- Kênh bán hàng gián tiếp.
3.2.1. Các biện pháp từ phía cơng ty
3.2.1.1. Đề xuất quy trình nghiên cứu thị trường và chọn thị trường mục tiêu. Hoạt động nghiên cứu thị trường của cơng ty trong thời gian qua cịn nhiều yếu kém đó là chưa được tổ chức đồng bộ, chặt chẽ, người làm công tác này chủ yếu dựa trên cảm nhận và thông tin từ ban lãnh đạo, qua đại lý nên thiếu tính chính xác và khơng cụ thể. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới cơng ty cần thực hiện:
- Tuyển dụng cán bộ có năng lực chun mơn sâu về nghiên cứu thị trường.
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường với nhiều hình thức như: phỏng vấn khách hàng, điều tra, thăm dò khách hàng của đối thủ cạnh tranh, hội
- Quản lý chặt chẽ hơn thông tin từ các đại lý, chi nhánh về tình hình thị trường và nhu cầu mới. Công ty cần cử chuyên viên đi khảo sát thực tế tại địa bàn để đánh giá tình hình, đặc biệt chú ý tới các thị trường ở khu vực mà cơng ty có chiến lược mở rộng như các tỉnh miền Trung, miên Nam, thị trường nông thơn vùng sâu, vùng xa.
- Cần có sự phân đoạn thị trường cho từng loại sản phẩm giúp cho công tác nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao hơn .
Để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, cơng ty cần có một bộ phận chuyên sâu về vấn đề này đó là phịng Marketing.
Hoạt động Marketing đã có từ lâu nhưng nó cịn nằm rải rác trong cơ cấu tổ chức trong cơng ty. Hiện nay cơng ty chưa có phịng Marketing vì vậy việc xây dựng chiến lược thị trường và công tác mở rộng thị trường do phòng kinh doanh đảm nhiệm mà lẽ ra phải có bộ phận chuyên sâu vào lĩnh vực này đó là bộ phận Marketing.
Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ, trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đơi bên cùng có lợi.
Do đó em xin đưa ra một số nhiệm vụ của bộ phận Marketing là:
+ Khảo sát hị trường: Thường xuyên nghiên cứu thị trường, xác định phạm vi thị trường cho sản phẩm hiện có và nhu cầu sẳn phẩm mới, nghiên cứu xu hướng phát triển của các đoạn thị trường.
+ Nghiên cứu sản phẩm: Chỉ ra hướng phát triển của sản phẩm trong tương lai, xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới, đề xuất kiến nghị, chế tạo sản phẩm mới, đánh giá cơng dụng sản phẩm hiện có, vạch ra chủng loại hợp lý.
+ Chính sách giá cả: Kiểm sốt được yếu tố chi phí, phân tích chi phí cố định và chi phí biến đổi trong tương quan khối lượng sản xuất ra, xây dựng các mức giá.
+ Chính sách phân phối: nghiên cứu và đề xuất các kiểu tổ chức phân phối, xác định mối quan hệ về sở hữu, về lợi ích, về hợp tác, thơng tin trong hệ thống phân phối.
+ Về chính sách giao tiếp khuếch trương: tổ chức các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khuyến mại... Đánh giá tác dụng của quảng cáo để rút ra kinh nghiệm và đề xuất hình thức tiếp thị sản phẩm mới.