Biến động tỷ giá USD/VND, 200 8 2011

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần cao su phước hòa (Trang 33)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN, Website NHNN và NH Ngoại thương)

Đây là một giai đoạn phức tạp của tỷ giá với những biến động mạnh về cả tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ điều chỉnh của tỷ giá. Sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá đều tăng lên kịch trần và tỷ giá trên thị trường tự do thì ln năm ngồi biên độ biến động cho phép quy định bởi NHNN.

Riêng trong năm 2008, NHNN đã tiến hành điều chỉnh biên độ tỷ giá 3 lần. Lần điều chỉnh đầu tiên là vào 10/3/2008, đây là thời điểm mà USD tăng mạnh (USD tự do giao động quanh mức 15.700 – 16.000 đồng/USD); chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, NHNN hạn chế mua ngoại tệ để không bơm tiền ra lưu thông. Tỷ giá đạt đỉnh vào giữa tháng 6 do cầu ngoại tệ lớn (tâm lý găm giữ ngoại tệ khi thấy USD tăng nhanh; nhu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp xuất khẩu và tăng nhập khẩu vàng.) Do đó, NHNN đã nới biên độ lần thứ hai từ ±1% lên ±2% và kiểm soát chặt hơn đối với các bàn thu đổi ngoại tệ. Vào những tháng cuối năm, cầu ngoại tệ tăng dẫn đến sức ép lên tỷ giá, NHNN tiến hành điều chỉnh biên độ lên ±3% vào tháng 11 và bán hơn 1 tỷ USD

Năm 2009, cầu ngoại tệ lớn do hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ lên giá của người dân và doanh nghiệp cũng găm giữ ngoại tệ do sợ tỷ giá tăng khi đến kỳ trả nợ. Mặt khác, do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bằng tiền đồng nên đã xuất hiện hiện tượng một số doanh nghiệp có ngoại tệ nhưng khơng muốn bán và chỉ muốn vay Việt Nam Đồng. Đây cũng là năm mà mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống còn 14,1 tỷ USD (số liệu của World Bank). Do các nguyên nhân trên, tỷ giá biến động mạnh, dẫn đến hai lần điều chỉnh tăng biên độ trong tháng 3 và tháng 11.

Sau hai năm tăng mạnh, tỷ giá đầu năm 2010 đã giảm nhẹ do các biện pháp nhằm tăng cung ngoại tệ của NHNN (điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lần đầu vào tháng 2; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, vv..). Tới tháng 8, NHNN lại tiến hành điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 18.932 đồng/USD, áp dụng từ ngày 18/8, mức tăng 2,09%, trần mua bán USD tại các NHTM tăng lên 19.500 đồng/USD. Sau lần điều chỉnh tỷ giá thứ 2 của NHNN, cùng với những biến động bất ổn của giá vàng trong nước và quốc tế, trên thị trường tự do, đơ la Mỹ đã có lúc lập kỷ lục 21.530 đồng/USD, tăng 12% so với giá đóng cửa năm 2009 và cao hơn tỷ giá niêm yết tại các NHTM cùng thời điểm khoảng 10%. Ngày 04/11/2010, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cơng bố Chính phủ đồng ý bơm mạnh ngoại tệ vào các ngành phục vụ sản xuất thiết yếu chứ khơng bơm vào xuất khẩu và Chính phủ sẽ khơng điều chỉnh tỷ giá đến cuối năm. Theo ông Lê Đức Thúy, trong tháng 10/2010, NHNN đã bán ra 200 triệu USD để bình ổn thị trường.

Những ngày cuối năm, NHNN cơng bố kiều hối năm 2010 có thể đạt 8 tỷ USD và trạng thái căng thẳng ngoại tệ đã hạ nhiệt, NHTM đã có nguồn USD dồi dào do các doanh nghiệp đã chịu bán USD cho ngân hàng, ngoài ra, tỷ giá USD tự do những ngày cuối năm chỉ dao động quanh mốc 21.000 đồng/USD.

