2010
3.3.4. Khả năng chống chịu của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân 2011
3.3.4.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm
Với xu thế chọn giống lúa mới ngày nay là có năng suất, chất lƣợng và thâm canh cao đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng thì mặt trái của nó là sự phát triển của sâu bệnh hại. Vấn đề đặt ra cho các nhà chọn tạo giống cây trồng là làm sao chọn tạo ra những giống cây trồng có năng suất cao, ổn định đồng thời có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Những giống nhƣ vậy sẽ giảm đƣợc chi phí đầu tƣ cho việc sử dụng thuốc trừ sâu mà lợi ích lớn nhất là hạn chế đƣợc ô nhiễm môi trƣờng sinh thái do thuốc hoá học bảo vệ thực vật gây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ra, giảm đƣợc tàn dƣ của thuốc hoá học trong đất và trong nông sản phẩm gây ảnh hƣởng tới sức khoẻ của con ngƣời.
Bảng 3.15: Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân 2011
(Điểm)
Chỉ tiêu Giống
Sâu hại Bệnh hại
Đục thân Rầy nâu Cuốn lá Bọ xít Đạo ôn Bạc lá
Shensho 1 1 1 0 1 1
Sẻ lanh 0 1 0 3 0 0
Sẻ lƣơng 0 1 0 3 0 0
R360 1 0 1 1 0 1
Bèo diễn 0 1 0 1 0 0
Qua bảng số liệu 3.15 trong vụ Xuân 2011 ta thấy:
- Sâu đục thân hai chấm: xuất hiện ở hai giống Shensho và R360 ở mức độ nhẹ (điểm 1). Các giống còn lại không bị sâu đục thân gây hại.
- Rầy nâu: gây hại trên hầu hết các giống nhƣng ở mức độ nhẹ (điểm 1). Giống R360 không bị rầy nâu gây hại trong vụ Xuân 2011.
- Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại trên giống Shensho và R360. Các giống còn lại ít hoặc không xuất hiện.
- Bọ xít dài: giống Sẻ lanh và Sẻ lƣơng bị bọ xít gây hại ở mức điểm 3 trong giai đoạn trỗ bông đến chín sữa. Giống Sẻ lanh và Sẻ lƣơng có 4 – 7% số hạt trên bông bị hại (điểm 3). Các giống còn lại bị gây hại dƣới 3% số hạt trên bông (điểm 1).
- Bệnh đạo ôn lá: chỉ xuất hiện ở giống Shensho với mức độ nhẹ (điểm 1). - Bệnh bạc lá: xuất hiện ở giai đoạn đứng cái đến làm đòng trong vụ Xuân 2011. Gây hại trên giống R360 và Shensho ở mức điểm 1. Các giống còn lại không bị nhiễm bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân 2011 xuất hiện các loại sâu bệnh và gây hại ở mức độ nhẹ. Không gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sinh trƣởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm, các loại sâu bệnh hại khác mức độ phát sinh, phát triển ít hoặc không thấy xuất hiện.
3.3.4.2. Khả năng chịu hạn và phục hồi sau hạn của các giống lúa thí nghiệm
Qua nghiên cứu khả năng chịu hạn và phục hồi sau hạn của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân 2011 chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.16: Khả năng chịu hạn và phục hồi của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân 2011
Chỉ tiêu Giống
Khả năng chịu hạn (Điểm) Khả năng phục hồi
Độ cuốn lá Độ khô lá Số cây phục
hồi (%) Đánh giá (Điểm) Shensho 1 0 90 – 100 1 Sẻ lanh 3 1 70- 89 3 Sẻ lƣơng 3 1 70- 89 3 R360 3 1 90 – 100 1 Bèo diễn 3 1 70- 89 3 Qua bảng 3.16 ta thấy rằng:
- Khả năng chịu hạn của các giống lúa đƣợc đánh giá từ mức thang điểm 1 đến điểm 3. Giống Shensho là giống có khả năng chống chịu hạn tốt nhất độ cuốn lá ở mức điểm 1, các giống còn lại độ cuốn lá đánh giá ở mức điểm 3. Khi điều kiện hạn xảy ra trong 10 ngày (Phụ lục 2) độ khô lá cũng bắt đầu xuất hiện nhƣng chỉ ở mức độ nhẹ (điểm 1) với các giống Sẻ lanh, Sẻ lƣơng, R360, Bèo diễn; giống Shensho độ khô lá đƣợc đánh giá ở mức điểm 0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Giống Shensho và giống R360 là giống có khả năng phục hồi sau hạn tốt nhất đƣợc đánh giá ở mức điểm 1 với 90 – 100 % số cây phục hồi.
+ Giống Bèo diễn, Sẻ lanh, Sẻ lƣơng có khả năng phục hồi sau hạn ở mức trung bình đƣợc đánh giá ở mức điểm 3.