Lợi thế cạnh tranh không cao:

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 70 - 71)

So với DN viễn thông các nước, DN viễn thông Việt Nam khơng có nhiều lợi thế cạnh tranh nên gặp khơng ít khó khăn, thách thức khi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài. Bắt đầu thâm nhập thị trường viễn thông Campuchia bằng dịch vụ VoIP, mặc dù Viettel quyết định đầu tư vào lúc thị trường này mới chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ, nhưng đây lại là một liên doanh của Bộ Bưu chính Viễn thơng Campuchia nên họ được bảo hộ

rất lớn. Do đó, Viettel gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết nối khi chính thức đặt vấn đề từ tháng 2/2006 đến tháng 5/2006 mới thống nhất được nguyên tắc và đến tháng 7/2006 mới ký được những phụ lục cần thiết để kinh doanh. Một khó khăn nữa là ngay sau khi Viettel nhận được giấy phép chính thức cung cấp dịch vụ, lập tức có tới chín nhà khai thác khác cũng được phép kinh doanh dịch vụ này, thị trường từ độc quyền chuyển sang cạnh tranh chỉ sau chưa đầy nửa năm... Còn với dịch vụ di động, Campuchia là một thị trường di động đầy tiềm năng bởi người dân Campuchia chủ yếu là dùng di động (chỉ có 5% dân số sử dụng điện thoại cố định). Mặc dù vậy, đây cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt khi có tới ba nhà khai thác đang kinh doanh hiệu quả ở thị trường này, nắm giữ 95% thị phần. Viettel là doanh nghiệp thứ tư, gần đây cũng vừa có thêm một cơng ty mới được cấp phép. Những doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động tại Campuchia chủ yếu là những cơng ty liên doanh với nước ngồi như Thụy Ðiển, Thái-lan, Na Uy nên họ có rất nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Ðây là một thách thức rất lớn đối với Viettel.

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)