Tổng quan về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội(2011-2015) của

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh bắc giang (Trang 49)

2015) của tỉnh Bắc Giang.

1. Mục tiêu về phát triển kinh tế.

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 là phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; tăng cường tiềm lực phát triển của địa phương. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ; nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đơi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển Kinh tế 5 năm phát triển kinh tế xã hội(2011- 2015) của tỉnh Bắc Giang.

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng

1.Tổng sản phẩm quốc dân(%) 11-12%

Công nghiệp- xây dựng 18,2-19,2%

Nông, lâm, thủy sản 2,8-3,3%

Dịch vụ 10-11%

2.Cơ cấu kinh tế(%)

Công nghiệp- xây dựng 39-39,5%

Nông, lâm, thủy sản 24,5-25,5%

Dịch vụ 35,5-36%

4. Kim ngạch xuất khẩu( Triệu USD) 530

5.Thu ngân sách( Tỉ VND) 3.500

6. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hộ(Tỷ VND) 40000-45000 7. Tỉ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia.(%) 100%

8. Mức giảm tỉ lệ sinh(%) 0.2%o

9. Tỉ lệ hộ nghèo(%) <10%

10. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng(%) <15%

11. Tỷ lệ lao động qua đào tạo.(%) 43%

12. Số việc làm mới được tạo thêm 26.500

13. Tỉ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước hợp vệ sinh(%) 99% 14. Tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (%) 88% 15. Tỷ lệ hộ được cơng nhận gia đình văn hóa(%) 86%

Nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2011 – 2015)

Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015) chúng ta cũng có rất nhiều thuận lợi: Với vị trí địa lý gần vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phịng; có hệ thống giao thơng tương đối thuận tiện; đất đai rộng, nguồn lao động trẻ, có sức hấp dẫn thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ và xuất khẩu.

Một số dự án lớn dự kiến đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng tỷ trọng cơ cấu ngành công nghiệp và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tiếp tục được tăng cường.

Có điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển mạng lưới khu cơng nghiệp lớn gắn với mạng lưới khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Sự ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội của tỉnh; những kết quả bước đầu trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an sinh xã hội góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: Hạ tầng sơ sở

kinh tế- xã hội còn yếu và chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông. Các tuyến giao thông nối với các tỉnh, thành phố lân cận và hệ thống giao thông huyết mạch từ trung tâm tỉnh lỵ đi các huyện, phần lớn là đường nhỏ, xuống cấp, một số đoạn vượt sơng chưa có cầu, nên rất khó khăn cho giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp, phần lớn lao động chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề, tác phong, ý thức kỷ luật trong lao động cơng nghiệp cịn hạn chế. Trình độ quản lý, ngoại ngữ, tin học và hiểu biết pháp luật, nhất là thông lệ quốc tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cơng chức và doanh nhân cịn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu hội nhập.

Cơng tác cải cách hành chính chưa theo kịp u cầu phát triển. An ninh, trật tự an tồn xã hội vẫn cịn tiểm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định về trật tự xã hội; tình hình tai nạn giao thơng, tội phạm hình sự và ma tuý, tệ cờ bạc, số đề còn diễn biến phức tạp.

Tóm lại: Để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 tỉnh cần phải tận dụng và phát huy tối đa những điều kiện thuận lợi của tỉnh. Đồng thời cố gắng giải quyết những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

2. Nhu cầu vốn đầu tư cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Về nhu cầu: Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân

11%-12%/năm, cần huy động khoảng 40-45 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội, gấp khoảng 2 lần so 5 năm trước

Về khả năng và định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển: Trong 5 năm tới, cần

tranh thủ tối đa nguồn vốn từ bên ngoài, đồng thời huy động mạnh mẽ nguồn lực từ trong dân cư và doanh nghiệp, giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh. Dự báo với những dự án đã có và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm qua, tính tốn khả năng có thể huy động được 46.704 tỷ đồng. Cụ thể những mục tiêu về thu hút

vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong kế hoạch 5 năm tỉnh Bắc Giang (2011-2015) như sau:

Bảng 3.2: Kế hoạch vốn đầu tư tỉnh Bắc Giang (2011-2015)

(đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu KH 2011 KH 2012 KH 2013 KH 2014 KH 2015 Tổng 1. Tổng đầu tư toàn xã hội 6570 7987 9371 10618 12158 46704

a. Vốn do địa phương quản lý 5716 6949 8153 9238 10648 40.704

Trong đó:

Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 1544 1876 2201 2494 2966 11.081 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà

nước 160 195 228 259 298 1.140

Vốn đầu tư của doanh nghiệp 1143 1390 1631 1848 2115 8.127 Vốn đầu tư của dân cư 1887 2293 2691 3049 3702 13.622 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 982 1195 1402 1500 1615 6.694

b. Vốn do trung ương đầu tư trên

địa bàn 854 1038 1118 1280 1410 5700

2. Phân theo cơ cấu ngành 6570 7987 9371 10618 12158 46704

a. Các ngành sản xuất và hạ tầng kinh tế

Công nghiệp 1314 1597 1874 2123 2432 9340

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1380 1677 1968 2230 2552 9807

Quản lý nhà nước 131 160 187 212 244 934

Giao thông 1511 1837 2156 2442 2795 10741

Văn hóa thơng tin, bưu chính viễn

thơng 486 591 694 786 899 3456

b. Cơ sở hạ tầng xã hội

Phát triển đô thị 591 719 843 956 1094 4203

Y tế, dịch vụ xã hội 572 695 815 924 1057 4063

c. Các ngành, lĩnh vực khác 132 158 188 210 250 938

( Nguồn: kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015))

Qua bảng trên ta thấy: Tỉnh đã tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, số vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cũng khá lớn so với giai đoạn trước. Cụ thể cơ cấu thu hút vốn từ các nguồn như sau:

