- Cuối niên độ kế toán tiến hành so sánh giữa số đã trích theo kế hoạch với số thực chi:
4.3.2.1. Xác định mô hình kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty cổ phần xây dựng Điện Biên.
sản phẩm trong Công ty cổ phần xây dựng Điện Biên.
Hệ thống kế toán Việt Nam đang được chuyển đổi phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán. Việc phân định giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị là một trong các yêu cầu
cần thiết đang đang được quan tâm của các chuyên gia kế toán, các nhà kế toán và những người sử dụng thông tin kế toán. Kế toán quản trị là một bộ phận của hạch toán kế toán nhằm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình, từ kế hoạch chung của doanh nghiệp, các bộ phận triển khai thành các mục tiêu thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện của mục tiêu này. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra cần phải quản lý các quy trình cụ thể chi tiết hơn như quản lý hàng tồn kho, quản lý sản xuất... Kế toán quản trị là công cụ đánh giá việc thực hiện các mục tiêu thông qua việc phân tích các chi phí, là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đề ra, từ đó có các quyết định hợp lý để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, có thể nói kế toán quản trị là công cụ chủ yếu để điều hành quản lý sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì bộ phận kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là bộ phận nòng cốt trong toàn bộ công tác kế toán quản trị.
Tại Công ty cổ phần xây dựng Điện Biên, hiện nay sự hiểu biết về kế toán quản trị chỉ mới là bước đầu kể cả về lý luận và thực tiễn.
Kế toán tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài tổ chức bao gồm các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ, các cơ quan nhà nước, các nhà phân tích đầu tư, khách hàng, trong khi đó trọng tâm của kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý của tổ chức. Mặt khác, kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với nhau về nguồn thông tin, nguồn gốc số liệu, tài liệu, hệ thống báo cáo. Vì vậy mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp nhất hiện nay tại các công ty là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin kế toán cho cả đối tượng bên ngoài và bên trong của tổ chức.
giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị theo (phụ lục 4.4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng Điện Biên)
Chức năng của từng bộ phận kế toán theo mô hình này như sau:
Nhóm kế toán tổng hợp (thực hiện tổng hợp, kiểm tra thuộc phần việc của kế toán tài chính): thực hiện nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; lập báo cáo chi phí sản xuất; báo cáo giá thành sản phẩm thực hiện; thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu liên quan đến kế toán tài chính của các bộ phận kế toán khác, tổng hợp hoàn chỉnh số liệu và lập báo cáo tài chính.
Nhóm tổng hợp, phân tích và tư vấn (phần việc của kế toán quản trị): thực hiện nhiệm vụ lập dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung; tổ chức phân tích sự biến động chi phí sản xuất như phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cung cấp thông tin cho quản trị chi phí, giá thành; lập hệ thống dự toán ngân sách của doanh nghiệp; phân tích tình hình thực hiện dự toán qua đó đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời phân tích và tìm hiểu các nguyên nhân gây nên chênh lệch giữa các kết quả thực tế với số liệu dự toán về các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận.
Kế toán thanh toán: thực hiện hạch toán chi tiết nợ phải thu, nợ phải trả theo từng đối tượng nợ, từng nghiệp vụ phát sinh nợ và thanh toán nợ, theo dõi kỳ hạn thanh toán nợ.
Kế toán tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: thực hiện nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương, thanh toán lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho người lao động.
Kế toán tài sản cố định: gồm việc hạch toán về số lượng, giá trị, các thông số kỹ thuật, thời gian khấu hao, mức khấu hao, sự biến động về số lượng, về giá trị do nhượng bán, do thanh lý, do chuyển nội bộ, do điều chuyển theo lệnh cấp trên…
Kế toán bán hàng và xác định kết quả: thực hiện ghi sổ kế toán chi tiết bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, sổ kế toán chi tiết kết quả, lập dự toán doanh thu, dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kế toán vật tư: gồm việc hạch toán theo số lượng và giá trị của từng thứ, từng nhóm, theo từng kho.
Kế toán thuế: thực hiện kê khai các loại thuế và phân tích các ảnh hưởng của các quyết định liên quan đến các luật thuế.
Để mỗi nhóm kế toán hoạt động có hiệu quả thì cần phải kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán với nhau trong việc cung cấp thông tin kế toán nhằm mục đích phục vụ tốt cho doanh nghiệp trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và lập các báo cáo tài chính.