Tính chung lại, năm 2011, tỷ giá VND/USD đã tăng 2,24%, thấp hơn nhiều so với 3 năm trước (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, năm 2010 tăng 9,68%). Chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức đã khơng cịn cao như năm 2010, thậm chí có thời điểm tỷ giá tự do cịn thấp hơn trên thị

trường chính thức. Sự ổn định của tỷ giá đạt được do nhiều nguyên nhân, từ khâu kiểm tra, xử lý việc niêm yết; lãi suất huy động nội tệ cao gấp nhiều lần lãi suất huy động ngoại tệ (trên 14%/năm so với 2%/năm; cộng thêm sự biến động tỷ giá thì chưa đến 5%/năm); Lượng ngoại tệ từ các nguồn vào Việt Nam năm 2011 đạt khá, nhập siêu giảm.

1.2.5. Đầu tư tồn xã hội

Hình 1.9. Cơ cấu đầu tư toàn xã hội

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhận thấy khu vực Nhà nước vẫn là khu vực có tỷ trọng lớn nhất trong đầu tư tồn xã hội. Đặc biệt tỷ trọng đầu tư của khu vực Nhà nước tăng mạnh vào năm 2009 (40,5%) do đây là năm thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ. Nhưng nếu xét về xu hướng thì tỷ trọng của khu vực này giảm dần.

Bảng 1.8. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư ra nước ngoài, 2008 – 2011 (tỷ USD)

NĂM

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vốn đầu tư ra nước ngoài Vốn đăng ký mới và tăng thêm Vốn thực hiện Vốn đăng ký mới và tăng thêm Vốn thực hiện 2008 71,7 11,5 3,4 2,8 2009 23, 1 10 2,5 7,2 2010 18,6 11 2,93 0,9 2011 14,7 11 2,12 0,95

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đây là giai đoạn chứng kiến sự sụt giảm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Số vốn đăng ký lên tới hơn 70 tỷ USD vào năm 2008 và chiếm đến hơn 30% tổng đầu tư tồn xã hội, thì đến 2011 chỉ cịn 14,7 tỷ đồng vốn đăng ký. Tuy nhiên, số vốn được thực hiện lại khá ổn định, khoảng từ 10 – 11 tỷ USD mỗi năm.

Nhận thấy từ số vốn đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam, có sự gia tăng đột biến vào năm 2009. Do tác động của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu, nên kế hoạch đầu tư ban đầu có sự điều chỉnh giảm với số vốn dự kiến vào khoảng 2,8 tỷ USD. Nhưng thực tế đã không diễn ra theo đúng kịch bản của cơ quan dự báo khi các doanh nghiệp Việt Nam lại coi đây là cơ hội để mở rộng thị trường và tìm kiếm địa bàn đầu tư mới. Kết quả là năm 2009, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD cho 457 dự án bao gồm cả cấp mới và tăng vốn tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng 143% kế hoạch. Tuy nhiên số dự án được cấp phép lại giảm mạnh trong hai năm 2010 và 2011 do các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

1.3. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 Hình 1.10. Tăng trưởng kinh tế (so với cùng kỳ, cộng dồn)

(Nguồn: tính tốn của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục thống kê)

Từ hình vẽ về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2011, có thể nhận thấy chu kỳ của nền kinh tế kéo dài từ giai đoạn suy thoái từ trước 1999, chạm đáy tăng trưởng vào năm 1999 và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ năm 2000. Một chu kỳ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam kéo dài khoảng 9 năm, chu kỳ thứ hai có thể quan sát được từ hình vẽ trên giai đoạn từ 2000 đến 2008, và từ quý III/2008, nền kinh tế Việt Nam lại chứng kiến một sự sụt giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng cũng như sự thu hẹp về khả năng sản xuất của nền kinh tế. Trong hai năm 2009, 2010, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi nhất định, nhưng chưa bứt phá được so với đường xu hướng của tăng trưởng GDP. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đang ở trong giai đoạn phục hồi khá chậm sau khủng hoảng.