(1) Vốn ngân sách nhà nước: 11.081 tỷ đồng, chiếm 23,7%

(2) Vốn đầu tư của trung ương trên địa bàn tỉnh: 5700 tỷ đồng, chiếm 12,2% (3) Vốn trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư: 1.140 tỷ đồng, chiếm 2,4% (4) Vốn đầu tư của doanh nghiệp và HTX: 8127 tỷ đồng, chiếm 17,4% (5) Vốn đầu tư nước ngoài (FDI, NGO): 6694 tỷ đồng, chiếm 14,3%; (6) Vốn đầu tư của dân cư và hộ cá thể: 13622 tỷ đồng, chiếm 29,17%

Số vốn cần huy động thêm để thực hiện mục tiêu tăng trưởng:là: 28.443 tỷ đồng. Đây là một số vốn cần huy động rất lớn so với giai đoạn 2006-2010. Để thu hút được đủ số vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2011-2015 tỉnh cần phải nỗ lực hết sức tận dụng tối đa nội lực của tỉnh và tăng cường thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

3. Quan điểm thu hút vốn đầu tư.

Để thực hiện được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề thu hút vốn đầu tư là một vấn đề rất quan trọng. Quan điểm thu hút vốn đầu tư của tỉnh là:

Thứ nhất:Ưu tiên đầu tư phát triển cơng nghiệp: Tập trung phát triển những

vùng có tiềm năng phát triển cơng nghiệp. Tận dụng lợi thế so sánh về giao thông vận tải, nguồn nhân lực để phát triển.

Thứ hai: Nguồn vốn ODA và của trung ương sẽ được ưu tiên sử dụng cho

các chương trình dự án thuộc lĩnh vực: phát triển nơng nghiệp và nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực...

4. Định hướng thu hút vốn đầu tư

4.1. Định hướng nguồn thu hút vốn đầu tư

Để đạt được mục tiêu huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội như đã đề ra là rất khó khăn. Khi mà nguồn lực nội tại trong tỉnh còn nhỏ, do vậy điều quan trọng là phải chủ động và tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, huy động được tổng lực các nguồn vốn đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cần xác định nguồn vốn trong nước là quan trọng, nguồn vốn nước ngồi mang tính quyết định trong việc đảm bảo cân đối được nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn sau 2010, đồng thời là yếu tố quyết định tạo đột phá để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Thu hút được vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi cịn có tác động kéo theo cơng nghệ mới, tạo đà cho thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.2. Định hướng ngành

Ngành cơng nghiệp xây dựng

Khuyến khích đầu tư vào các ngành cơng nghệ cao: Điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học. Hết sức coi trọng thu hút vốn FDI với chuyển giao công nghệ. Đối với các ngành cơng nghiệp phụ trợ cần khuyến khích đầu tư vào để giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của các ngành cơng nghiệp.

Ngành nơng, lâm, thủy sản

Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu.

Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nơng, lâm nghiệp như các cơng trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thơng nội đồng...

Khuyến khích mạnh vốn ĐTNN vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thơng, bán bn và bán lẻ và văn hố.

Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thốt nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.

II. Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2011-2015) của tỉnh Bắc giang.

1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế theo đúng định hướng đã đề ra thì tỉnh cẩn phải chú trọng trong công tác quy hoạch phát triển. Công tác quy hoạch phải được tiến hành thường xuyên. Việc xem xét, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ là 5 năm một lần. Hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, nếu cần thay đổi, điều chỉnh, bổ sung cục bộ hoặc trong trường hợp xuất hiện những yếu tố mới làm thay đổi từng phần nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy hoạch đó phải được nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. Việc rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế và bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo.

Trong bản quy hoạch phải thể hiện được rõ tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ như định hướng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng một cách rõ ràng. Giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào trong tỉnh.

Ngồi quy hoạch tổng thể cần có các quy hoạch chức năng: quy hoạch ngành công nghiệp, nông nghiệp, quy hoạch giao thông vận tải...

Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, những dự án có quy mơ và vốn đầu tư lớn, các dự án hợp tác đầu tư với nước ngồi chỉ được xem xét khi đã có danh mục đầu tư trong quy hoạch hoặc phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, nông nghiêpvà dịch vụ và dịch vụ

Hiện nay cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn cịn rất yếu kém, khơng hấp dẫn các nhà đầu tư vào trong tỉnh. Để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh, điều tỉnh cần làm là:

Thứ nhất, tỉnh cần chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống giao thông đường bộ. Tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ trung ương, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh xây dựng hệ thống giao thông đường bộ.

Thứ hai, quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để nâng cao khả năng hấp thụ vốn đầu tư. Chuẩn bị đủ nhân lực và tạo điều kiện thuận lợi để đón bắt cơ hội thu hút thêm dự án vào địa bàn khi nền kinh tế phục hồi. Để tiếp tục thực hiện có kết quả mục tiêu chống suy giảm kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong kế hoạch năm 2011- 2015 cần tiếp tục tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của TW cho tỉnh; đồng thời việc bố trí danh mục cơng trình đầu tư XDCB theo hướng tiếp tục tập trung cho những dự án cấp thiết, sớm phát huy hiệu quả; hạn chế các cơng trình khởi cơng mới chưa thật cần thiết.

Thứ ba, Đối với cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn: tỉnh cần tăng cường đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường thì việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn là một việc rất cần thiết và phải làm ngay. Đồng thời cần phải tiếp tục công tác hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nơng thơn.

Thứ tư, kiên quyết không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất Khu

Cơng nghiệp. Tiến hành rà sốt các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn để có hướng xử lý đối với từng loại dự án.

3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và lựa chọn đối tác đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh bắc giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)