1.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế Xã
1.2.3. Đặc điểm riêng của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
ngành Kinh tế - Xã hội
Trong quá trình học tập ở trường đại học, việc thực hiện các đề tài khoa học là một trong những cách để sinh viên hồn thiện về kiến thức đã học, tìm hiểu và khám phá thêm những kiến thức mới và tiếp cận với thực tiễn.
Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội bao gồm:
Tiểu luận: Tiểu luận là một bài viết ngắn để trình bày quan điểm, nghiên
cứu phát hiện về một chủ đề nào đó. Tiểu luận thường dài từ 5 đến 15 trang. Dù viết về vấn đề gì thì nhiệm vụ của một tiểu luận phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được hay ý kiến, quan điểm, kết luận về vấn đề đó. Sinh viên phải hồn thành tiểu luận sau khi kết thúc học phần của một số môn học. Tiểu luận được thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm tùy thuộc vào từng mơn học và quy mô của đề tài. Đây được coi như một bước chuẩn bị để sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
4 Dư Đình Phúc và Lê Hồi An, Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh
Đề tài tham gia các cuộc thi: Các phong trào nghiên cứu khoa học trong
sinh viên được triển khai mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học”. Đây là một cuộc thường niên nhắm phát hiện và bồi dưỡng những tài năng nghiên cứu khoa học trong sinh viên đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện lòng say mê khoa học, khát vọng chinh phục những đỉnh cao tri thức nhân loại, tăng cường mối liên hệ giữa sinh viên và giảng viên, nâng cao khả năng hướng dẫn sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học cho giảng viên. Thơng qua cuộc thi, sinh viên có thêm rất nhiều kinh nghiệm, bên cạnh kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Theo số liệu tổng hợp của câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học trường đại học Ngoại Thương cơ sở 1 và cơ sở 2, năm 2010, trường đại học Ngoại Thương có 203 đề tài đăng kí và đến năm 2011, trường có 227 đề tài đăng ký 5
. Ngoài ra, hàng năm sinh viên ngành Kinh tế có rất nhiều các đề án kinh doanh tham dự các cuộc thi Khởi nghiệp, kinh doanh của quốc gia và quốc tế.
Các bài báo đăng trên tạp chí khoa học và các báo cáo khoa học: Bài
báo khoa học là một bài báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học đã qua hệ thống bình duyệt của tập san. Các dạng bài báo khoa học thường có: Những bài báo mang tính cống hiến nguyên thủy nhằm báo cáo kết quả một cơng trình nghiên cứu hay đề ra một phương pháp mới, một ý tưởng mới, hay một cách diễn dịch mới; những bài báo nghiên cứu ngắn là những bài báo rất ngắn (chỉ khoảng 600 đến 1.000 chữ, tùy theo quy định của tập san) mà nội dung chủ yếu tập trung giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo cáo một phát hiện nhỏ nhưng quan trọng; những bài điểm báo thường tập trung vào một chủ đề hẹp nào đó mà tác giả phải đọc tất cả những bài báo liên quan, tóm lược lại, và bàn qua về những điểm chính cũng như đề ra một số phương hướng nghiên cứu cho chuyên ngành; những bài xã luận là một bài bình luận của chuyên gia về các bài báo, báo cáo khoa học khác trên tập
5
san… Còn một bản báo cáo khoa học là một bài thuyết trình từ 30 đến 60 phút trước hội đồng khoa học về một vấn đề đã được nghiên cứu.
Báo cáo thực tập: Để thu hẹp khoảng cách giữa chương trình đào tạo và
thực tiễn làm việc, đồng thời giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào tình hình thực tế, một số trường đại học đã yêu cầu sinh viên năm 3 phải đi kiến tập thực tế tại doanh nghiệp và viết báo cáo thực tập giữa khóa, coi dây là điều kiện bắt buộc trong việc hồn thành chương trình đào tạo. Ngồi ra, đối với các sinh viên năm cuối không đủ điều kiện để viết khóa luận tốt nghiệp, thì thực tập tốt nghiệp tại một doanh nghiệp cụ thể và viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp là cơ sở để sinh viên tốt nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp: Khóa luận tốt nghiệp là cơng trình khoa học của
sinh viên, tác phẩm đánh giá 4 năm học đại học. Khóa luận tốt nghiệp chỉ dành cho các sinh viên có kết quả học tập đạt yêu cầu trong gần suốt 4 năm của chương trình đào tạo bậc cử nhân. Mục tiêu của khóa luận tốt nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện và cơ hội nâng cao các khối kiến thức và kỹ năng được trang bị tại trường đại học và phát huy sở trường của mình trong cơng trình nghiên cứu khoa học, rèn luyện, nâng cao khả năng tự duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và sáng tạo. Có thể nói việc làm khóa luận tốt nghiệp là cột mốc quan trọng của sinh viên trên con đường nghiên cứu khoa học.
