Người vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ khơng trả được nợ cho ngân hàng.
- Do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế.
- Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động và cố định.
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy trình cơng nghệ, khơng trang bị máy móc hiện đại, khơng thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm...dẫn tới sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trường khiến cho doanh nghiệp khơng có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng.
- Do bản thân doanh nghiệp có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng, dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân.
Nguyên nhân khác.
- Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ,.... khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng khơng thể ứng phó kịp.
- Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới khơng kiểm sốt được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng.
- Ngân hàng còn chưa theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chun mơn cũng như cơng nghệ ngân hàng.
- Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như ngân hàng.
- Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát triển đất nước.