Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của Campuchia

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 38 - 51)

- Tỷ lệ rủi ro cao hơn các phương thức khác.

 Viettel tiến tới 1 số thị trường khác

2.2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của Campuchia

Môi trường kinh tế:

Để thâm nhập thị trường viễn thông Campuchia, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel cần phải nắm rõ tình hình kinh tế nói chung và đặc điểm của thị trường viễn thơng Campuchia nói riêng để đánh giá về quy mơ, tính ổn định của thị trường, thuận lợi và khó khăn của thị trường.

Tình hình kinh tế Campuchia:

+ Nền kinh tế Campuchia tăng trưởng tương đối ổn định trong giai đoạn từ 2000- 2005, GDP năm 2005 đạt khoảng 5,4 tỷ US$, GDP bình quân đầu người đạt 375 US$ (theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế). Theo ước tính của ngân hàng Châu Á (ADB), GDP của Campuchia sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 6-7%.

5.3 5.2 5 5.4 6 6.4 6.4 0 1 2 3 4 5 6 7 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (est)

Nguồn: CIA Worldfact book và Ngân hàng châu Á ADB

T lệ ( % )

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP (%) trong giai đoạn 2001-2005 và ước 2006 (Nguồn: CIA Worldfact book và ngân hàng Châu Á ADB)

+ Cơ cấu GDP: Nông nghiệp 35%; Công nghiệp 30%; Dịch vụ 35% (tỷ trọng ngành dịch vụ tương đối ổn định trong 15 năm qua)

+ Cơ cấu lao động: Nông nghiệp 70%; Công nghiệp chế tạo 8,7%; Khai mỏ 0,2%; Các ngành khác 21.1%

+ Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 đạt 6%.

+ Tỷ giá hối đoái theo cơ chế thả nổi. Tỷ giá trung bình năm 2004 là 4016,25 Riel/USD, tăng 1,1% so với năm 2003 và 2,7% so với năm 2002.

+Tháng 4/1999, Campuchia đã trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. Tháng 10/2004, Campuchia trở thành thành viên chính thức thứ 148 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính phủ nước này thời gian qua đã ban hành những cơ chế ưu đãi khá cởi mở với các nhà đầu tư nước ngồi.

Thị trường Viễn thơng Campuchia:

Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông Campuchia bị tàn phá nặng nề do chiến tranh liên miên. Kể từ năm 1990, Liên hiệp quốc đã tài trợ cho các dự án viễn thông Campuchia với số tiền 21,5 triệu US$, dự án viễn thông này đã lắp đặt:

o 54 trạm vệ tinh mặt đất (sử dụng vệ tinh PALAPA )

o 33 tổng đài PABXs

o 4,000 line điện thoại cố định

Từ năm 1994, các trang thiết bị trên được chuyển cho Campuchia và do Bộ Bưu chính Viễn thơng Campuchia quản lý.

Về cơ sở hạ tầng mạng trong nước, Campuchia đã nhận được nhiều khoản hỗ trợ vốn từ Chính phủ Nhật và Pháp để đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông, mở rộng mạng cố định. Năm 1996, mạng trục viễn thông được xây dựng với vùng phủ tới tất cả các tỉnh.

Về hạ tầng mạng quốc tế, Telstra Corp là một trong những cơng ty nước ngồi đầu tiên đầu tư vào Campuchia dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với Bộ Bưu chính Viễn thơng Campuchia để khai thác cổng quốc tế. Telstra thiết lập trạm vệ tinh mặt đất sử dụng vệ tinh của Intelsat tại Phnom Penh vào 1990, cung cấp kết nối quốc tế đầu tiên tại Campuchia. Năm 2000, Telstra bàn giao lại cổng quốc tế này cho Bộ Bưu chính Viễn thơng Campuchia khai thác.