Sử dụng hàm san mũ Holt – Winters có xu thế, có mùa vụ dạng nhân để dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chuỗi dữ liệu sử dụng là tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 1985 – 2011. (xem bảng kết quả chạy mơ hình trang bên)

Sample: 1985 2011 Included observations: 27

Method: Holt-Winters No Seasonal Original Series: G

Forecast Series: GSM

Parameters: Alpha 1

Beta 0

Sum of Squared Residuals 45.0199264989

Root Mean Squared Error 1.29128025043

End of Period Levels: Mean 5.89

Trend 0.150661522769

Công thức dự báo: ĝn+k =5,89 + 0,15066*k (k là số thứ tự)

Kết quả dự báo Dự báo

Năm 2012 (k=1) 6,04%

Năm 2013 (k=2) 6,19%

Năm 2014 (k=3) 6,34%

Năm 2015 (k=4) 6,50%

Nhìn chung, triển vọng kinh tế năm 2012 sẽ khơng có những bước tăng trưởng đột phá, nhưng sẽ có những cải thiện so với năm 2011 và giai đoạn 2015 – 2020 sẽ là giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN

2.1. Khái quát về ngành cao su tự nhiên của Việt Nam

Về cây cao su

Cây cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) là cây trồng nhiệt đới điển hình, có nguồn gốc từ Brazil. Đây là loại cây đa tác dụng¸ hiệu quả kinh tế cao, cụ thể:

 Khai thác mủ. 1ha khai thác mủ bình qn đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8-2,0 tấn/ha/năm; sản phẩm mủ xuất khẩu với giá hiện tại có thể đạt tới 50 triệu đồng/tấn.

 Là nguyên liệu của công nghiệp chế biến gỗ: gỗ cao su đc gọi là “gỗ thân thiện với môi trường”, chỉ khai thác khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.

 Cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất.  Phát triển chăn nuôi dưới tán rừng.

 Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóa chất sơn và các loại phụ kiện khác.

 Lá cao su dùng làm phân bón khi phân hủy, cành lá dùng làm củi đun. Cây cao su bắt đầu cho thu hoạch mủ sau trồng từ 6-8 năm và chu kỳ khai thác khoảng 20 năm, yêu cầu sự chăm sóc ký lưỡng, khó về kỹ thuật. Cây cao su chỉ thích hợp trồng ở những vùng nhiệt đới ẩm, mưa nhiều (2.000-3.000 mm/năm) và số ngày mưa thích hợp là 100-150 ngày/năm; cụ thể như vùng Bắc Nam Mỹ, Brazil, Trung Mỹ, châu Phi từ Maroc đến Madagasca, Sri Lanka, miền Nam Ấn, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Cây cao su khơng kén đất, có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất có bình độ tương đối thấp (dưới 200m). Bình độ lý tưởng là ở vùng xích đậo, trong đó có Việt Nam (đặc biệt thích hợp với vùng đất đỏ bazan và đất xám Đông Nam Bộ.)

Về ngành cao su tự nhiên của Việt Nam

Ngành cao su được chia thành hai nhóm: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. Cao su tự nhiên có thành phần chính là mủ cao su được chiết xuất từ cây cao su, còn cao su nhân tạo được sản xuất từ dầu mỏ.

Việt Nam có những thuận lợi nhất định về khí hậu cũng như đất đaai để phát triển ngành cao su. Ngành cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới về điện tích, sản lượng cao su nhưng lại đứng thứ 4 về xuất khấu cao su. Sản lượng cao su khai thác thường nhỏ hơn lượng xuất khẩu do Việt Nam còn nhập khẩu cao su từ các nước Lào, Campuchia rồi mới tái xuất.

Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu thứ 4, thứ 5 trên thế giới, nhưng sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng khong đồng đều, chủ yếu là sản phẩm thơ, do đó giá xuất khẩu thường thấp hơn so với Malaysia và Thái Lan. Hiện nay, Việt Nam có bốn chủng loại sản phẩm cao su được chế biến để xuất khẩu như sau:

- Cao su khối (SVR): Là loại cao su mủ khối, trong đó loại 3L chiếm đại số chiếm tỷ lệ cao nhất (theo điều tra năm 1996 thì loại này chiếm tới 81 % trong tổng sản lượng cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR), hiện nay sản phẩm này chiếm khoảng 70% tổng cơ cấu sản phẩm). Ngồi ra cịn có các loại khác như SVR 10, SVR 20 cũng đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam nhưng chất lượng không ổn định. Việc sản xuất SVRCV50, SVRCV60 tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, chiếm khoảng 4% của tổng sản phẩm.

