.Chấp hành dự toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở quận nam từ liêm, thành phố hà nội” (Trang 38 - 50)

Sau khi được HĐND huyện phê duyệt dự toán chi NSNN, UBND quận Nam Từ Liêm quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho từng trường ở trong quận. Nguồn kinh phí được phịng Tài chính - Kế hoạch cấp cho các trường thơng qua phương thức rút dự tốn tại KBNN. Các trường đều phải mở tài khoản tại KBNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và KBNN trong q trình thanh tốn, sử dụng kinh phí. Các trường THCS ở quận Nam Từ Liêm bắt đầu thực hiện tự chủ từ năm 2008 và đến nay hầu hết các trường trong quận đã thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP (giai đoạn 2008 – 2015), theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ trong giai đoạn 2015-2016 các trường đã thực hiện theo quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị định 16) đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng dựa trên khả năng nguồn thu, nhu cầu chi tiêu, số biên chế hiện có tại các

trường và căn cứ vào các văn bản hiện hành.Vào tháng 1 hàng năm, các trường phải lập lại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình, sau đó nộp 1 bản ở Kho bạc Nhà nước để KBNN theo dõi và kiểm sốt chi, 1 bản ở Phịng Tài chính – Kế hoạch. Việc áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ đã giúp cho KBNN dễ dàng kiểm soát chi cũng như việc kiểm tra theo dõi tình hình chấp hành dự tốn của Phịng Tài chính đối với các trường đơn giản hơn.

Theo đó, nguồn thu của các đơn vị được giao tự chủ, được đầu tư bởi hai nguồn cơ bản là nguồn ngân sách cấp và nguồn ngoài ngân sách.

- Nguồn ngân sách nhà nước.

Đây là khoản đầu tư chiểm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư cho giáo dục. Hằng năm NSNN đã dành một khoản rất lớn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới trường lớp, mua sắm thêm các trang thiết bị vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập.

- Nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

Bao gồm các nguồn thu mà trường được để lại chi:

Thu từ học phí: Đây là khoản đóng góp của gia đình để cùng Nhà nước

đảm bảo hoạt động giáo dục. Đây chính là nghĩa vụ của người đi học nhằm thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và thực hiện chủ chương của nhà nước về xã hội hóa giáo dục. Tiền thu được từ học phí nhằm để lại các trường tự chi tiêu để tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp, hỗ trợ lực lượng giảng dạy và công tác quản lý. Khoản này được hạch tốn ghi thu NSNN.

Thu đóng góp xây dựng và thu khác: Thuộc nhóm này gồm các khoản

thu từ hoạt động tư vấn, kinh doanh dịch vụ của các trường, các khoản tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước theo quy định của pháp luật.

Hình 1. Mơ hình cấp phát chi thường xuyên NSNN cho các trường ở Quận Nam Từ Liêm

Phòng GD & ĐT

Khối mầm non, Tiểu học,

THCS

* Giải thích mơ hình cấp phát:

(1a) Phịng Tài chính - Kế hoạch thơng báo dự tốn kinh phí cho Phịng GD & ĐT.

(1b) Phịng Tài chính - Kế hoạch thơng báo dự tốn kinh phí của từng trường cho KBNN Quận Nam Từ Liêm.

(1c) Phịng Tài chính - Kế hoạch thơng báo dự tốn kinh phí cho từng trường.

(2a) Khi có nhu cầu chi tiêu, phịng giáo dục lập giấy rút dự toán kinh phí sau đó gửi sang KBNN quận để rút tiền.

(2b) Khi có nhu cầu chi tiêu thì từng đơn vị đi rút tiền tại KBNN quận (1c) (1a) (1b) (2b) (2a) Phịng Tài chính – Kế hoạch quận Nam Từ Liêm

Kho bạc Nhà nước Quận Nam Từ Liêm

Cấp phát dự tốn kinh phí thì các trường phải ghi rõ giấy rút dự tốn kinh phí, sau đó phịng tài chính chi ngân sách cho giáo dục theo chương, loại, khoản.

Trong năm một số kinh phí chưa giao trong dự tốn đầu năm, khi có quyết định của cấp có thẩm quyền sẽ được bổ sung dự tốn cho các trường. bao gồm:

+ Kinh phí bù miễn giảm học phí cho các đối tượng theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Nhà nước cấp bù học phí cho các trường có đối tượng được miễn, giảm học phí theo số lượng người học thực tế và mức thu học phí.

+ Kinh phí hỗ trợ trường đạt chuẩn Quốc gia. Kinh phí để các trường nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như chất lượng của nhà trường để đạt tiêu chuẩn Quốc gia.

