Bên cạnh lúa nƣớc đƣợc gieo trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi, thì lúa cạn sống ở những vùng khó khăn, không có nƣớc tƣới, hoàn toàn dựa vào nƣớc trời trên các chân đất nƣơng bãi, ruộng bậc thang hoặc mặt bằng với
các độ dốc khác nhau từ 0 - 40o, ở độ cao dƣới 2.000m so với mặt nƣớc biển.
Do bị xói mòn nên đất thƣờng chua và nghèo dinh dƣỡng [13].
Ngoài nguyên nhân khách quan trên, lúa cạn thƣờng đƣợc canh tác đơn giản, theo hình thức “hái lƣợm”, đƣợc tiến hành ở những nơi có trình độ dân trí thấp, không đầu tƣ, chỉ nặng về khai thác. Vì thế năng suất lúa cạn không cao mà còn gây tác hại phá rừng, không bảo vệ đƣợc môi sinh [13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở Việt Nam lúa cạn đƣợc trồng ở khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Lúa cạn chiếm tỷ lệ lớn ở các tỉnh miền núi: Lai Châu chiếm tỷ lệ 52,8%; Sơn La 48,4%; Gia Lai 38,6%; Kon Tum 21,2%; Lào Cai 27,8%; Đắc Lắc 17,5% so với diện tích trồng lúa [13].
Ở nƣớc ta lúa cạn phân bố nhƣ sau [13]:
+ Vùng trung du miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình với diện tích trồng lúa cạn là 210.000 ha. Ở những vùng này, lúa cạn đã cung cấp lƣợng lƣơng thực lớn cho nhân dân, có nơi chiếm tới 66,2% nhƣ ở Tây Bắc.
+ Vùng Duyên Hải Trung Bộ: kéo dài từ Quảng Bình, Quảng Trị - Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích trồng lúa cạn là 77.000ha.
+ Vùng Cao nguyên có độ cao so với mặt nƣớc biển từ 400-1000m: gồm các cao nguyên: Kon tum- Pleiku, cao nguyên Đăklak, cao nguyên Lang Biang. Diện tích trồng lúa cạn là 128.000ha. Đất trồng lúa cạn nơi đây là đỏ bazan tầng dầy, tƣơng đối phẳng.
+ Vùng Đông Nam Bộ có độ cao so với mặt biển > 300m: gồm đất đỏ và đất xám, diện tích trồng lúa cạn là 23.000 ha. Có một số huyện nhƣ Phƣớc Long (Bình Phƣớc), lúa cạn đảm bảo 41,4% lƣơng thực cho nhân dân.
+ Ngoài ra còn một số tỉnh của Đồng bằng Sông Cửu Long nhƣ: Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An, An Giang… cũng có lúa cạn nhƣng với diện tích nhỏ khoảng 2.000 ha.
Sản xuất lúa cạn ở miền núi phía Bắc chủ yếu dƣới dạng nƣơng rẫy, kỹ thuật thô sơ (chọc lỗ, bỏ hạt) với hình thức du canh và định canh. Đối với nƣơng rẫy có độ dốc lớn, do tập quán lâu đời, độ phì tự nhiên để quảng canh, canh tác lúa cạn, gieo trồng một vài vụ rồi bỏ hoá. Khi độ phì tự nhiên đã hết thì bỏ hoá và chuyển đi nơi khác, tiếp tục chặt phá rừng, phát rẫy làm nƣơng trồng lúa vì vậy năng suất thấp và giảm dần qua các năm. Do nhu cầu lƣơng thực của ngƣời dân mà diện tích rừng bị chặt phá càng nhiều. Mất rừng làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghèo kiệt nguồn nƣớc, khí hậu thay đổi, hạn hán, lũ lụt xảy ra nhiều làm cho cuộc sống của ngƣời dân ngày càng trở nên khó khăn hơn… hình thức trồng lúa rẫy du canh không những năng suất thấp mà còn gây ra tác hại lớn. Việc đốt rừng làm nghèo đất nhanh chóng và huỷ hoại môi trƣờng sinh thái.
Hiện nay trên các nƣơng rẫy trồng lúa định canh, đồng bào đã chú ý các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất, bảo vệ cây trồng bằng các công thức luân canh cây lúa với các cây trồng khác nhƣ:
- Lúa nƣơng – Rau cải vụ Đông.
- Hai năm ngô – một năm lúa – một năm dƣa.
- Ba năm ngô – hai năm lúa – một năm sắn.
Ngoài lúa nƣơng rẫy, còn có mốt số diện tích khá lớn đất trồng lúa không chủ động nƣớc hoặc sống nhờ nƣớc trời, số diện tích đất này đƣợc
phân bổ trên những nƣơng bằng, chân đồi, soi bãi thƣờng có độ dốc <50
,có đắp bờ, không có bờ hoặc trên chân ruộng bậc thang đã đƣợc gia cố bờ chắc chắn để lúa sống chủ yếu nhờ vào nƣớc mƣa, nhƣng cũng dễ bị mất nƣớc sau khi mƣa chỉ một thời gian ngắn. Trên những chân đất này đã tiến hành gieo trồng một vụ màu (vụ Xuân) còn vụ Mùa gieo lúa cạn. Diện tích này ở các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm khoảng 200.000 ha và những công thức luân canh thƣờng đƣợc áp dụng nhƣ sau: ngô Xuân – lúa Mùa, khoai lang Xuân – lúa Mùa, lạc Xuân – lúa Mùa, đậu đỗ - lúa Mùa, thuốc lá – lúa Mùa.