Về điện thoại cố định, nội chiến liên miên đã phá huỷ phần lớn hệ thống cơ sở hạ tầng mạng cố định và hạn chế rất nhiều trong việc phát triển mạng cố định tại Campuchia. Cho đến hết năm 2005, Campuchia mới chỉ có 40.000 thuê bao cố định với mật độ rất thấp: 0,3%.

Line điện thoại cố định (đang hoạt động) 40.000

Mật độ điện thoại cố định 0,3%

Máy điện thoại công cộng 650

Nhà khai thác điện thoại cố định chủ đạo Telstra Corp

Bảng 2.1: Số liệu về điện thoại cố định tại Campuchia (T4/2006) (Nguồn: Theo Paul Budde Communications Pty Ltd, 2006)

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 1995 1996 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Hình 2.3: Số thuê bao điện thoại cố định của Campuchia từ 1995 – 2005 (Nguồn: Theo Paul Budde Communications Pty Ltd, 2006)

Về điện thoại di động: Campuchia là một trong số quốc gia đầu tiên trên thế giới có số thuê bao di động vượt thuê bao cố định (năm 1993). Ngay 1 năm sau khi điện thoại di động được đưa vào Campuchia thì tổng số thuê bao di động đã nhanh chóng vượt tổng số thuê bao thoại cố định.

23.1 33.6 61.3 89.1 130.5 89.1 130.5 223.5 380.0 498.4 15.475 20.004 24.261 27.704 33.08 33.5 35.4 36.3 0 100 200 300 400 500 600 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Di động Cố định

Hình2.4: Tổng số thuê bao cố định và di động ở Campuchia (Nguồn: Theo Paul Budde Communications Pty Ltd, 2006)

Tuy cơ sở hạ tầng truyền dẫn được đánh giá là kém nhất trong khu vực, nhưng Internet xuất hiện ở Campuchia khá sớm, từ năm 1997 với sự trợ giúp của IDRC (International Development Research of Canada). Dù vậy, tỷ lệ người dùng vẫn còn thấp và giá cước cao so với các nước láng giềng (gần 1USD/ 1 giờ). Các vấn đề mà công cuộc phát triển Internet phải đối mặt là: trình độ giáo dục thấp, thiếu font Unicode tiếng Khmer gây cản trở phát triển các ứng dụng địa phương và thiếu trầm trọng các đường dây truy cập Internet. Hiện có 6 ISP- doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet là Camnet, Telesurf, Camshin.net, Samart, Camintel, và Citylink. Các doanh nghiệp này đều

ngàn thuê bao và 100 điểm truy cập Internet Café ở Phnompenh và một số thành phố chính. Phần lớn cơ quan công quyền, công ty tư nhân và sinh viên ở khu vực thành thị đều có thể truy cập Internet hàng ngày.

Số người sử dụng Internet 48.000

Mật độ Internet 0,3%

Thuê bao Internet 9.000

Số máy tính (PC) 40.000

Mật độ PC 0,25%

Bảng 2.2: Số liệu về Internet tại Campuchia (T4/2006) (Nguồn: Theo Paul Budde Communications Pty Ltd, 2006)

Đầu năm 2006, Bộ BCVT Campuchia thực hiện tách chức năng quản lý và khai thác. Theo đó, Bộ chỉ làm chức năng quản lý, phần khai thác mạng chuyển cho Công ty Telecom Campuchia (TC) đảm nhiệm. Năm 2000, doanh thu của Bộ (kể cả bưu chính) là 23 triệu USD. Doanh thu của các doanh nghiệp khác gấp đôi số này (52 triệu USD). Bộ BCVT đóng góp lớn cho sự phát triển hạ tầng (nhất là mạng cố định) nhưng lại tạo ra sự khơng minh bạch về chính sách và cấp phép cũng như lộ trình tự do hóa.

