II. Thực trạng huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển
1. Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang đủ để thực hiện kế hoạch 5 năm
triển kinh tế xã hội (2006-2010)
1. Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang đủ để thực hiện kếhoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010)
Đầu tư phát triển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xóa đói giảm nghèo, quyết định chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, do vậy nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn được tỉnh ủy, UBND tỉnh tập chung chỉ đạo với phương châm “Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư qua các doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài”.
Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) tỉnh Bắc Giang. Để đảm bảo kinh tế của tỉnh phát triển theo kịp sự phát triển của đất nước thì tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) của tỉnh Bắc Giang là: 25.862 tỷ đồng. Đây là một số vốn khá lớn so với khả năng tích lũy của tỉnh.
Trong giai đoạn này khả năng tích lũy của tỉnh là: 7.163 tỷ đồng trong đó: Vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh là: 5.535tỷ đồng, vốn tín dụng nhà nước: 398 tỷ
đồng, vốn đầu tư từ trung ương: 1.230 tỷ đồng.
Số vốn cần huy động thêm là: 18.699 tỷ đồng Trong đó: Vốn huy động từ doanh nghiệp đầu tư trong nước là: 6.320 tỷ đồng, vốn huy động từ dân cư là: 9.850 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 2.529 tỷ đồng.
Cụ thể kế hoạch vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2010 được trình bày trong bảng kế hoạch vốn đầu tư dưới:
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư tỉnh Bắc Giang (2006-2010)
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu KH 2006 KH 2007 KH 2008 KH 2009 KH 2010 Tổng
1. Tổng đầu tư toàn xã hội 3523 4600 5500 5855 6384 25.862
a. Vốn do địa phương quản lý 3080 4356 5335 5728 6196 24695
Trong đó:
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 580 856 1211 1342 1546 5535 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà
nước 52 48 75 93 130 398
Vốn đầu tư của doanh nghiệp 1000 1112 1324 1420 1464 6320 Vốn đầu tư của dân cư 1015 1800 2280 2300 2455 9850 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) 485 540 645 673 880 2592
b. Vốn do trung ương đầu tư trên
địa bàn 443 251 175 163 198 1230
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 443 251 175 163 198 1230
2. Phân theo cơ cấu ngành 3523 4600 5500 5855 6384 25862
a. Các ngành sản xuất và hạ tầng kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 837 997 1008 1058 1100 5000
Quản lý nhà nước 121 173 149 129 208 780
Giao thông 1256 1374 1180 1009 1181 6000
Văn hóa thơng tin, bưu chính viễn
thơng 87 95 186 198 234 800
b. Cơ sở hạ tầng xã hội
Phát triển đô thị 83 149 367 530 371 1500
Giáo dục đào tạo 172 439 559 703 717 2590
Y tế, dịch vụ xã hội 73 70 98 157 310 708
c. Các ngành, lĩnh vực khác 697 789 877 928 933 4224
(nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010)
Với mục tiêu phát triển kinh tế một cách toàn diện, Bắc Giang đã xây dựng một bản kế hoạch vốn đầu tư khá chi tiết căn cứ vào nguồn nội lực của tỉnh và khả năng thu hút vốn từ bên ngồi. Đồng thời có kế hoạch thu hút vốn đầu tư cho từng ngành, lĩnh vực để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đã đề ra trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội (2006-2010) của tỉnh. Qua bảng kế hoạch vốn đầu tư ta nhận thấy:
Thứ nhất: Theo nguồn vốn đầu tư thì vốn đầu tư cần thu hút thêm từ bên ngồi là khá lớn 18.699 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là thu hút từ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp (6.320 tỷ đồng) và vốn đầu tư của dân cư (9.850 tỷ đồng). Nguồn vốn đầu tư nước ngồi khá ít (2.592 tỷ đồng). Đây là giai đoạn tỉnh bắt đầu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. So với giai đoạn 2000- 2005 (890 tỷ đồng) thì vốn đầu tư nước ngồi cần thu hút tăng khá nhiều. Ta thấy Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch vốn đầu tư với sự chủ động về nguồn vốn khá cao của tỉnh: vốn đầu tư từ trung ương là khá nhỏ (1.230 tỷ đồng). Việc ít phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ trung ương sẽ giúp tỉnh chủ động hơn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai: theo cơ cấu ngành đầu tư thì vốn đầu tư được đầu tư rất nhiều trong các lĩnh vực: công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Nhất là lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông (6.000 tỷ đồng). Tỉnh chú trọng vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một quyết định rất hợp lý. Để thu hút được nhiều vốn đầu tư vào tỉnh thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển của tỉnh cịn rất yếu kém, dẫn đến khơng hấp dẫn các nhà đầu tư. Đồng thời việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp cũng cần phải được chú trọng. Bắc Giang là một tỉnh thuần nông, phát triển nông nghiệp vẫn là một ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh việc phát triển cơng nghiệp thì việc đảm bảo phát triển nông nghiệp là mục tiêu cần thiết.