Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng điện biên (Trang 46 - 50)

- Giống nhau: Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất biểu hiện sự hao phí còn giá thành biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất.

2.3.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo đối tượng kế toán chi phí. Bao gồm:

- Phương pháp phân bổ trực tiếp:

Theo phương pháp này đối với các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp này

đảm bảo tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng một cách chính xác, cung cấp số liệu chính xác cho việc tính giá thành của từng công trình, hạng mục công trình và có tác dụng tăng cường kiểm tra giám sát chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Áp dụng phương pháp này đối với công tác hạch toán ban đầu phải thực hiện chặt chẽ, phản ánh ghi chép cụ thể, rõ ràng chi phí sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí.

- Phương pháp phân bổ gián tiếp:

Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Áp dụng phương pháp này tính chính xác tuỳ thuộc vào việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ, do đó kế toán phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất, trình độ, yêu cầu quản lý và đặc điểm chi phí để lựa chọn. Hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng đối tượng thì phải lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí sản xuất đó cho từng đối tượng tập hợp chi phí được tiến hành theo các bước sau:

- Tập hợp riêng chi phí liên quan đến nhiều đối tượng.

- Xác định hệ số phân bổ trên cơ sở tiêu chuẩn phân bổ hợp lý theo công thức:

Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng

- Xác định chi phí sản xuất gián tiếp phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất gián tiếp phân bổ cho đối tượng tập

hợp chi phí (n)

=

Tổng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng tập hợp

chi phí (n)

x Hệ số phân bổ

(Nguồn: giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, tác giả GS. TS Đặng Thị Loan)

Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau:

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó.

- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.

- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ, đội sản xuất hay các khu vực thi công. Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình.

Trong các doanh nghiệp xây lắp, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên. Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ các khoản chi phí này một cách chính xác và hợp lý cho từng đối tượng.

Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chi phí ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương pháp này biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.

Do đặc thù của ngành xây dựng nên các đơn vị sản xuất xây lắp sử dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình hoặc theo đơn đặt hàng và sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư trên sổ kế toán.

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về

nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác...cho từng công trình, hạng mục công trình bao gồm cả chi phí cốt pha, dàn giáo được sử dụng nhiều lần và không bao gồm giá trị thiết bị cần lắp của bên giao thầu, giá nhiên liệu sử dụng cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu sử dụng cho công tác quản lý đội công trình, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng bao gồm cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốn hàng bán, thường từ 60-70%. Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại công trình để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng hạng mục công trình, công trình. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm...

Công thức phân bổ như sau:

Chi phí vật liệu phân bổ cho

từng đối tượng =

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x

Hệ số (tỷ lệ ) phân bổ Trong đó:

Hệ số (tỷ lệ )

phân bổ =

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng (Nguồn: giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, tác giả GS. TS Đặng Thị Loan)

* Chứng từ sử dụng:

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. - Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi. - Hoá đơn mua bán…

Vật liệu mua về có thể nhập kho hoặc có thể xuất thẳng cho công trình. Trường hợp các đơn vị thi công tự đi mua vật tư thì chứng từ gốc là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán. Phiếu xuất kho và chứng từ liên quan như hoá đơn vận chuyển tạo thành bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán làm số liệu hạch toán.

* Tài khoản sử dụng: theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Tài khoản 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

* Phương pháp kế toán được thể hiện trên Sơ đồ 2.1: (Sơ đồ trình tự kế toán nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng điện biên (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w