Các sản phẩm trên mang những đặc trưng sau:
Thứ nhất, tính lý luận là đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội. Khác với các ngành nhứ kỹ thuật, y dược, sản phẩm khoa học của các ngành này tạo ra thường là các sáng chế. Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên thuộc ngành Kinh tế - Xã hội thường tồn tại dưới dạng văn bản (Tiểu luận, báo cáo, khóa luận). Các cơng trình khoa học thuộc ngành này đều nêu lên vấn đề được cơng trình đề cập đến và sau đó giải quyết vấn đề bằng các luận điểm, luận cứ
và luận chứng, bởi vậy mà các sản phẩm khoa học thuộc ngành này mang tính lý thuyết cao hơn tính ứng dụng. Hơn nữa, nghiên cứu khoa học thuộc ngành Kinh tế - Xã hội chủ yếu bằng tư duy, phân tích tài liệu, tư liệu thực tế, so sánh các quan điểm địi hỏi sinh viên phải có khả năng lý luận cao. Chính bởi tính lý luận cao làm cho hoạt động bảo hộ quyền tác giả, phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong các tác phẩm này thực sự khó khăn khi thiếu các công cụ và các biện pháp hữu hiệu.
Thứ hai, tính cập nhật là đặc điểm quan trọng của các sản phẩm nghiên
cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ln thay đổi từng ngày, từng giờ. Cập nhật những thông tin kinh tế, văn hóa, chính trị hàng ngày của đất nước và trên thế giới cùng với việc đưa ra các nhận xét, đánh giá rút ra các kinh nghiệm, bài học từ những tình hình trên và có cái nhìn khách quan về chúng là hoạt động khơng thể thiếu đối với sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội khi tham gia nghiên cứu khoa học. Bởi vì, nếu như các thơng tin thu thập được không phải là các thông tin mới và chính xác, một cơng trình nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Xã hội sẽ khơng có giá trị, trở nên lỗi thời, lạc hậu, thậm chí khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ gặp phải những sai lầm đáng tiếc gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống. Các đề tài khoa học thuộc ngành Kinh tế - Xã hội phần lớn đều là các vấn đề cấp thiết đang được xã hội quan tâm và giải quyết những mâu thuẫn đang gây nhiều tranh cãi trong cuộc sống, được triển khai đa chiều dưới nhiều góc độ. Tuy nhiên, một số cơng trình chỉ có giá trị trong một giai đoạn nhất định do tình hình kinh tê, xã hội luôn biến đổi và phát triển khơng ngừng. Chính điều này địi hỏi người nghiên cứu phải không ngừng học hỏi sáng tạo, thu thập những thông tin mới nhất trong hoạt động nghiên cứu khoa học để có những cơng trình khoa học có giá trị bền vững.
Thứ ba, tính thực tiễn là đặc điểm nổi của các cơng trình nghiên cứu
theo 3 xu hướng: tồn cầu hóa, mơi trường hóa (bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững trở thành đề tài trọng tâm của thế kỷ 21) và hiểu biết hóa. Trong nền kinh tế này, vai trị của tri thức và khoa học cơng nghệ ngày càng quan trọng. Bởi vậy, thành quả nghiên cứu khoa học của ngành Kinh tế - xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ tớ đời sống nhân dân và sự phát triển của mỗi quốc gia. Những nước có sức cạnh tranh lớn nhất cũng chính là những nước mạnh nhất về khoa học và công nghệ. Các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc ngành này luôn là những hiện tượng, sự kiện diễn ra trong đời sống kinh tế, xã hội được nhiều người quan tâm theo dõi. Để có được một cơng trình khoa học có tính tin cậy cao, điều quan trọng là sinh viên phải có thu thập được các số liệu trong thực tế và nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Thực tế cho thấy, sinh viên khi mới làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học thường khơng có nhiều kinh nghiệm thực tế và vốn sống. Nhiều cơng trình đã giải quyết được các vấn đề đang gây tranh cãi trong xã hội hay được ứng dụng trong thực tế và mang lại nguồn lợi lớn như các đề án khởi nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có nhiều cơng trình mang tính chun mơn cao, khơng phải người nào cũng có thể đọc tồn bộ cơng trình và hiểu được cơng trình đó. Điều này cũng gây nhiều khó khăn trong việc phát hiện những hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Thứ tư, tính trùng lặp là một đặc điểm thường gặp, các cơng trình nghiên
cứu khoa học thuộc ngành Kinh tế - Xã hội thường là các đề tài mang tính thời sự và được nhiều người quan tâm, bởi vậy mà việc trùng lặp ý tưởng hay việc nhiều người cũng khai thác một ý tường là việc dễ dàng xảy ra. Tuy nhiên, cùng một vấn đề, người nghiên cứu khai thác theo nhiều khía cạnh khác nhau làm cho vấn đề được phân tích một cách sâu sắc và triệt để nhất. Đặc điểm này có thể gây khó khăn trong việc phân biệt liệu tác phẩm đó là sao chép hay trùng lặp ý tưởng.