Cán cân thương mại

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần cao su phước hòa (Trang 30 - 33)

Cán cân thương mại của Việt Nam thường xuyên thâm hụt trong một thời gian dài. Đặc biệt trong giai đoạn 2008 – 2011, với một nền kinh tế mà vốn dựa

nhiều vào xuất khẩu hàng hóavà nhập siêu thì ảnh hưởng của cuộc suy thối kinh tế là rõ rệt tới cán cân thương mại.

Hình 1.7. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011(triệu USD)

(Nguồn:Tổng cục Thống kê) Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng sụt giảm vào những tháng đầu năm và tăng dần cho đến cuối năm. Cán cân thương mại cũng thâm hụt nặng hơn vào khoảng thời gian cuối năm. Trong năm tháng đầu năm năm 2008, cán cân thương mại thâm hụt nặng, khoảng 2 – 3 tỷ USD mỗi tháng. Nhờ các chính sách bình ổn trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam có những cải thiện nhất định. Trong ba tháng đầu năm 2009, ta có thể thấy cán cân thương mại đã thặng dư. Thực ra hiện tượng xuất khẩu ròng trong những tháng đầu năm 2009 chủ yếu là do sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu lớn hơn sự sụt giảm của kim ngạch nhập khẩu. Khi mà hoạt động kinh tế đã phục hồi trở lại, ta có thể thấy rõ xu hướng đảo ngược trở lại trong các số liệu về cán cân thương mại trong những tháng tiếp theo.

Bảng 1.7. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, 2008 – 2011. Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 XK (tỷ USD) 62,7 57 14 32,1 51,5 72,2 19,2 42,3 70 96,3 % thay đổi 29,1 -8,9 -1,6 15,7 23,2 26,4 26 30,3 35,4 33,3 NK (tỷ USD) 80,7 69,9 17,5 38,9 60,1 84,8 22,3 49 76,9 105,8 % thay đổi 28,6 -13,3 37,6 29,4 22,7 21,2 23,8 25,8 26,9 24,7 Cán cân thương mại -18 -12,9 -3,5 -6,8 -8,6 -12,6 -1,15 -0,4 -1 -9,5 Thâm hụt cán cân thương mại/XK (%) 28,7 22,6 25,0 21,2 16,7 17,5 16,3 5,1 12 9,9 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Có thể thấy sự phục hồi trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010, tuy quý 1 tăng trưởng âm, nhưng đã quay trở lại mức tăng trưởng dương rất nhanh trong quý 2 và kết thúc tại mức 72,2 tỷ USD tính cả năm, tăng 26,4% so với năm trước, cao hơn mức tăng của kim ngạch nhập khẩu (21,2%). Năm 2010 kết thúc với mức thâm hụt cán cân thương mại ở mức 12,6 tỷ USD, thấp nhất kể từ năm 2008 và chiếm khoảng 17,5% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đây vẫn là mức thâm hụt thương mại lớn, gây áp lực lên chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam khi mà dự trữ ngoại hối bắt đầu giảm.

Tiếp tục đà phục hồi của năm 2010, năm 2011 cũng chứng kiến mức tăng trưởng khá của hoạt động xuất nhập khẩu. Cán cân thương mại thâm hụt 9,5 tỷ USD, giảm 2,7 tỷ USD so với năm trước.

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần cao su phước hòa (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)