Thực tế tình hình chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở quận Nam Từ Liêm đươc thể hiện qua bảng:

Bảng 6. Thực trạng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2013 – 2015 đươc thể hiện qua bảng

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Dự toán Thực hiện TH/DT(%)

Tổng chi 300.640 323.188 107,5 124.439 148.165 119 150.324 178.210 118,6

Chi thanh toán cá nhân 200.658 208.884,5 104,1 90.819 100.217 110,3 100.574 119.365 118,7

Chi nghiệp vụ chuyên

môn 22.741 24.037 105,7 12.271 16.651 135,7 6.424 9.114 141,9

Chi mua sắm, sửa chữa 32.572 27.993 85,94 12.278 15.038 122,5 10.786 15.617 144,8

Chi khác 44.669 62.273,5 139,4 16.259 13.718 84,4 32.540 34.114 104,5

Sự chênh lệch giữa số thực hiện và dự toán của các khoản chi được thể hiện rõ nét qua bảng trên, đặc biệt là năm 2014 con số này lên tới 119 %. Điều này cho thấy khâu lập dự toán của các trường chưa thật sự tốt. Một phần là do sự hạn chế về trình độ của đội ngũ kế toán các trường, một phần là do

Thực trạng chi thanh toán cá nhân

Mặc dù số học sinh giảm qua các năm nhưng các khoản chi thanh toán cá nhân tại các trường vẫn tăng lên đều đặn. Thực tế các trường ở quận Nam Từ Liêm đang trong tình trạng thừa giáo viên, nguồn kinh phí chi thường xuyên chủ yếu là thanh toán lương và các khoản phụ cấp theo lương. Mức lương cơ bản tăng nên kéo theo khoản đóng góp theo lương và phụ cấp lương cũng tăng lên.Trong năm, khi lập dự toán, kế toán trường chưa dự đoán được sự thay đổi này nên trong quá trình chấp hành số thực hiện ln vượt dự tốn. Do vậy trong giai đoạn 2013 – 2015 chênh lệch giữa số thực hiện và số dự toán được thể hiện ở bảng:

Bảng 7. Thực trạng chi thanh toán cá nhân cho giáo dục ở Quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Tổng chi TTCN 200.658 208.884,5 104,1 90.819 100.217 110,35 100.574 119.365 106,6 Tiền lương 125.942 129.090 102,5 56.835 63.139 111,09 61.549 69.216 112,5 Phụ cấp lương 43.136 45.073,5 104,5 19.158 20.547 107,25 23.395 26.763,7 114,4 Tiền thưởng 3.541 4.100 115,8 2.945 3.384 114,9 3.781 5.384 142,4 Phúc lợi tập thể 2.858 3.066,8 107,3 2.347 3.363 143,3 3.687 5.926,3 160,7 Các khoản đóng góp 10.859 11.977 110,3 4.563 4.359 95,5 4.379 6.505 148,5 TTCN khác 14.312 15.577,2 108,8 4.971 5.425 109,1 3.783 5.570 147,2

Nhìn vào bảng chi thanh tốn cá nhân thuộc sự nghiệp giáo dục quận Nam Từ Liêm qua các năm ta thấy:

Trong khoản chi thanh tốn cá nhân thì chi lương vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và đạt liên tục khoảng 62% trong các năm. Năm 2014 về số tuyệt đối thì chi tiền lương giảm so với năm 2013 là 64.952 tr.đ, số giảm này là do có sự phân chia về địa giới hành chính, huyện Từ Liêm cũ chia thành 2 quận: Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Do vậy, nhìn về mặt số tuyệt đối thì giảm nhưng so với quy mơ thì khoản chi tiền lương này có sự tăng qua các năm. Bởi chất lượng giáo dục muốn nâng cao trước hết phải quan tâm đời sống của đội ngũ giáo viên, tạo cho họ tâm huyết với nghề, bên cạnh đó khơng ngừng bồi dưỡng nâng cao về trình độ nghề nghiệp. Do đó, trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa nguồn lực chi cho cán bộ giáo viên để họ an tâm hơn trong cơng tác giảng dạy.

Ngồi lương giáo viên còn được hưởng phụ cấp lương. Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và tương đối ổn định trong các năm 2013 đến 2015 khoảng 21%. Khoản này nhằm hỗ trợ thêm nguồn thu nhập từ lương của giáo viên để có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vật chất hàng ngày của họ. Trong thời gian tới, khoản này có chiều hướng tăng để nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên.

Khoản chi cho tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp có xu hướng tăng nhằm khuyến khích cán bộ giáo viên phát huy hết năng lực,cống hiến cho nghề. Những khoản chi này góp phần ổn định cuộc sống cho giáo viên khi đau ốm, trước những khó khăn đột xuất và đảm bảo cuộc sống cho họ khi về hưu. Khoản chi này là cần thiết và phụ thuộc vào mức lương của từng giáo viên. Nhìn chung nhóm mục chi thanh tốn cá nhân có tăng qua các năm nhưng chỉ phần nào đáp ứng được đời sống của giáo viên chứ chưa thực sự đảm bảo được chất lượng cuộc sống của học và giúp họ chuyên tâm với nghề.