Việc nghiên cứu quy tình kỹ thuật để gieo trồng lúa cạn đạt năng suất cao và ổn định cho đến nay vẫn còn hạn chế vì phần lớn ngƣời dân còn dùng giống địa phƣơng nhƣ: Mố, Lốc, Nƣơng; các giống này ít có khả năng thâm canh, năng suất chỉ đạt 5 – 15 tạ/ha. Nếu chăm sóc tốt và trồng trên nƣơng mới canh tác có thể đạt 23 – 26 tạ/ha.
Theo Nguyễn Gia Quốc [16] tại cuộc điều tra năm 1992 tại Huyện Phƣớc Long (Sông Bé) cho thấy nông hộ sử dụng lƣơng thực khác ngoài lúa lên đến 19,2%; đa số là dân tộc ít ngƣời, phải sử dụng bắp là chủ yếu và khoai lang, sắn để thay cơm. Do đó trong nhiều lý do để ngƣời dân trồng lúa cạn thì có đến 41,4% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời là để đảm bảo nhu cầu lƣơng thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài ra cây lúa cạn còn có ƣu thế trong việc sử dụng tốt nhất lƣợng nƣớc trời, khả năng mất trắng ít khi xảy ra. Nếu bị hạn hán kéo dài (khoảng hơn 1 tháng) cây ngô hoàn toàn bị thất thu nhƣng lúa cạn vẫn có khả năng chịu hạn đến khi có mƣa lại tiếp tục sinh trƣởng, phát triển tiếp.
Việc thay thế lúa cạn bằng hệ thống cây trồng khác cho đến nay vẫn chƣa làm đƣợc do một số vấn đề sau:
+ Lúa cạn đƣợc trồng ở những nơi đất đã cạn kiệt, nghèo dinh dƣỡng. Với chu kì sử dụng đất là 3 – 4 năm thì 2 năm đầu thƣờng dùng để trồng ngô, đậu. Đến năm thứ 3 trồng ngô, đậu không có kết quả thậm chí không đƣợc thu hoạch, đồng bào mới chuyển sang trồng lúa cạn. Điều này cũng cho thấy rất rõ qua cuộc điều tra về tình trạng sử dụng đất nƣơng rẫy do Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp khu vực miền núi phía Bắc – Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tiến hành năm 1994 tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lai Châu… hầu hết đồng bào dành chỗ đất nào xấu nhất để trồng lúa cạn, đất tốt hơn để trồng các loại cây cho sản phẩm hàng hoá nhƣ: đậu tƣơng, ngô, lạc… [43].
+ Đối với các vùng xa xôi hẻo lánh đƣờng xá đi lại khó khăn, lƣu thông phân phối còn nhiều hạn chế thì ngƣời dân quan tâm trƣớc là làm sao để có lúa gạo đảm bảo cái ăn trong suốt cả năm. Ngoài ra nếu có trồng ngô, đậu, lạc để có sản phẩm hàng hoá thì đòi hỏi cần phải có sự đầu tƣ nhất định, nhƣng hiện nay số ngƣời có thói quen đầu tƣ phân bón cho cây trồng còn rất ít, kể cả những vùng Nhà nƣớc đã trợ giá vật tƣ phân bón hoặc cho không. Một điều đáng trở ngại nữa đối với cây trồng hàng hoá là thị trƣờng tiêu thụ tại chỗ thì không hết hoặc chƣa quen với tập quán nên nhiều khi bị ế thừa, bị tƣ thƣơng ép giá dẫn đến tình trạng giá rẻ hoặc chậm thời vụ thu hoạch gây hƣ hỏng không bảo quản đƣợc.
Những giống lúa cạn đƣợc gieo trồng chủ yếu tại Việt Nam:
- Ở Tây Nguyên có các giống lúa: Pa lang, Pa lú, Parơgoong, Kompơpan, Mơ tinh, Lốc Buôn Mê Thuật, Lốc Kon Tum, lúa Cang, lúa Co, Cađung bông rinh…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ở miền núi phía Bắc có Blêtơ, Ble mùa chua, Mố, Lốc Lào. Ở Yên Bái, Sơn La có Tẻ trắng, Tẻ chăm lai, Nếp mỡ gà, Nếp cẩm, Nếp tan, Tẻ 48… - Giống lúa mới lai tạo, nhập nội từ châu Mỹ, châu Phi, châu Úc, châu Á cho năng suất cao phản ứng với nhiệt độ, chịu hạn giỏi, sử dụng nƣớc tiết kiệm nhƣ: C22, C168, LC88-67.1, LC88-66, LC90-4 (IRAT177), LC90-5 (IRAT216), IRAT114, BG621, LC90-14, LC90-12, IR57920, AC252.
- Trong thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX, chƣơng trình chọn giống cho vùng khó khăn đã thu đƣợc kết quả khá tốt. Nhiều giống lúa: CH2, CH3,
CH133, CH185 và mới đây có CH5, CH7 và CH132 có khả năng chịu hạn và cho
năng suất khá cao. Trong điều kiện đủ nƣớc cho năng suất cao, sử dụng nƣớc tiết kiệm. Những giống lúa mới lai tạo này có thể gieo trồng cả trong vụ Xuân, ở những chân ruộng có nguồn nƣớc tƣới hạn chế.