Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh bắc giang (Trang 26 - 31)

I. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang

1. Tình hình kinh tế vĩ mơ

1.2. Những hạn chế còn tồn tại

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tuy đạt mức khá, song chất lượng tăng trưởng còn thấp, chưa bền vững.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm: Nông nghiệp vẫn đóng góp tỉ trọng khá cao vào GDP: 34%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn theo hướng tích cực tuy nhiên với

tăng 8,5%, cơ cấu thương mại dịch vụ là 34,2 % giảm 0,4%, cơ cấu nông lâm, ngư nghiệp là 34% giảm 8,1%. Tỷ trọng ngành dịch vụ chưa thể hiện xu thế rõ ràng hướng tới một cơ cấu hiện đại, trong khi đây là khu vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. So với cơ cấu kinh tế của cả nước (nông nghiệp: 20,66%, cơng nghiệp: 40,24%, Dịch vụ: 39,1%) thì cơ cấu kinh tế của tỉnh còn rất lạc hậu và kém phát triển.

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn bị nhiều tác động của các yếu tố ngoại lực: Thể hiện rõ nhất bắt đầu từ năm 2009, do chịu ảnh hưởng của khung hoảng kinh tế thế giới tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã giảm đáng kể chỉ đạt 6,9% giảm 2,23% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do: đầu tư nước ngoài giảm số lượng vốn đầu tư thực hiện giảm đáng kể. Có thể nói, ảnh hưởng rõ nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới biểu hiện ở tỉnh ta thời gian qua là tình trạng giãn, giảm tiến độ các dự án FDI và khó khăn trong thu hút FDI mới vào các khu, cụm cơng nghiệp.

Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn là yếu tố vốn và lao động, yếu tố về tiến bộ khoa học, cơng nghệ cịn chiếm tỷ lệ thấp: Các ngành cơng nghệ cao trong tỉnh cịn rất ít, chủ yếu là công nghiệp lắp ráp và gia công dựa vào lợi thế nguồn nhân cơng rẻ là chính, năng suất lao động thấp. Nếu kéo dài tình trạng này thì sự tăng trưởng của tỉnh sẽ không bền vững, chất lượng tăng trưởng khơng được cải thiện, cuối cùng sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

1.2.2. Nông nghiệp, nơng thơn cịn nhiều vấn đề phải giải quyết.

Sản xuất nơng nghiệp cịn nhỏ lẻ, năng xuất một số loại cây trồng thấp: Hiện nay tuy tỉnh đã quy hoạch được một số vùng chun canh, nhưng nói chung sản xuất nơng nghiệp của tỉnh vẫn nhỏ lẻ, phân tán. Kinh tế nông thôn chậm phát triển, kết cấu hạ tầng nơng thơn, nhất là khu vực miền núi cịn yếu kém: Sự đầu tư cho nông nghiệp hiện nay là chưa được thỏa đáng. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp hiện nay vừa yếu kém lại vừa cũ nát. Không đảm bảo điều kiện để nơng dân sản xuất.

Tình trạng nơng dân mất đất sản xuất do đất bị thu hồi làm khu công nghiệp cũng là một vấn đề nan giải. Hiện nay tỉnh chưa có biệp pháp nào thật sự hiệu quả

để giải quyết vấn đề này. Nơng dân mất đất khơng có đất sản xuất, khơng có việc làm đổ xơ ra thành thị, gây nên nhiều tệ nạn xã hội.

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường, đặc biệt là ơ nhiễm nguồn nước ngầm đang có chiều hướng gia tăng; xử lý rác thải ở các chợ nông thôn, khu dân cư tập trung vẫn cịn nan giải: Nhất là tỉnh trạng ơ nhiễm hóa chất trong nơng nghiệp: thuốc sâu, phân đạm. Hiện nay vẫn chưa có cơ chể sử lý rác thải trong nơng nghiệp. Các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật khơng được sử lý ngày càng gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với nông thôn. Đặc biệt là việc gây ô nhiễm nguồn nước.

1.2.3. Sản xuất công nghiệp phát triển chậm đi vào chiều sâu, mức độ đổi mới công nghệ, thiết bị thấp.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong thời gian qua đều tăng khá, song chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra, chất lượng tăng trưởng còn thiếu bền vững, giá trị gia tăng trong đơn vị sản phẩm thấp và chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng; chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm cịn yếu. ít sản phẩm có thương hiệu uy tín, chất lượng cao.

Hạ tầng kỹ thuật tại các khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng kịp yêu cầu, chậm được đầu tư hoàn thiện; cơng tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn, nhất là với một số dự án lớn, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, có nơi đã trở thành “điểm nóng”, làm chậm khả năng hấp thụ vốn đầu tư. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa tốt.

Ngành nghề nông thôn ở nhiều địa phương chậm phát triển. Một số ngành nghề du nhập mới không phát triển được, chủng loại, chất lượng, kiểu dáng sản phẩm chậm đổi mới, thị trường tiêu thụ khó khăn. Hoạt động khuyến cơng cịn phân tán.

Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng khá, song chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp; tác phong và ý thức tổ chức lao động công nghiệp rất hạn chế, tình trạng tự ý bỏ việc, đình cơng trái pháp luật vẫn cịn diễn ra ở một

số doanh nghiệp. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của các dự án phát triển công nghiệp hiện đại, công nghệ cao.

1.2.4. Hoạt động thương mại, dịch vụ chưa thực sự sôi động, du lịch chưa phát triển. Quản lý thị trường cịn có nhiều mặt chưa tốt

Thị trường hàng hố và số người kinh doanh bn bán tăng nhanh nhưng phân tán, quy mơ nhỏ, vốn ít, mua bán qua nhiều tầng nấc. Chưa thành lập hệ thống các kênh phân phối thông suốt ổn định từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Hoạt động thương mại chưa thực sự sôi động, tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng hố theo bình qn đầu người cịn ở mức thấp so với bình qn chung của cả nước. Thị trường nơng thôn chưa được quan tâm đầy đủ.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại còn hạn chế, nhất là việc nắm bắt tình hình diễn biến giá cả thị trường, dự báo thông tin thị trường, định hướng tiêu dùng xã hội.....cịn hạn chế. Cơng tác xúc tiến thương mại chưa đáp ứng kịp yêu cầu.

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường cịn nhiều bất cập, nhất là các vấn đề mới nẩy sinh sau hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến hiệu quả công tác quản lý thị trường chưa cao. Tình hình bn lậu, bn bán hàng giả, gian lận thương mại… còn diễn biến phức tạp.

Về hoạt động xuất nhập khẩu :

Kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010 đang tăng trưởng khá và đạt mục tiêu đề ra, song chưa tương xứng tiềm năng và chưa ổn định. Kim ngạch xuất khẩu bình qn đầu người cịn thấp xa so bình quân chung cả nước.

Hàng hố xuất khẩu nhìn chung cịn phân tán, thiếu tập trung, sức cạnh tranh của nhiều mặt hàng còn thấp. Tỷ trọng hàng qua chế biến có tăng nhưng hàng xuất khẩu thơ cịn lớn.

Doanh nghiệp, doanh nhân tham gia xuất khẩu phần lớn có quy mơ nhỏ, vốn hoạt động hạn chế, thiếu tính chun nghiệp. Hiệu quả kinh doanh chưa cao. Năng lực tự tiếp cận và mở rộng thị trường còn hạn chế.

Thị trường xuất nhập khẩu từng bước được mở rộng, tuy nhiên đối với một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... chưa thực sự ổn định vững chắc. Thị trường Trung Quốc còn nhiều rủi ro, thị trường mới như Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Đông.. chưa được quan tâm đầy đủ.

1.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đơ thị cịn nhiều bất cập, chưa đồng bộ

Công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế-xã hội; việc triển khai quy hoạch chi tiết chưa theo kịp phát triển đô thị, giao thông vận tải. Cơng tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cịn nhiều bất cập; công tác quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai cịn thiếu sót, chưa theo kịp yêu cầu phát triển

Đầu tư xây dựng hạ tầng (giao thơng, cấp thốt nước, điện chiếu sáng) chưa đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chưa đồng bộ. Công tác bồi thường, GPMB cịn gặp nhiều khó khăn; tiến độ đầu tư của nhiều dự án trong các khu, cụm công nghiệp chậm. Phần lớn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, trình độ cơng nghệ thấp....

1.2.6. Qui mô, chất lượng, cơ cấu đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

Nguồn nhân lực có chất lượng cịn thiếu, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp; tác phong và ý thức lao động công nghiệp hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, tình trạng lao động khơng có hoặc thiếu việc làm, nhất là thanh niên đến tuổi lao động đang là vấn đề đáng quan tâm. Đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu cả về chất lượng và số lượng, ít cơng nhân có tay nghề cao (bậc 7/7). Lực lượng cán bộ tham gia công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh cịn mỏng, trình độ có mặt hạn chế, khơng chun sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu về một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học và công nghệ cao.

1.2.7. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự vững chắc.

Nguy cơ tái nghèo còn lớn; tốc độ giảm nghèo ở một số địa phương còn thấp; chưa hồn thành chỉ tiêu xố hộ chính sách nghèo vào năm 2007. Một bộ phận cán bộ

và người nghèo thiếu ý thức vươn lên, cịn tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thu nhập của người lao động và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhìn chung cịn thấp.

1.2.8. Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống còn hạn chế

Mới chỉ dừng lại ở mơ hình điểm; triển khai các chương trình có quy mơ lớn cịn ít. Chưa tạo được phong trào sâu rộng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu vừa thiếu vừa lạc hậu. Số doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến khác chưa nhiều. Quản lý nhà nước về đất đai, tài ngun, mơi trường cịn thiếu sót, sai phạm. Kết quả cơng tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh bắc giang (Trang 26 - 31)