Thực trạng chi nghiệp vụ chuyên môn

Bảng 8. Thực trạng chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Tổngchi NVCM 22.741 24.037 105,7 12.271 16.651 135,7 6.424 9.114 141,87 Vật tư văn phòng 1.470 1.569 106,7 1.623 1.935 119,2 965 1.192 123,5 Thanh toán DVCC 11.712 12.267 104,74 5.727 7.741 135,17 3.038 4.760 156,7

Thông tin liên lạc 3.706 3.918 105,7 1.883 2.586 137,3 1.195 1.321 110,5

Hội nghị 3.584 3.966 110,66 1.732 2.018 116,5 958 1.463 152,7

Chi vật tư văn phịng có chiều hướng tăng từ 6,5% năm 2013 lên 11,6% và tăng lên 13% năm 2015 do thay đổi trong phương pháp dạy mà học đòi hỏi trang bị những thiết bị dạy và học hiện đại hơn. Đây là khoản chi cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời buổi hiện đại, hội nhập kinh tế. Vì vậy, trong những năm tới cần chú trọng đầu tư để hoàn thiện hơn để phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng nhu thanh toán tiền điện, nước, tiền vệ sinh... đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn. Năm 2015 giảm 2.981tr.đ so với năm 2014 do thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương tiết kiệm ( phần thực tiết kiệm được sẽ được bổ sung vào thu nhập của cán bộ giáo viên). Vì vậy, cần thực hiện tốt hơn nữa để tránh lãng phí, thất thốt kinh phí ngân sách.

Đối với khoản chi thơng tin liên lạc thì so với năm 2014 thì năm 2015 đã giảm đáng kể, giảm 1.265tr.đ so với năm 2014 do hiện nay hệ thống thông tin liên lạc được phát triển với nhiều phương thức khác nhau với mức chi phí giảm đáng kể. Nhu cầu chi thông tin liên lạc là không thể thiếu và chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thị trường; do đó để giảm tối thiểu chi phí cho khoản mục này thì nên áp dụng những phát triển của khoa học cơng nghệ và có kế hoạch quản lý cụ thể để đảm bảo chất lượng.

Đối với khoản chi hội nghị: Đây là khoản chi phát sinh trong năm như hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề... khoản chi này có xu hướng giảm trong khoảng tời gian từ 2013 đến 2015. Điều này khơng có nghĩa là nhu cầu chi giảm mà cho thấy công tác quản lý đã có phần chặt chẽ hơn, tập trung chi chủ yếu cho các buổi hội nghị chuyên đề để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tập. Đây là một hướng đi đúng song ln cần có sự kiểm tra giám sát cách sử dụng vốn ở các trường để nâng cao chất lượng sử dụng vốn ngân sách.

Chi cho nghiệp vụ chuyên môn là cần thiết, tuy nhiên trong thời gian tới cần thưc hiện nghiêm chỉnh chế độ tự chủ về tài chính để tránh lãng phí nguồn vốn ngân sách cũng như tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức của đơn vị thực hiện tốt. Vì vậy, Phịng tài chính quận Nam Từ Liêm cần có biện pháp trong việc cấp phát kinh phí và khuyến khích các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ về tài chính, cần phải thường xuyên kiểm tra và quản lý một cách có hiệu quả để đảm bảo các đơn vị đều thực hiện đúng.

Thực trạng chi mua sắm, sửa chữa

Chi mua sắm, sửa chữa không phát sinh thường xuyên hàng năm nên việc lập dự toán cho khoản chi này chỉ thực hiện khi trong năm các trường có nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất, sửa sang lại phòng học. Hiện nay một số trường trong quận Nam Từ Liêm đang phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, nguồn kinh phí hỗ trợ chỉ được cấp sau khi các trường có quyết định đã đạt chuẩn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng một số trường sau khi đã đầu tư mua sắm, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhưng không đạt được tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia sẽ mất một khoản kinh phí khá lớn mà khơng được bù lại,tình trạng số thực hiện lại vượt dự tốn. Hơn nữa khoản chi này cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất cơng việc, thời gian sửa chữa, giá cả thị trường... nên rất khó quản lý. Thực trạng này được phản ánh qua bảng:

Bảng 9: Tình hình chi mua sắm sửa chữa cho giáo dục quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán Thực hiện TH/DT %) Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Dự toán Thực hiện TH/DT(%) Tổng chi

MSSC 32.572 27.993 85,94 12.278 15.038 122,48 10.786 15.617 144,79

Chi mua sắm 20.415 17.160 84,05 6.529 7.207 110,4 6.978 9.637 138,1

Chi sửa chữa 12.157 10.833 89,1 5.749 7.831 136,2 3.808 5980 157

Chi khác

Chi khác tại các trường đã được liên phịng GD&ĐT và Phịng Tài chính – Kế hoạch tính tốn, phân bổ theo một nguyên tắc chung, tính theo đầu trường hoặc theo đầu lớp và được ghi rõ trong Quyết định khi giao dự toán. Các trường tuyệt đối khơng được dùng phần kinh phí ngân sách cấp về chi lương và chế độ chính sách trong năm để thanh tốn các khoản chi thường xuyên khác tại đơn vị.

Nhận xét:Việc cấp phát ngân sách được tiến hành khi có trong dự tốn

được duyệt, đúng chế độ kế toán, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định. Các trường thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, làm cơ sở để chủ động sử dụng kinh phí được giao đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn cịn những trường xây dựng một số định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ cao, chưa sát với thực tế, gây khó khăn cho q trình chấp hành ngân sách.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở quận nam từ liêm, thành phố hà nội” (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)