- Loại mủ cô đặc (mủ kem, mủ li tâm): Loại này thường dùng làm các mặt hàng cao su như găng tay, bong bóng, ... chiếm tỷ lệ khoảng 10%.

- Loại cao su xơng khói và cao su tờ đánh đông ở nồng độ nguyên thuỷ (RSS hoặc ICR): Chiếm khoảng 6 %.

Kể từ năm 2006, kim ngạch xuất khẩu mặtt hàng cao su của Việt Nam liên tục đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cao su thiên nhiên giảm trên thị trường thế giới dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. Từ năm 2010, sự tăng giá xuất khẩu cao su đã mang lại những kết quả khảs quan, kim ngạch xuất khẩu cao su hai năm 2010 và 2011 đều đạt trên 2 tỷ USD.

Hình 2.1.Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam (tỷ USD)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Cây cao su vốn được coi là một nguồn tài nguyên quý của Việt Nam, vẫn được gọi là “vàng trắng” trong phát triển kinh tế.Sản phẩm của ngành gồm cả cao su khai thác được và gỗ được sử dụng khi thanh lý rừng. Diện tích trồng cây cao su, sản lượng và năng suất theo thời gian đã có sự cải thiện rõ rệt. (xem bảng trang bên)

Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng, năng suất khai thác cao su giai đoạn 1996 - 2005 Năm Chỉ số Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích 1000 ha 254,2 347,5 382 394,9 412 415,8 428,8 440,8 454,1 480,2 Sản lượng 1000 tấn 142,5 186,5 193,5 248,7 290,8 312,6 296,7 363,5 400,1 468,6 Năng suất 100kg/ha/năm 5,61 5,37 5,07 6,30 7,06 12,99 12,17 13,63 13,10 14,14

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

2.2. Phân tích tác động của chu kỳ kinh tế tới sự phát triển ngành cao su tự nhiên của Việt Nam

Chu kỳ kinh tế là một nhân tố có tác động đến hoạt động và sự phát triển của ngành. Sau giai đoạn phát triển khá nóng của từ năm 2005 đến năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm lại. Ngành cao su tự nhiên là một ngành có chu kỳ phát triển phù hợp với chu kỳ kinh tế, do vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng, lĩnh vực sản xuất tăng trưởng mạnh, đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô thúc đẩy nhu cầu cao su tự nhiên và ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn thu hẹp sản xuất thì nhu cầu cao su cũng sụt giảm.

Theo như báo cáo “Các thị trường tăang trưởng nhanh” của E&Y thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vào năm 2012 sẽ là 5,7%; tốc độ lạm phát là 11%. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đã sụt giảm mạnh trong đầu năm 2011 và bắt đầu vượt lên trên đường xu hướng vào những tháng cuối năm. Tuy nhiên trong năm 2011 vừa qua, nền kinh tế Việt chưa thể hiện các đặc tính cho thấy có thể xảy ra một sự tăng trưởng đột biến.

Sản phẩm ngành cao su tự nhiên của Việt Nam chủ yếu là để xuất khẩu, nên ngành phụ thuộc lớn vào ngành cao su thế giới. Do đó, chu kỳ kinh tế thế giới có tác

động lớn đến ngành cao su tự nhiên của Việt Nam, đặc biệt là xu hướng phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.

Theo IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ khoẩng 4% trong giai đoạn 2011 - 2012 do hoạt động kinh tế đã suy giảm đáng kể và tiềm ẩn nguy cơ suy thoái kinh tế. Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc cũng bị hạ xuồnng còn 8% trong giai đoạn 2011 – 2012 do Trung Quốc đang thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát (lạm phát Trung Quốc tháng 3/2012 lên tới hơn 3%) và nền kinh tế này cũng chịu nhiều tác động từ tình hình bất ổn kinh té tại Châu Âu. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam, do đó những bất ổn trong nền kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sức tiêu thụ của sản phẩm này. Năm 2012 sẽ là một năm khó khăn đối với ngành cao su.

2.3. Phân tích tác động của cấu trúc kinh tế tới sự phát triển ngành

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần cao su phước hòa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)