Những kết quả nghiên cứu về chọn lọc giống lúa cạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống lúa cạn có triển vọng tại thái nguyên (Trang 44 - 48)

Từ năm 1978 chƣơng trình chọn tạo giống lúa mới chịu hạn do Vũ Tuyên Hoàng chủ trì tại Viện nghiên cứu cây lƣơng thực, thực phẩm cùng phối hợp với một số cơ quan khoa học kỹ thuật khác đã chọn tạo đƣợc một số giống lúa tốt có thời gian sinh trƣởng ngắn, tránh đƣợc hạn cuối vụ, chống chịu sâu bệnh khá, đạt năng suất cao trong điều kiện thâm canh đầy đủ nhƣ: CH2, CH3, CH133, CH135 [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng trình phát triển lúa cạn Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã nhập nội và chọn lọc đƣợc một số giống lúa cạn có triển vọng nhƣ: LC88-61, LC904, LC905, thời gian sinh trƣởng trung bình, có thể đƣa vào các vùng có lƣợng mƣa không cao (<1500mm) và thời gian mƣa từ 4 – 5 tháng trong năm. Chiều cao của LC88-66 và LC905 thấp dƣới 1m, chiều cao của LC904 cao trên 1m, có khả năng lấn át cỏ dại. Giống lúa LC88-67-1 thời gian sinh trƣởng ngắn (110-120 ngày) có thể đƣa vào hệ thống tăng vụ. Giống lúa LC90-11, LC90-12 và LC90-14 có thời gian sinh trƣởng ngắn (97-100 ngày) có thể đƣa vào hệ thống tăng vụ luân canh với cây trồng khác ở những vùng có khả năng đầu tƣ. Chiều cao cây của nhóm này trung bình, khối lƣợng nghìn hạt khá cao (29 - 32g), hạt dài, chống chịu sâu bệnh tốt.

Võ Tòng Xuân (1995) [27] cho biết ở Tây Nguyên những giống LC89- 27, LC90-5, LC88-66, TOOK lùn, IRAT 114 có thời gian sinh trƣởng từ 4 - 5 tháng, LC90-12, LC88-67-1, LC90-14 và giống Habro địa phƣơng có thời gian sinh trƣởng 3 tháng. Trong đó các giống IRAT 114 có năng suất đạt 30,4 tạ/ha. LC88-66 đạt 29,5 tạ/ha, LC88-67-1 đạt 28 tạ/ha.

Qua 14 điểm so sánh và đánh giá các giống lúa chịu hạn CH ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc Vũ Tuyên Hoàng và Nguyễn Ngọc Ngân [10] cho biết năng suất các giống CH cao hơn hẳn các giống địa phƣơng, song hệ số biến động năng suất các giống nói trên là khá lớn, điều đó cho thấy các giống CH khá nhạy cảm với môi trƣờng. Ở vùng đất xám (Tây Ninh - Đông Nam Bộ) có 5 giống CH1, CH2, NDR 97, AKASHI và IR 13240-108 đạt năng suất từ 40 - 45 tạ/ha có thời gian sinh trƣởng ngắn (80-100 ngày), đẻ nhánh khoẻ phù hợp với việc bố trí cây trồng ở trong khu vực.

Theo Nguyễn Hữu Hồng (1996) [43] các giống lúa cạn mới nhập nội nhƣ: LC94-4, LC90-12, LC90-5, LC88-67-1, LC88-66, LC88-67, LC90-14, UPL RI-5, UPL RI-7, IR 3646-3-31, IR 3839-1 Kinadang Patong… đều cho năng suất cao hơn giống địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng theo Nguyễn Hữu Hồng [43] từ năm 1983 đến nay hàng trăm giống lúa mới đƣợc nhập nội đã đƣợc chọn lọc và thử nghiệm trên ruộng thí nghiệm cũng nhƣ nông trại tại Thái Nguyên, thì các giống UPL RI-5, UPL RI-7, IR 3646-3-31, IR 3839-1, IR 0068-18-2, IR 0110-29-1-1, Kinadang Patong là những giống có triển vọng. Giống IR 3636-3-31 nhập nội từ IRRI năm 1983 cho năng suất ổn định từ 30-35 tạ/ha trên đất chua tại Thái Nguyên. Các giống lúa cạn do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp tại Việt Nam và Viện bảo vệ thực vật nhập nội đƣợc thử nghiệm tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu cũng cho kết quả khả quan có năng suất đạt 3 - 3,5 tấn/ha. Với sự giúp đỡ của Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới, Trƣơng Công Tín và Nguyễn Gia Quốc đã thực hiện chƣơng trình nghiên cứu lúa cạn tại Phƣớc Long từ năm 1988 đã chọn đƣợc 2 nhóm có đặc tính tốt để canh tác trên diện rộng, tuy nhiên các giống này đòi hỏi mức đầu tƣ khá cao:

- Nhóm có thời gian sinh trƣởng ngắn (90-100 ngày) gồm: LC90-14, LC88-67-1, LC90-12 (Guarani).

