Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống lúa cạn có triển vọng tại thái nguyên (Trang 25 - 27)

Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, cây lúa gắn liền với sự phát triển của dân tộc. Ở nƣớc ta cây lúa phát triển tốt ở những vùng nhiệt đới ẩm điển hình, vùng nhiệt đới ẩm không điển hình và cả vùng nhiệt đới núi cao nếu điều kiện đất và nƣớc cho phép.

Qua quá trình phát triển nông dân Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong việc sản xuất lúa gạo nhƣ:

- Xây dựng và phát triển các cánh đồng lúa nƣớc khắp nơi trên nền tảng cải tạo đất đai và phát triển công trình thuỷ lợi, tăng diện tích tƣới tiêu. Có thể nói nơi nào có đất bằng, có nguồn nƣớc thì phát triển cánh đồng lúa nƣớc dù ở đồng bằng hay trung du miền núi, trong đó thành tựu lớn nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Chinh phục và cải tạo đất phèn ở Đồng bằng Sông Cửu Long bằng cách kết hợp biện pháp hiện đại và kinh nghiệm dân gian: phát triển hệ thống kênh mƣơng, dùng giống mới, bón phân đúng liều lƣợng và chủng loại gắn với ém phèn, xạ ngầm…

- Nhập nội và lai tạo các giống lúa mới ngắn ngày, các giống thích nghi và chống chịu trên cơ sở điều hành theo thời vụ chính và tăng vụ, tăng diện tích Đông Xuân, Hè Thu, giảm diện tích vụ mùa bấp bênh, phát triển nhiều trà lúa đối với lúa Đông Xuân ở miền Bắc để hạn chế sự bấp bênh do thời tiết, tạo đƣợc cơ cấu mùa vụ phát triển không gian theo vùng lãnh thổ để tăng sản lƣợng chung, thay đổi cơ cấu cây trồng trong đó lấy cây lúa là trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ứng dụng hệ thống kỹ thuật canh tác tiến bộ trong việc bón phân, bảo vệ thực vật cũng nhƣ làm đất và thu hoạch ở nhiều vùng.

- Phát triển hệ thống công nghệ sau thu hoạch, phát triển nâng cao công nghệ chế biến, tăng đƣợc chất lƣợng và giá trị xuất khẩu của lúa gạo, tránh đƣợc sự tổn thất trong kho.

- Đổi mới cơ chế chính trong sản xuất (kinh tế hộ), trong lƣu thông (tự do lƣu thông, giá cả thoả thuận trong thu mua xuất khẩu) nên đã tạo đƣợc động lực giải phóng đƣợc mọi lực lƣợng sản xuất. Đây là biện pháp sau cùng nhƣng là biện pháp đòn bẩy giúp phát huy đƣợc các biện pháp nói trên để đi đến thắng lợi. Dƣới đây là diễn biến diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2009.

Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam từ 1995 đến 2009

Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) 1995 6,77 36,90 24,96 2000 7,67 42,43 32,53 2005 7,33 48,89 35,83 2006 7,32 48,94 35,85 2007 7,21 49,87 35,94 2008 7,40 52,23 38,73 2009 7,44 52,28 38,90

(Nguồn: FAO STAT năm 2011 [59])

Nhờ có những thành tựu trong sản xuất lúa gạo của nƣớc ta và qua bảng số liệu trên cho ta thấy từ năm 1995 đến năm 2000 diện tích trồng lúa ở nƣớc ta tăng lên đáng kể kèm theo đó là tăng cả về năng suất từ 36,90 tạ/ha lên 42,43 tạ/ha và sản lƣợng từ 24,96 triệu tấn lên 32,53 triệu tấn. Các năm từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2000 đến 2007 tuy diện tích trồng lúa có giảm nhƣng năng suất và sản lƣợng vẫn tăng và duy trì ở mức ổn định là 48,94 tạ/ha và 35,85 triệu tấn. Điều đó cho thấy rằng ở Việt Nam kỹ thuật thâm canh lúa và công tác giống lúa đƣợc cải thiện để có bộ giống tốt thích hợp với điều kiện của từng vùng trên cả nƣớc.

Trong những năm trở lại đây ngƣời dân đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích đầu tƣ về công sức, tiền của, đƣa nhiều giống mới vào sản xuất nhằm thâm canh tăng vụ chính vì vậy sản lƣợng lúa của nƣớc ta không ngừng tăng. Về cơ bản nƣớc ta đã giải quyết đƣợc vấn đề thiếu lƣơng thực, đảm bảo an ninh quốc gia về lƣơng thực bên cạnh đó Việt Nam còn là nƣớc xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Năm 2005 cả nƣớc xuất khẩu trên 5,2 triệu tấn gạo thu về 1,399 tỷ USD. Giá trị hạt gạo từng bƣớc đƣợc nâng lên nhƣng thực tại vẫn còn thấp hơn Thái Lan bình quân khoảng 40 USD/tấn. Năm 2011 dự kiến xuất khẩu 7,0 triệu tấn gạo (tƣơng đƣơng 10 triệu tấn lúa) để thu về 3,2 tỷ USD.

Sản xuất lúa gạo luôn luôn là nội dung cơ bản để đảm bảo an toàn lƣơng thực của nƣớc ta trong quá trình phát triển của đất nƣớc. Hiệu quả sản xuất lúa gạo ngày càng đƣợc nâng cao gắn với chính sách đổi mới khuyến khích của Nhà nƣớc. Trong hoàn cảnh nƣớc ta tuy dân số vẫn còn tăng khá nhanh nhƣng khả năng sản xuất lúa gạo không những đảm bảo yêu cầu trong nƣớc còn đảm bảo yêu cầu xuất khẩu ổn định trong một thời gian dài, tạo điều kiện để ổn định, phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần đƣa vị trí nƣớc ta lên cao trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống lúa cạn có triển vọng tại thái nguyên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)