Dưới đây là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng chính trên thị trường Campuchia: Dịch vụ Số nhà cung cấp Tên nhà cung cấp Ghi chú Cố định 3

TC Phnôm Pênh, từ năm 2000 thêm 8 tỉnh khác Camintel 21 tỉnh và WLL Phnom Penh

Camshin WLL ở Phnom Penh

GSM 3 Camshin GSM - 1800 Mobitel GSM - 900 Casacom GSM - 900 Analogue cellular 2 Casacom NMT- 900

Camtel AMPS - 800 ở Phôm Pênh

Cổng QT 3

TC Xây dựng bởi Telstra, chuyển giao cho Chính phủ vào năm 2000, mã 001

Thị trường di động Campuchia trong thời gian qua:

+ Về thuê bao:

Cùng với sự bùng nổ di động trên thế giới và trong khu vực, điện thoại di động tại Campuchia cũng phát triển nhanh chóng. Campuchia là số ít quốc gia đầu tiên trên thế giới có số thuê bao di động vượt thuê bao cố định (năm 1993).

Di động 96% Cố định

4%

Hình2.5: Tỷ lệ thuê bao di động và cố định của Campuchia năm 2005 (Nguồn: Bộ BCVT Campuchia)

Nhờ có di động nên mật độ điện thoại của Campuchia đạt 1% vào năm 2000. Đây là con số đáng kể với một nước kém phát triển.

Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển di động ở quốc gia này là do có rất ít nhà khai thác cố định. Nhiều năm nội chiến đã phá hủy hạ tầng mạng cố định và cản trở việc xây dựng mạng mới. Vào năm 1992 khi di động được đưa vào Campuchia thì tổng số thuê bao điện thoại cố định mới chỉ có 4000 với số dân là 9,3 triệu. Một năm sau, thuê bao di động đã vượt cố định. Một yếu tố khác cũng phải kể đến là quyết sách tự do hố thị trường viễn thơng từ rất sớm của Chính phủ Campuchia, cho phép đầu tư nước ngồi tham gia thị trường và cạnh tranh tự do. Ngồi ra, di động phát triển cịn nhờ có dịch vụ trả trước với tỷ lệ trên 90% tổng thuê bao. Với mức GDP/người/năm chỉ đạt 260$ (năm 2000) thì lựa chọn trả trước là phù hợp với người dân Campuchia.

Theo thống kê của liên minh viễn thơng thế giới (ITU, 2006), tính đến cuối năm 2005, Campuchia có trên 1 triệu thuê bao di động, chiếm trên 96% tổng số thuê bao điện thoại của cả nước. Và đến thời điểm đầu 2006, số thuê bao di động ước đạt 1,6 triệu thuê bao.

Hình2.6: Số thuê bao di động của Campuchia từ 2000 - 2005 (Nguồn: Bộ BCVT Campuchia)

+ Về tốc độ phát triển thuê bao và mật độ điện thoại di động:

Theo số liệu của ITU, tốc độ tăng trưởng di động của Campuchia năm 2005 chỉ đạt khoảng 23%. Mật độ điện thoại di động ở Campuchia vẫn còn ở mức thấp và chỉ xếp trên Myanmar, điều này có thể thấy rõ qua số liệu trong bảng dưới đây:

Nước Dân số (triệu người) GDP/đầu người/năm (US$) Tổng số thuê bao (1000) Mật độ điện thoại/100 dân CARG (%) (2000-2005) Singapore 4.33 26.835 4.384 101.38 9.8 Brunei 0.37 17.632 205 56.26 21.3 Malaysia 26.00 5.040 19.545 75.17 30.7 Thailand 62.02 2.577 16.158. 26.60 39.5 Indonesia 222.78 1.259 46.910 21.06 66.5 Philippines 83.06 1.159 32.810 39.50 38.4 Vietnam 84.24 640 9.000 10.68 62.7 Lào 5.92 463 638,2 10.77 119 Campuchia 14.07 375 1.062 7.55 52.1 Myanmar 54.00 97 183 0.34 68.8 (Nguồn: ITU - 2005) 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Như vậy, tốc độ phát triển điện thoại phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP. Khi thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ dịch vụ trong GDP cao điều đó cũng bao hàm khả năng tiêu dùng dịch vụ viễn thơng (trong đó có điện thoại di động) cao. Với Campuchia, thu nhập bình quân hiện nay 375 USD/người/năm và tỷ lệ dịch vụ trong GDP: 35% là tương đối thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, nên đây chính là yếu tố chủ yếu làm cho tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động của Campuchia thấp hơn so với các nước khác.

Trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, Campuchia đặt mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm ở mức 6 - 7%, nếu điều này thực hiện được thì thị trường điện thoại di động Campuchia sẽ hứa hẹn rất nhiều triển vọng.

+ Về dịch vụ:

Hiện nay, dịch vụ trả trước đang chiếm tới trên 90%. Theo số liệu của Tập đoàn Millicom, số thuê bao trả trước của CamGSM (Mobitel) chiếm tới 99%. Mặc dù di động Campuchia phát triển từ rất sớm và sự gia tăng không ngừng của các dịch vụ Internet nhưng thị trường dịch vụ dữ liệu di động tại nước này vẫn chưa mấy phát triển. Các dịch vụ chủ yếu vẫn là thoại, tỷ lệ VAS cịn thấp. Ban đầu có một số nhà khai thác đã triển khai các dịch vụ nhắn tin ngắn tuy nhiên gặp phải khó khăn vì chưa có font Khmer trên các máy điện thoại di động. Vì điện thoại cố định khơng phát triển do đó người sử dụng đành phải truy nhập Internet qua di động mặc dù tốc độ chậm (9,6Kbps). Năm 2001, Mobitel đã triển khai dịch vụ Internet băng rộng.

Cho đến nay, chưa có nhà khai thác nào chính thức triển khai 3G tại Campuchia.

Mơi trường chính trị, pháp luật: Chính sách của Nhà nước

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, Chính phủ Campuchia đã đưa ra 4 mục tiêu tổng quát trong đó có việc đẩy phát triển khu vực tư nhân, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng ngành bưu chính viễn thơng. Chính phủ Campuchia cũng đã cam kết thực hiện cải cách các chính sách trong lĩnh vực ngân hàng và viễn thơng. Tình hình chính trị ở Campuchia cũng đang dần ổn định, vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đang chờ đợi để đầu tư.

Hiện tại Bộ BCVT Campuchia đang xây dựng chiến lược tổng thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành viễn thơng nước này.

Đó là những yếu tố quan trọng có tác dụng kích cầu thị trường điện thoại di động tại Campuchia trong những năm tới.

Tháng 1/2006, Campuchia đã thực hiện tách chức năng quản lý ra khỏi hoạt động khai thác, kinh doanh. Theo đó, Bộ BCVT Campuchia chỉ làm chức năng quản lý, các hoạt động về khai thác, kinh doanh dịch vụ do Công ty mới thành lập Telecom Cambodia (TC) đảm nhiệm. Điều này là một bước tiến lớn làm minh bạch môi trường quản lý viễn thông và chấm dứt những mâu thuẫn giữa quản lý và khai thác đã từng xảy ra trước đây, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các nhà khai thác viễn thông tại Campuchia.

Môi trường xã hội và nhân khẩu:

o Dân số: 13,8 triệu người (2005 theo số liệu của Ngân hàng Thế giới) trong đó dân thành thị chiếm khoảng 16%. Tốc độ tăng dân số 2,24% (dân số tăng gấp đôi trong 30 năm).