- Nhóm có thời gian sinh trƣởng trung bình (120 ngày) gồm: LC88-66, LC90-4 (IRAT177), LC90-5 (IRAT 126).

Theo Hà Văn Tƣ (1962) [23] cho biết: để đạt năng suất lúa gieo trồng cạn cao phải phân loại đất và sử dụng đất hợp lý, tạo ra những hệ thống nông lâm kết hợp đảm bảo độ che phủ mặt đất tối đa quanh năm cho đất dốc, hạn chế tới mức cao nhất tác hại của xói mòn.

Theo tài liệu của FAO thì độ che phủ rừng phải giữ đƣợc 50 - 65% mới đảm bảo cân bằng sinh thái, hạn chế xói mòn và thoái hoá đất, bảo vệ môi sinh. Ở những nƣơng tƣơng đối tốt, kiến thiết dần thành ruộng bậc thang, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có tán che, xen với cây ngắn ngày (lúa, màu, đỗ, lạc…).

Hà Văn Tƣ (1962) [23] cho rằng phƣơng pháp định canh nƣơng rẫy cần theo một số phƣơng hƣớng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Làm đất kỹ, tích cực diệt trừ cỏ dại, phòng chống hạn, phòng chống xói mòn cải tạo đất.

Nghiên cứu về lúa mùa gieo thẳng khô trên đất cát ven biển huyện Nghi Lộc (Nghệ An), Đinh Đài và Lê Văn Báu (1978) [3] đã cho nhận xét:

- Giống lúa Lốc Bèo chịu hạn khá, gieo vào tháng 6 và tháng 7 là tốt nhất. - Giống lúa LK 14-74-1 cho năng suất khá trong điều kiện gieo khô trên đất cát ven biển Trung Bộ. Thời vụ gieo tốt nhất là vào 20 tháng 6, đảm bảo đủ nƣớc, đủ ẩm lúc lúa làm đòng, trỗ bông vào tháng 9. Nên bón

80 - 90N + 60 -70P2O5 + 40 - 50K2O cho 1 ha. Trong đó phân chuồng +

Lân + 25%N + 25%K2O bón lót khi gieo, 25%N và K2O bón thúc đòng,

50%N và K2O còn lại bón thúc nuôi đòng khi có nƣớc do mƣa. Mật độ

gieo 25 x 10cm x 4 - 5 hạt/hốc.

Trên cơ sở chọn lọc từ nhiều giống lúa của nƣớc ngoài, các nhà khoa học của Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam hiện đang trồng khảo nghiệm lần cuối để có thể đƣa ra sản xuất thử một số giống lúa cạn chất lƣợng cao. Trong số này, ba dòng LC 227, LC 226 và LC 408 hứa hẹn sẽ mang lại giá trị kinh tế cao. Cụ thể: giống lúa LC 227 có thời gian sinh trƣởng từ 95-105 ngày, chịu hạn tốt, chất lƣợng gạo tốt, ngon cơm, phù hợp để phát triển ở những vùng sản xuất lƣơng thực khó khăn về nƣớc tƣới. Giống lúa LC 226 có đặc tính, năng suất gần giống với giống LC 227 nhƣng thích hợp trồng trên đất thoáng khí hoàn toàn hoặc chân ruộng cao không ngập nƣớc ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; có thể trồng chuyên canh, xen canh với cây công nghiệp hoặc luân canh với cây họ đậu. Trong khi đó, giống lúa cạn LC 408 có thời gian sinh trƣởng 110 - 120 ngày, thân lá thẳng, cứng cây, đẻ nhánh mạnh, kháng bệnh đạo ôn. Năng suất giống lúa này khoảng 4 - 6 tấn/ha (trồng ở vùng Tây Nguyên) và 3,5 - 4,5 tấn/ha (vùng Đông Nam Bộ).

Qua đây ta thấy việc tăng năng suất lúa cạn ở nƣớc ta có thể đạt kết quả cao nếu chúng ta đẩy mạnh đƣợc công tác áp dụng các quy trình kỹ thuật gieo trồng lúa cạn và chọn lọc đƣợc giống lúa tốt phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG II

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống lúa cạn có triển vọng tại thái nguyên (Trang 44 - 48)