Nguồn cung có tác động lớn tới ngành cao su tự nhiên gồm có: đất trồng, cây giống, lao động và phân bón.
Đất trồng và cây giống là yếu tố quan trọng hàng đaafu tác động tới sản lượng, năng suất đối với các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, quỹ đất để phát triển trồng cao su tự nhiên trong nước khơng cịn nhiều. Một phần là do xu hướng cơng nghiệp hóa – hiệen đại hóa làm thu hẹp diện tích đất dành cho cây cao su, một phần lo do cây cao su chỉ thích ứng được với một số loại đất nhất định. Điều này gây áp lực lên ngành. Hiện nay chiến lược của ngành là tiến hành mở rộng đất trồng cao su ra khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, đặc biệt sang Lào và Campuchia. Việc mở rộng trồng cao su sang Lào, Campuchia sẽ giúp cho Việt Nam tận dụng được điều kiện về thổ nhưỡng cũng như khí hậu để phát triển ngành này.
Laoo động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của ngành cao su tự nhiên, khoảng trên 50%. Đặc biệt, kỹ thuật của người công nhân có tác động trực tiếp tới sản lượng khai thác. Hiện nay Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân cơng thấp, kỹ thuật của người cơng nhân ngày càng nâng cao. Do đó, tỷ trọng lớn của chi phí nhân cơng trong chi phí sản xuất là một lợi thế trong sản xuất cao su của Việt Nam.
Phân bón cũng làf một nguồn cung khơng thể thiếu đối với ngành cao su tự nhiên, nhưng chỉ phát huy tác dụng lớn nhất trong giai đoạn đầu, khi mới trồng vườn cây, hoặc khi cải tạo đất đai bạc màu.