o Dân tộc: Người Khmer chiếm 90%. Các dân tộc thiểu số: người Mã lai, người Chàm, người Lào, người Miến Điện, Việt Nam, Thái Lan, Hoa (10%). Người Việt Nam chiếm khoảng 5%. Tiếng Khơ-me là ngơn ngữ chính thức (95%). Mọi công dân Campuchia được gọi là người mang "quốc tịch Khơ me". Đạo Phật (khoảng 90%) được coi là Quốc đạo. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

o Dân số trẻ: dưới 15 tuổi chiếm 42,8%; 15 – 29 tuổi chiếm 26,1%; trên 30 tuổi chiếm 31,1% (Nguồn: ITU)

Tốc độ tăng trưởng dân số của Campuchia vào loại cao (trên 2%) so với các nước khác trong khu vực (tốc độ phát triển dân số trung bình của khu vực Đơng Á năm 2004 là: 0.9%). Mặc dù Campuchia có dân số ít hơn nhiều lần so với Việt Nam nhưng lại tập trung chủ yếu ở nông thôn (chiếm trên 80%) – nơi mà thị trường điện thoại di động chưa thể xâm nhập và phát triển mạnh do khu vực này vẫn còn là thách thức đối với nhà đầu tư trong việc triển khai mạng lưới, vận hành, khai thác và đảm bảo hoạt động của mạng lưới, do vậy, thị trường Campuchia vẫn hứa hẹn nhiều triển vọng với các nhà đầu tư.

Môi trường Tự nhiên:

Với phân bố dân cư cách xa nhau và địa hình phức tạp gồm cả đồi núi, đầm lầy và đồng bằng xen kẽ đã mang đến rất nhiều thách thức cho triển khai các hệ thống hữu tuyến mà minh chứng là dịch vụ thoại cố định sau nhiều năm phát triển cũng chỉ đạt 40.000 thuê bao so với 1.1 triệu thuê bao di động. Hơn nữa, nội chiến liên miên đã phá huỷ phần lớn hệ thống cơ sở hạ tầng mạng cố định và hạn chế rất nhiều trong việc phát triển mạng cố định tại Campuchia.

Về công nghệ điện thoại di động, trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Các cơng nghệ điện thoại di động điển hình là: GSM, CDMA, W- CDMA, PDC, và US TDMA đang cùng tồn tại và liên tục phát triển, đồng thời đều hướng tới công nghệ điện thoại di động thế hệ thứ 3, cho phép thuê bao có thể sử dụng được rất nhiều dịch vụ như: thoại, truyền số liệu tốc độ cao, truy nhập Internet, ... trên cùng một thiết bị đầu cuối. Về mặt kỹ thuật, mỗi công nghệ đều có các ưu điểm và khuyết điểm riêng, tuy nhiên xét về khía cạnh kinh doanh thì GSM có lợi thế rất lớn so với CDMA.

Công nghệ GSM vẫn đang chiếm thị phần chủ yếu và được hầu hết các nhà cung cấp thiết bị và khai thác đi theo, đồng thời hỗ trợ khá nhiều loại hình dịch vụ như: di động toàn phần, di động hạn chế, điện thoại cố định không dây (WLL) trên cùng một hạ tầng cơ sở chuyển mạch cũng như vơ tuyến. Tính đến cuối q 2 năm 2006 theo thống kê tổ chức GSM World đã có 2,4 tỷ thuê bao di động, trong đó thuê bao GSM là 1,9 tỷ chiếm 81% lượng thuê bao toàn cầu và bỏ xa các mạng khác như CDMA 1x chỉ có 225 triệu hay 3G với 74 triệu như trong hình 7.

Khác 4% CDMA 11% 3GSM 3% GSM 82%

Hình 2.6: Thị phần di động theo cơng nghệ trên thế giới (Nguồn: GSMA, Quý 2/2006)

Không chỉ trong quá khứ mà hiện tại tốc độ phát triển thuê bao GSM cũng tăng rất đáng kể với 200 triệu thuê bao trong mỗi q. Có thể nói mặc dù các cơng nghệ mới đã làm thay đổi nhiều các dịch vụ cung cấp trên mạng di động và tác động đến cách

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)